ASEAN số: Đi tìm câu trả lời bền vững và bao trùm
Bốn phiên thảo luận diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS 2020) ngày 13/11 với sự tham gia của lãnh đạo nhiều quốc gia ASEAN đã cung cấp cái nhìn đa chiều về triển vọng kinh tế và đầu tư ASEAN, cũng như các kịch bản về công nghệ và tương lai việc làm trong khu vực.
Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS 2020), sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, đã diễn ra ngày 13/11. Sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức có chủ đề “ASEAN số: Bền vững và Bao trùm”.
Năm nay, sau 10 năm, Việt Nam một lần nữa vinh dự tổ chức hội nghị. Bốn phiên thảo luận của hội nghị xoay quanh các nội dung về triển vọng kinh tế ASEAN; Công nghệ và tương lai việc làm trong ASEAN; Phát triển bền vững và tăng trưởng bao trùm và Xu hướng đầu tư đảm bảo yếu tố môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị tốt (ESG).
Các đại biểu tại hội nghị.
Triển vọng kinh tế ASEAN đã thay đổi?
Tại phiên thảo luận về triển vọng kinh tế ASEAN, ông Anger Gurria – Tổng Thư ký OECD cho biết, thế giới đang phải đối mặt với cuộc suy thoái nặng nề nhất, nhấn mạnh OECD đang làm việc chặt chẽ với ASEAN để giảm thiểu tối đa hậu quả của cuộc khủng hoảng này.
Đồng tình với nhận định trên, Tiến sĩ Aladdin D. Rillo – Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế ASEAN cho biết, sau 9 tháng bùng phát COVID-19, khu vực ASEAN đã và đang phải đối mặt với nhiều điều bất trắc. Từ đó, ông đề xuất 4 ưu tiên quan trọng, theo đó nhấn mạnh sự hợp tác trong khu vực, mở cửa nền kinh tế một cách thận trọng và đầu tư mạnh mẽ vào con người, kỹ thuật số.
GS Hidetoshi Nishimura – Chủ tịch, Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) khẳng định, ông ấn tượng về khả năng phòng, chống dịch COVID của ASEAN cũng như của Việt Nam. Với suy nghĩ tích cực, ông nhìn nhận, Theo đó, COVID-19 cũng là cơ hội để các nước bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.
Kinh tế xanh hay kinh tế số?
Tại phiên thảo luận về tương lai định hướng đầu tư ESG vào ASEAN, ông Christophe Bahuet – Phó Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) nhấn mạnh, mặc dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nhưng xu thế chung của ASEAN vẫn là tăng trưởng.
Video đang HOT
Các đại biểu trao đổi, thảo luận theo hình thức trực tuyến.
Ông Christophe Bahuet cũng cho rằng việc phát triển kinh tế hậu COVID-19 tại ASEAN cần thêm nhiều vai trò tham gia của các chính phủ, trong đó lưu ý vấn đề môi trường, phát triển kinh tế xanh, bình đẳng trong thu nhập và tính minh bạch trong pháp lý.
Về phần mình, Thủ tướng Malaysia Tan Sri Muhyiddin Yassin cho rằng, để vượt qua COVID-19, các chính sách mà ASEAN đưa ra cần phải bền vững và bao trùm, đảm bảo mọi mảng của nền kinh tế đều có được sức chống chịu cao, thậm chí khai phá mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế.
Chính phủ Malaysia cũng cam kết tạo điều kiện cùng các bên liên quan trong đó có cộng đồng doanh nghiệp để nắm bắt yêu cầu, nhu cầu, khó khăn của doanh nghiệp.
Cách mạng số là xu thế tất yếu
Trong khi đó, tại phiên thảo luận về công nghệ và tương lai việc làm tại ASEAN, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đánh giá, ASEAN chưa khai thác triệt để được tiềm năng kinh tế số, khoảng cách số giữa các quốc gia thành viên vẫn đang khá xa.
Từ đó, ông nhấn mạnh, cần thúc đẩy quá trình cách mạng số mang tính chất bao trùm, phát triển hạ tầng số song song với hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công cuộc chuyển đổi số, để không ai bị bỏ lại phía sau.
“Chúng tôi khuyến khích tài khoá cho các ngành nghiên cứu và triển khai công nghệ. Đồng thời tăng cường hợp lực, chung tay gỡ bỏ rào cản với công nghệ số, tạo sự chắc chắn về quy trình, quy định cho thương mại số, kinh tế số”, ông nói.
Hội nghị thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Nhất trí với quan điểm này, bà Elizabeth Truss, Bộ trưởng Thương mại quốc tế, Vương quốc Anh nhấn mạnh sự xuất hiện của công nghệ đã góp phần đem lại số công việc khổng lồ tại ASEAN.
Bà Elizabeth Truss đồng thời bày tỏ mong muốn hợp tác với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, trong thị trường kinh tế số đang ngày một năng động này, với mục tiêu bảo vệ các quốc gia sau “cú sốc” COVID-19.
Chuyển đổi để hợp tác và phát triển thành công
Còn tại phiên thảo luận cuối cùng về ASEAN tự cường, phát triển bền vững và bao trùm, các chuyên gia đã cùng trả lời câu hỏi làm thế nào để việc kinh doanh có thể đạt lợi nhuận và bền vững trong giai đoạn thử thách này cũng như hướng đi mà ASEAN nên lựa chọn để duy trì vị thế và vai trò trung tâm.
Ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu nhấn mạnh mong muốn ASEAN và các nước EU tiếp tục phối hợp chặt chẽ hỗ trợ nâng cao năng lực, ứng phó đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi nền kinh tế tại các quốc gia trong khu vực.
“Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực từ tháng 8 cũng là một trong những cầu nối giúp thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hai bên”, ông Charles Michel khẳng định.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha thì tin tưởng, COVID-19 đang cho ASEAN cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số, mở ra trang mới cho phát triển thành công. Đồng thời ông chia sẻ, để không ai bị bỏ lại trong sự phát triển này, Thái Lan tập trung vào phát triển kinh tế xanh, kinh tế hoàn dựa trên triết lý tính đầy đủ trong kinh tế.
Tranh thủ cơ hội dịch chuyển các chuỗi cung ứng, luồng vốn đầu tư toàn cầu
Phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam cam kết hợp tác để tiếp tục có những chương trình hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp trong khu vực, tranh thủ các cơ hội mới do sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng, luồng vốn đầu tư toàn cầu hướng vào khu vực ASEAN.
Trong chuỗi sự kiện Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan, ngày 13-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS 2020). Sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.
Dự Hội nghị qua hình thức trực tuyến có Tổng thống Indonesia, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Thái Lan và lãnh đạo các quốc gia đối tác ASEAN: Thủ tướng Trung Quốc, Thủ tướng Úc, lãnh đạo các tổ chức quốc tế như OECD, UNDP, WB, đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ASEAN và quốc tế.
Thủ tướng và đại biểu quốc tế tại sự kiện - Ảnh: VGP
Với chủ đề "ASEAN số: Bền vững và Bao trùm", hội nghị sẽ bàn về 4 chủ đề gồm: Triển vọng kinh tế ASEAN; Xu hướng đầu tư bảo đảm yếu tố môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị tốt (ESG); Công nghệ và tương lai việc làm trong ASEAN; Phát triển bền vững và tăng trưởng bao trùm.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng bên cạnh đại dịch Covid-19, thách thức chưa từng có, một số nước thành viên ASEAN trong thời gian vừa qua còn phải liên tục hứng chịu những khắc nghiệt của thiên tai gây thương vong cho nhiều người dân, phá hủy nhiều tài sản, công trình và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong khó khăn ấy, càng sáng lên tinh thần của một ASEAN tự cường, nỗ lực hợp tác cùng nhau trên tinh thần "Gắn kết và Chủ động thích ứng", vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả vừa phục hồi, phát triển kinh tế với mục tiêu bao trùm là bảo đảm sức khỏe, đời sống của người dân, đồng thời tạo thuận lợi, phục vụ các doanh nghiệp phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong phục hồi phát triển kinh tế.
Thủ tướng tin tưởng Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2020 năm nay sẽ là cầu nối giữa các lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách với các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp hàng đầu khu vực. "Hội nghị của chúng ta sẽ là nơi để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và những bài học thực tiễn tốt nhất để mở ra những cơ hội cho hợp tác và phát triển hướng tới phát triển bền vững và bao trùm"- Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng tin tưởng Hội nghị ASEAN BIS năm nay sẽ là cầu nối giữa các lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách với các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp hàng đầu khu vực - Ảnh: VGP
Thủ tướng nêu rõ Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đã có nhiều sáng kiến, cùng các nước ASEAN và đối tác kiểm soát dịch Covid-19, triển khai Kế hoạch phục hồi tổng thể, trong đó tạo thuận lợi cho việc đi lại của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà đầu tư để bảo đảm sự hoạt động của các chuỗi cung ứng, phân phối không bị gián đoạn, phục hồi sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn... "Theo dự báo tháng 10-2020 của IMF, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương, đạt 2-3% trong 2020. Việt Nam đang nỗ lực trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư kinh doanh khu vực và toàn cầu để cùng hợp tác, cùng thành công" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết hợp tác cùng các quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối tác của ASEAN để tiếp tục có những chương trình hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp trong khu vực, đặc biệt là trong những lĩnh vực chuyển đổi số; môi trường, xã hội và quản trị (ESG); công nghệ và tương lai việc làm trong khu vực; phát triển bền vững và bao trùm. Cùng nhau nỗ lực thực hiện mục tiêu chung đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Đồng thời, tranh thủ các cơ hội mới do sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng, luồng vốn đầu tư toàn cầu hướng vào khu vực ASEAN.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ASEAN-BIS 2020, đề nghị ngoài những chương trình cứu trợ và tái thiết, các Chính phủ tập trung vào các biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cũng như là các doanh nhân trẻ của các doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đây chính là những khu vực đang chịu nhiều ảnh hưởng nhất của đại dịch Covid-19 nhưng đồng thời cũng là sinh kế của hàng trăm triệu người dân ASEAN và đó chính là ngôi sao hy vọng của nền kinh tế số và các mô hình phát triển vừa bền vững vừa bao trùm. Các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho các lĩnh vực có nhiều tiềm năng nhưng lại đang gặp khó khăn tạm thời như hàng không, du lịch, khách sạn, nhà hàng cũng cần được triển khai ngay.
Đầu năm nay, VCCI và ASEAN BAC đã đồng ý thành lập Mạng lưới doanh nhân ASEAN (AEN). Đây là một ví dụ cụ thể để thúc đẩy Cộng đồng Doanh nghiệp khởi nghiệp ASEAN. Ông Vũ Tiến Lộc hy vọng rằng mạng lưới này sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của quý vị từ cả các quốc gia ASEAN cũng như là các quốc gia đối tác đối thoại.
Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 Sáng 12-11, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan tổ chức theo hình thức trực tuyến đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Thủ đô Hà Nội. Đây là hội nghị cấp cao thứ hai và cuối cùng của năm ASEAN do Việt Nam tổ chức trên cương vị Chủ tịch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU: Sau đối phó ngoài đến phòng ngừa trong

