ASEAN sẽ ra sao nếu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau?
“… Tôi tự hỏi, liệu ASEAN của chúng ta có thể thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2025 nếu phụ nữ và trẻ em gái không được bảo đảm cơ hội công bằng và bị bỏ lại phía sau?”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ 3, chiều 25.10.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Bộ trường phụ nữ ASEAN lần thứ 3 ngày 25.10 – Ảnh: VGP
“… Quý vị và tôi đều có cùng một câu trả lời, đó là chúng ta không thể trở thành một cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, sáng tạo, phát triển bền vững nếu thiếu sự tham gia quan trọng của phụ nữ và trẻ em gái”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định.
Theo Thủ tướng, để làm được điều đó, mỗi người phụ nữ, mỗi trẻ em gái đều phải có quyền bình đẳng trong gia đình và xã hội, được học hành, được phát triển, được bảo vệ và được thực hiện những quyền chính đáng của mình.
Trước đó, trong bài phát biểu tại phiên toàn thể ASEM ngày 18.10 ở Brussels (Bỉ), ông cũng đã nêu: “Tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ cần trở thành nội hàm chiến lược phát triển quốc gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp Quốc”. Và trên tinh thần đó, Thủ tướng “đánh giá cao sự hợp tác trong cộng đồng văn hóa, xã hội ASEAN với cơ chế hội nghị bộ trưởng phụ nữ ASEAN đóng vai trò quan trọng”.
Ông đã dẫn chứng bằng các con số để cho thấy vị thế của phụ nữ trong ASEAN đã khác. Chẳng hạn, tuổi thọ của phụ nữ đã tăng lên đáng kể, với tỷ lệ nữ độ tuổi 60 – 64 tăng 3,7% năm 2015. Tỷ lệ sinh sớm của phụ nữ độ tuổi 15 – 19 giảm từ 77% xuống còn 37%. Cơ hội giáo dục được mở rộng, tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội tại nhiều nước ASEAN đạt mức hơn 20%. Số lượng phụ nữ làm chủ doanh nghiệp tăng đáng kể thời gian gần đây. Nhiều phụ nữ tham gia hội đồng quản trị, làm tổng giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn của khu vực Đông Nam Á.
Riêng tại Việt Nam, Thủ tướng cho biết Chính phủ luôn chủ động thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái, nỗ lực thực hiện Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước của Liên hợp Quốc về xóa bỏ các hình thức phân biệt, đối xử chống lại phụ nữ. Hằng năm, Chính phủ dành một khoản 2,6% GDP trong các chính sách cho chương trình trợ giúp xã hội, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em gái.
Đáng chú ý, phụ nữ ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 70,7%/năm. Tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp tăng, có tới 98% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội khóa 14 (2016-2021) đạt 27,1%, mức cao hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Video đang HOT
Tỷ lệ lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội chiếm gần 50% trong tổng số người tham gia. Tỷ lệ phụ nữ là nhà nghiên cứu khoa học, chủ các đề án, đề tài cấp bộ, cấp nhà nước cũng tăng lên rõ rệt.
Tuy nhiên bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra một thực tế rõ ràng là dù phụ nữ chiếm 45% lực lượng lao động ở khu vực Đông Nam Á với dân số hơn 640 triệu người và quy mô GDP hằng năm tăng khá đồng đều, nhưng mức thu nhập của phụ nữ trong khu vực nói chung còn thấp hơn nam giới làm cùng một công việc, chênh lệch trung bình lên tới 25% ở một số quốc gia.
Theo báo cáo của Tổ chức Phụ nữ Liên hợp Quốc, nền kinh tế ASEAN tăng trưởng mỗi năm ở mức 5% trong thập kỷ vừa qua nhưng phụ nữ chỉ đóng góp vào 11% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN.
“Những vấn đề này thúc giục chúng ta phải chung tay hành động và có các giải pháp hiệu quả để nâng cao vị thế của phụ nữ trong thời gian tới”, Thủ tướng nói.
