ASEAN thành lập 6 nhóm công tác tài chính và tiền tệ
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 31/3, phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương ASEAN (AFMGM) lần thứ nhất năm 2023 tại Bali, Bộ trưởng Tài chính nước chủ nhà Sri Mulyani Indrawati cho biết các nước khu vực đã nhất trí thành lập 6 nhóm công tác về tài chính và tiền tệ.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: TTXVN phát
Với sứ mệnh hỗ trợ nỗ lực bảo vệ nền kinh tế, các nhóm công tác này hoạt động trong các lĩnh vực tự do hóa dịch vụ tài chính; tự do hóa tài khoản vốn; phát triển thị trường vốn; tài chính bao trùm; khuôn khổ hội nhập ngân hàng ASEAN; và hệ thống thanh quyết toán. Nhắc lại chủ đề “ASEAN quan trọng: Tâm điểm tăng trưởng” trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Indonesia năm 2023, bà Sri Mulyani, nhấn mạnh ASEAN cần hướng tới trở thành một khu vực có tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bao trùm toàn diện và bền vững.
Bản thân ASEAN đã đạt tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm. Trong giai đoạn 2010-2019, ASEAN đóng góp 3% tổng GDP thực tế của thế giới. Tuy nhiên, năm 2020, GDP của khu vực đã thu hẹp do đại dịch. Tiếp đó năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN vẫn thấp hơn mức trước đại dịch, trước khi phục hồi hoàn toàn vào năm 2022.
Rút kinh nghiệm từ các tác động của đại dịch COVID-19 vừa qua, theo cựu Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới này, ASEAN cần đề cao cảnh giác và sẵn sàng đối mặt với một số thách thức bên ngoài hiện nay vốn có khả năng gây bất ổn cho kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục cập nhật chính sách để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra cũng như không được tự mãn với kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cao của khu vực.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng (trái) và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng tham dự Hội nghị.
Video đang HOT
Theo bà Sri Mulyani, bên cạnh xây dựng các chính sách để ứng phó với sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, ASEAN cần tích cực khắc phục các thách thức và khó khăn hiện nay để có thể duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững.
Về phần mình, Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo cho rằng cần có sự kết hợp giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ để đối phó với tình trạng bất ổn kinh tế ở ASEAN, đặc biệt là chính sách tiền tệ kết hợp giữa điều hành lãi suất và an toàn vĩ mô. Không chỉ vậy, kết nối thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới giữa các quốc gia ASEAN là động lực phục hồi kinh tế. Việc sử dụng đồng nội tệ trong mọi giao dịch kinh tế của ASEAN cũng có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, qua đó giảm thiểu biến động để củng cố sự ổn định bên ngoài của ASEAN.
AFMGM được tổ chức từ ngày 28-31/3 với 24 cuộc họp, trong đó có các cuộc họp chính từ cấp thứ trưởng đến bộ trưởng và các cuộc họp bên lề với chủ đề “Khám phá Indonesia” nhằm giới thiệu và quảng bá văn hóa của 2 khu vực Sulawesi và Kalimantan, cũng như giới thiệu các tiềm năng du lịch Indonesia.
Các cuộc họp chính bao gồm Hội nghị Thứ trưởng Tài chính ASEAN (AFDM), Hội nghị Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN (ACDM), Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN (AFCDM), Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMM), Hội nghị Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN (ACGM), và AFMGM.
Tại các cuộc họp chính này, các đại biểu đã thảo luận và thông qua các hành động hợp tác tập thể nhằm hiện thực hóa 3 nội dung kinh tế ưu tiên (PED), cụ thể là: Tái thiết và Phục hồi (phục hồi tăng trưởng khu vực, kết nối và năng lực cạnh tranh mới); Kinh tế số (đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế kỹ thuật số bao trùm và có sự tham gia); và Phát triển bền vững (thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững vì một tương lai thích ứng).
Các trưởng đoàn chụp ảnh chung.