Iran rút lực lượng khỏi Yemen giữa lúc Mỹ không kích Houthi?

Lầu Năm Góc điều tra bộ trưởng sau vụ lộ tin nhắn nhóm chat Signal

Phố Wall trải qua ngày kinh hoàng sau lệnh áp thuế đối ứng của ông Trump

Căng thẳng Trung Đông tăng nhiệt

Tàu ngầm Mỹ nổi gần cảng công ty Trung Quốc thuê 99 năm ở Thái Bình Dương

Tìm được ánh sáng đầu tiên của vũ trụ?

Mỹ lý giải nguyên nhân Nga không nằm trong danh sách áp thuế mới

Malaysia bất ngờ thông báo dừng tìm kiếm máy bay mất tích MH370

Israel không kích cơ sở quân sự gần Damascus

Mỹ chuyển một phần tên lửa Patriot từ Hàn Quốc đến Trung Đông

Vụ phế truất Tổng thống tại Hàn Quốc: Đảng cầm quyền chấp nhận phán quyết của tòa
Có thể bạn quan tâm

Vụ tin đồn 'mẹ giết 2 con' gây xôn xao ở Quảng Nam: Người nhà nói gì?
Tin nổi bật
15:23:16 04/04/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng đẹp như nữ hoàng trên sàn catwalk, "xả vai" để mặt mộc về với chồng con vẫn xinh "miễn chê"
Sao thể thao
15:10:29 04/04/2025
Bí mật về vai diễn đầy nước mắt của NSƯT Kim Tuyến trong 'Mẹ biển'
Hậu trường phim
15:07:31 04/04/2025
Cơ quan chức năng chỉ ra thiếu sót của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Sao việt
15:02:58 04/04/2025
Chế Thanh nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với 'vua nhạc sến' Vinh Sử
Tv show
15:01:10 04/04/2025
Con gái Tom Hanks tiết lộ tuổi thơ 'bạo lực, thiếu thốn, hỗn loạn' trong hồi ký
Sao âu mỹ
14:55:15 04/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' và công thức 'ăn tiền' của Jason Statham
Phim âu mỹ
14:48:06 04/04/2025
Nữ tỷ phú Madam Pang cực thần thái, chiếm trọn "spotlight" khi đến Hà Nội sau vụ khóc nức nở vì khoản nợ 300 tỷ
Netizen
14:45:15 04/04/2025
Mẹ biển Tập 15: Biển còn sống bất ngờ trở về trong đêm
Phim việt
14:34:47 04/04/2025
Hoàng Quyên trở lại, sáng tác âm nhạc ở tuổi 30
Nhạc việt
14:15:58 04/04/2025