ASEAN thảo luận vấn đề dùng vũ lực trên biển
Việc lực lượng công vụ sử dụng vũ lực trong vùng biển đang tranh chấp gây leo thang căng thẳng, theo học giả tại hội thảo Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Hội thảo Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 3 về tăng cường hợp tác thực thi luật pháp trên biển do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại Australia và Ủy ban châu Âu tổ chức đã diễn ra theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp hôm 16-17/3.
Các đại biểu tham gia cuộc họp hôm 17/3. Ảnh: Bộ Ngoại giao .
Video đang HOT
Quan chức, nhà nghiên cứu và chuyên gia đầu ngành về an ninh và thực thi pháp luật trên biển đến từ các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận nguy cơ xảy ra va chạm, sự cố đang gia tăng khi các lực lượng thực thi pháp luật trên biển đẩy mạnh hoạt động.
Một khía cạnh được quan tâm là sử dụng vũ lực trong thực thi pháp luật trên biển. Nhiều học giả cho rằng luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, có điều khoản cho phép sử dụng vũ lực khi thi hành công vụ, nhưng nhấn mạnh điều này chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết và phù hợp, là biện pháp cuối cùng sau khi mọi phương án khác đã được thực hiện và phải kèm theo hạn chế cần thiết.
Giới học giả khẳng định sử dụng vũ lực cần tuân thủ các nguyên tắc, quy trình chung, đặc biệt tránh gây nguy hại tới tính mạng và chỉ tiến hành trong vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia, cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng nếu hành động này diễn ra tại vùng biển đang có tranh chấp.
Để tạo cơ sở cho hợp tác, các đại biểu cho rằng cần tích cực triển khai những biện pháp xây dựng lòng tin, hiểu biết lẫn nhau giữa những cơ quan thực thi pháp luật trên biển.
Trung Quốc hồi tháng 1 thông qua luật hải cảnh, cho phép lực lượng này sử dụng “mọi phương tiện cần thiết” để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn mối đe dọa từ tàu nước ngoài, đồng thời cho phép phá công trình nước khác xây dựng trên các thực thể và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền. Đạo luật này còn trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển “khi cần” để ngăn các tàu thuyền và người đi vào.
Nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về đạo luật này, cho rằng nó có thể gây nguy cơ leo thang căng thẳng và xung đột trong khu vực.
Xác minh thông tin nồng độ phóng xạ tăng vọt ở Biển Đông
Việt Nam đang xác minh thông tin nồng độ phóng xạ Iodine-129 cao bất thường ở Biển Đông do Philippines công bố, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
"Các cơ quan chức năng Việt Nam quan tâm, đang xác minh thông tin này. Cần nói thêm rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 quy định rõ các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, cũng như tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, khi được đề nghị bình luận về thông tin nồng độ phóng xạ Iodine-129 tăng cao tại các rạn san hô trên Biển Đông.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo hôm 3/12. Ảnh: Vũ Anh .
Bà Hằng cho rằng việc sử dụng, khai thác và vận chuyển phương tiện, thiết bị, vật liệu có nguy cơ gây mất an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân cần tuân thủ quy định luật pháp quốc tế, các quy tắc, quy chuẩn về bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cũng như không gây ảnh hưởng đến duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hạt nhân (PNRI) thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Philippines hồi đầu tháng 12 thông báo phát hiện nồng độ phóng xạ trong các rạn san hô ở Biển Đông tăng bất thường, cao hơn mức ghi nhận ở những vùng bờ biển Philippines.
Giám đốc PNRI Carlo Arcilla cho biết đã đưa ra báo cáo trong cuộc họp trực tuyến của Mạng lưới các cơ quan pháp quy về năng lượng nguyên tử ASEAN (ASEANTOM) do Việt Nam chủ trì ngày 30/11, đồng thời kêu gọi điều tra sâu hơn về vấn đề.
Phóng xạ được phát hiện thông qua phân lập đồng vị Iodine-129 từ các mẫu vật trên biển. Giám đốc Arcilla cho biết đây là sản phẩm của phản ứng phân rã hạt nhân, thường được tạo ra từ lò phản ứng hạt nhân hoặc nhà máy điện hạt nhân. "Chúng tôi chưa biết nguyên nhân, đây mới là đánh giá sơ bộ", ông nói, thêm rằng điều này có thể xảy ra bởi hoạt động của các tàu hải quân trong khu vực.
Ấn Độ ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông Thủ tướng Ấn Độ bày tỏ New Delhi sẵn sàng cùng các nước ASEAN hợp tác vì khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn. Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 17 được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội chiều nay, dưới sự...