Ngoài ra, để thúc đẩy thông điệp của các cuộc họp chính, một số cuộc họp và sự kiện quốc tế bên lề, do Ngân hàng Indonesia tổ chức, bao gồm hội thảo với chủ đề “Tăng cường hiệu chỉnh chính sách ứng phó tài chính vĩ mô” và các hội thảo cấp cao với chủ đề “Từ ASEAN đến hệ thống thanh toán toàn cầu trong kỷ nguyên số”, “Chiến lược sáng tạo nhằm thúc đẩy tài chính bao trùm”, “Điều chỉnh chính sách cho chuyển đổi khí hậu”.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Indonesia cũng tổ chức một số sự kiện bên lề, bao gồm Hội thảo đối thoại cấp cao về thúc đẩy tài chính kỹ thuật số bao trùm và phổ biến kiến thức kỹ thuật số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Hội thảo về chuyển đổi tài chính trong ASEAN; Hội nghị chuyên đề về phát triển Đông Nam Á (SEADS) năm 2023 với chủ đề “Hình dung một ASEAN phát thải ròng bằng 0″.
Thống đốc Ngân hàng Indonesia nêu giải pháp xử lý vấn đề lạm phát
Theo Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo, thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề ảnh hưởng đến sự ổn định tiền tệ và tài chính cũng như lạm phát gia tăng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và tác động của xung đột Nga - Ukraine.
Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo cho biết tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức rất phức tạp do tác động của xung đột, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng hỗn loạn tài chính toàn cầu.
Ngày 17/7, phát biểu tại một sự kiện của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, ông Perry cho hay thế giới hiện đang phải đối mặt với các vấn đề ảnh hưởng đến sự ổn định tiền tệ và tài chính, cũng như lạm phát gia tăng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và tác động của xung đột Nga- Ukraine.
Theo ông Perry, sự gia tăng lạm phát không chỉ xuất phát từ phía cầu mà còn từ phía cung khi tiêu thụ trong nước của một số quốc gia, trong đó có các quốc gia đang phát triển, tăng mạnh.
Do đó, lạm phát cần được xem xét một cách thận trọng và cần giải quyết tận gốc rễ tất cả các vấn đề bằng cách tăng lãi suất điều hành, đồng thời giải quyết vấn đề cung ứng.
Trụ sở FED tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Thống đốc BI cho biết thêm rằng thế giới đang ghi nhận tác động từ động thái tăng lãi suất điều hành của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và của các ngân hàng trung ương khác.
Ông Perry nhấn mạnh: "Tất nhiên các nhiệm vụ trong nước cần phải được đặt lên hàng đầu, song làm thế nào để vượt qua những tác động này trong một nền kinh tế toàn cầu rất mở? Tác động đến dòng vốn và sự biến động tỷ giá hối đoái là gì? Liệu tăng lãi suất có đủ để giải quyết không chỉ lạm phát mà còn cả tác động từ sự di chuyển dòng vốn và các khía cạnh khác".
Người đứng đầu Ngân hàng trung ương Indonesia cho rằng các vấn đề này "rất thách thức và phức tạp" đối với các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là làm thế nào để cân bằng chúng nhằm khôi phục sự ổn định giá cả.
Theo ông Perry, các ngân hàng trung ương cần phải đối phó với sự biến động của dòng vốn và tỷ giá hối đoái, song cần tránh làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thống đốc BI khẳng định: "Đây là một công việc rất phức tạp, một giai đoạn rất khác so với trước đây khi hầu hết các vấn đề đến từ nhu cầu và tất cả đều đến từ lĩnh vực tài chính. Lần này, rất nhiều vấn đề đến từ phía cung".
Bulgaria từ bỏ mục tiêu gia nhập khu vực Eurozone vào năm 2024 Bulgaria sẽ không gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào ngày 1/1/2024, một mục tiêu mà nước này đã công bố ba năm trước, thay vào đó đặt ra một mốc thời gian mới đúng một năm sau đó. Phó Tổng thống Bulgaria Valdis Dombrovkis (trái) và Bộ trưởng tài chính tạm quyền Rositsa Velvoka. Ảnh: Euractiv.bg Bộ trưởng...