ASEAN tăng cường thúc đẩy hợp tác đảm bảo quyền con người
Đối thoại cấp cao về quyền con người ASEAN – Đánh giá 10 năm phát triển của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) được tổ chức ngày 9/5, tại thủ đô Jakarta của Indonesia.
Quang cảnh cuộc Đối thoại cấp cao về quyền con người ASEAN. (Ảnh: Đỗ Quyên/Vietnam )
Ngày 9/5, Diễn đàn châu Á về nhân quyền và phát triển (FORUM-ASIA), Nghị viện ASEAN về quyền con người (APHR) cùng Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) phối hợp tổ chức Đối thoại cấp cao về quyền con người ASEAN – Đánh giá 10 năm phát triển của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR).
Cuộc họp tập hợp các chuyên gia nhân quyền, các nhà lãnh đạo tư tưởng, các nhân vật chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, các học giả để thảo luận và làm nổi bật các thành tựu quan trọng, những thách thức, cơ hội và đưa ra những khuyến nghị trên cơ sở đánh giá tổng quan 10 năm của AICHR. Đây cũng là dịp kích hoạt hành động chính trị tập thể nhằm thúc đẩy các nhiệm vụ của AICHR thông qua các đề xuất và tăng cường các biện pháp nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người trong khu vực.
Phát biểu tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia M. Fachir cho rằng AICHR cần giành được vị trí hàng đầu trong việc không chỉ thúc đẩy công lý mà còn phải bảo vệ quyền của người dân ASEAN. Ở tuổi thứ 10, AICHR cần có một bước đột phá mới để cải thiện hiệu suất trong khu vực. AICHR có thể tăng cường sự sáng tạo để tối đa hóa không chỉ việc bảo vệ con người mà còn cần có những đóng góp nhằm thúc đẩy cơ hội phát triển và đảm bảo hòa bình của khu vực.
Video đang HOT
Với vai trò là Ủy viên Hội đồng quyền con người của Liên hợp quốc giai đoạn 2020-2022, Indonesia cam kết là đối tác thực sự của dân chủ, phát triển và công bằng xã hội, luôn đảm bảo quyền con người và hướng đến các mục tiêu liên quan đến quá trình này.
Trả lời phóng viên VietnamPlus, ông Phillips, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) khẳng định: “Trong 10 năm qua, AICHR đã thúc đẩy thành công các công cụ khu vực như Tuyên bố nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012, Kế hoạch tổng thể ASEAN đến năm 2025, Chính thống hóa các quyền của người khuyết tật năm 2018… Trước mắt vẫn còn nhiều việc phải làm, nhiều trường hợp nhân quyền vẫn cần phải giải quyết, nhiều thách thức cần phải vượt qua và chúng ta cần phải hợp tác cùng với nhau.”
Ông Phillips cho biết thêm, các quốc gia trong khu vực cần liên kết chặt chẽ với nhau và tương lai sẽ tươi sáng hơn nhiều nếu hợp tác cùng nhau trong sự phát triển kinh tế xã hội, hòa bình và an ninh, trong đó có cả lĩnh vực bảo vệ nhân quyền. Với những nỗ lực cao nhất, chúng ta hy vọng có thể cải thiện nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của AICHR ngày một mạnh mẽ.
Tại cuộc đối thoại, các đại biểu đã điểm lại một số tiến bộ đã được thực hiện kể từ khi AICHR được thành lập như Tuyên bố Nhân quyền ASEAN được thông qua vào năm 2012. Các quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động nhập cư năm 2016, cũng như Công ước ASEAN về buôn bán người (ACTIP) năm 2017. Tất cả những nỗ lực này nhằm thể hiện các tiêu chuẩn về quyền con người trong ASEAN.
Về những thách thức, các đại biểu nhận định, bên cạnh những tiến bộ, hiện nay tình trạng nhân quyền ở một số nơi trong các quốc gia thành viên ASEAN vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. Ngoài ra, nguyên tắc không can thiệp của ASEAN, cũng áp dụng cho các tổ chức nhân quyền của mình, vẫn được cho là một trở ngại trong giải quyết các vi phạm quyền con người.
Kể từ khi thành lập, AICHR có nhiệm vụ xây dựng các nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực thông qua giáo dục, giám sát, phổ biến các giá trị và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế theo quy định của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, Tuyên bố Vienna và các công cụ nhân quyền khác./.
Theo Đỗ Quyên (Vietnam )
Indonesia truy tìm 'kẻ giết người thầm lặng' trong cuộc bầu cử Tổng thống 2019
Tính đến chiều 29/4, ít nhất 304 nhân viên bầu cử thiệt mạng và hơn 2200 người khác nhập viện trong tình trạng kiệt sức khi làm nhiệm vụ bầu cử.
Một cuộc hội thảo cuối tuần qua tại thủ đô Jakarta đã gọi gánh nặng công việc khiến các nhân viên bầu cử Indonesia tử vong là "kẻ giết người thầm lặng". Tính đến chiều 29/4, ít nhất 304 nhân viên bầu cử thiệt mạng và hơn 2200 người khác nhập viện trong tình trạng kiệt sức khi làm nhiệm vụ bầu cử.
Cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia 2019 được gọi là cuộc bầu cử tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước này khi số nhân viên bầu cử kiệt sức và nhập viện vẫn ngày một tăng.
Một nhân viên bầu cử kiểm tra các hòm phiếu tại kho trước khi chuyển đi vào ngày 16/4. (Ảnh: Straits Times).
Ngày 29/4, ông Ari Fahdial Syam, Trưởng khoa Y, Đại học Indonesia đã có buổi làm việc với Ủy ban bầu cử Quốc gia để tìm ra nguyên nhân sự việc này.
"Một cách thẳng thắn, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra tài liệu đánh giá theo chuyên ngành y khoa tại sao lại có hiện tượng nảy xảy ra. Chúng ta cần biết rằng các nhân viên bầu cử này đã làm việc quá sức so với đồng hồ sinh học của cơ thể. Theo thông tin nhận được, một số người đã làm việc liên tục từ 20-24 giờ với sự tập trung cao độ. Chưa kể có những người bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp", ông Ari Fahdial Syam cho biết.
Cũng trong cuộc gặp này, Chủ tịch Ủy ban bầu cử Quốc gia, Arief Budiman thừa nhận, thiết kế của cuộc bầu cử năm 2019 nặng nề, các giai đoạn của cuộc bầu cử được sắp xếp một cách cứng nhắc và đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tiến độ cuộc bầu cử. Bên cạnh đó, ngoài số nhân viên bầu cử chính thức, một số tình nguyện viên khác không có giấy đảm bảo về sức khỏe.
Nhiều người, trong đó có cả ứng viên Phó Tổng thống Sandiaga Uno cho rằng cuộc bầu cử này là cuộc bầu cử không có tính nhân văn. Ủy ban bầu cử chỉ chú trọng tiến độ kiểm phiếu mà không đảm bảo tính mạng cho những người làm nhiệm vụ.
Trước những chỉ trích này, Chủ tịch Ủy ban bầu cử Quốc gia, Arief Budiman cho biết bản thân ông không muốn điều này xảy ra và sẵn sàng đánh giá các cuộc bầu cử đồng thời, nhưng phải sau khi kết quả bầu cử được công bố ngày 22/5 tới đây.
Dự kiến, cuối tuần này, nạn nhân của cuộc bầu cử sẽ nhận được khoản tiền đền bù. Bộ Tài chính Indonesia quyết định bồi thường 36 triệu Rupiah (2.500 USD) cho mỗi người thiệt mạng, hơn 30 triệu Rupiah (2000 USD) cho người bị thương tật vĩnh viễn. Những người bị ốm sẽ nhận được từ 8-16 triệu Rupiah tùy theo mức độ.
(Từ Indonesia)
Theo HƯƠNG TRÀ/VOV
Triều Tiên muốn loại ngoại trưởng Mỹ khỏi đối thoại hạt nhân Bộ Ngoại giao Triều Tiên kêu gọi một người "cẩn thận và chín chắn" hơn về các vấn đề hạt nhân so với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tham gia vào các cuộc đàm phán. Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho biết Triều Tiên không còn muốn Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tham gia vào các cuộc đàm phán hạt nhân mà...