Hướng tới mục tiêu cộng đồng ASEAN luôn là một nơi đáng sống, một khu vực an toàn, bình đẳng với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, Thủ tướng tin rằng Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ ASEAN lần thứ 3 sẽ thảo luận, đưa ra các khuyến nghị mạnh mẽ để trình lên lãnh đạo cấp cao ASEAN.
Hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 3 nội dung hợp tác:
1. Đào tạo, tăng cường các kỹ năng mới cho phụ nữ. Hình thành mạng lưới học tập suốt đời tại ASEAN với sự biến đổi liên tục của nghề nghiệp trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0.
2. Bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả mọi người, chấm dứt mọi rào cản đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các nguồn lực nhất là việc làm.
3. Tăng cường an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt, thông qua việc hoàn thiện thể chế, luật pháp, chính sách bảo hiểm xã hội, mở rộng độ bao phủ đối với mọi đối tượng, bao gồm khu vực phi chính thức và người lao động di cư.
Với chủ đề “An sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025″, tại hội nghị này, các bộ trưởng sẽ trao đổi các giải pháp ở tầm khu vực và quốc tế về tăng cường và bảo đảm an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm hiện thực hóa Tuyên bố ASEAN về tăng cường an sinh xã hội.
Dự kiến, Hội nghị sẽ ra Tuyên bố chung để trình Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 ghi nhận vào cuối năm 2018.
Theo VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Bộ trường phụ nữ ASEAN lần thứ 3 ngày 25.10 – Ảnh: VGP
ASEAN ghi nhận "quan ngại" về biển Đông
Tình hình biển Đông dự kiến được đề cập trong tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) diễn ra tại Singapore ngày 2-8.
Theo nội dung bản dự thảo mà Hãng Thông tấn Jiji Press (Nhật Bản) có được, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ghi nhận "quan ngại của một số nước về hoạt động cải tạo đất, gây xói mòn lòng tin, làm gia tăng căng thẳng và có thể tổn hại hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực" dù không nêu đích danh Trung Quốc.
Ngoài ra, dự thảo tuyên bố chung kêu gọi "giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế" cũng như tránh những hoạt động "khiến tình hình thêm phức tạp và leo thang căng thẳng" ở biển Đông.
Các bộ trưởng dự kiến đánh giá cao tiến triển đạt được trong các cuộc thảo luận thực chất giữa ASEAN và Trung Quốc hướng đến việc sớm hoàn tất soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Phát biểu trước khi lên đường đến Singapore dự AMM, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano hôm 31-7 cho biết các cuộc thảo luận về COC có thể hoàn tất trong năm nay hoặc năm sau. Dù vậy, ông Cayetano thừa nhận tiến trình đàm phán diễn ra chậm vì đây là các cuộc thảo luận đa phương.
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan tại cuộc họp của Ủy ban về Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) hôm 1-8 Ảnh: UNTVWEB.COM
Trong khi đó, ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS), nhận định với AP rằng hai bên vẫn cần nỗ lực tìm tiếng nói chung về một số vấn đề, trong đó nổi bật là tính ràng buộc pháp lý của COC.
Theo ông Poling, nếu không có những nhượng bộ đáng kể, nhất là từ phía Trung Quốc, thương thảo có thể kéo dài trong lúc Bắc Kinh tăng cường khiêu khích ở biển Đông mà không phải trả giá quá nhiều.
Về tình hình bán đảo Triều Tiên, dự thảo tuyên bố chung nói trên hoan nghênh các hội nghị thượng đỉnh gần đây, giữa 2 miền Triều Tiên hồi tháng 4 và Mỹ - Triều hồi tháng 6, trong lúc thúc giục các bên tiếp tục nỗ lực phi hạt nhân hóa. Biển Đông và Triều Tiên cũng thuộc số những nội dung quan trọng tại một loạt hội nghị giữa ASEAN và các đối tác diễn ra sau AMM, bên cạnh an ninh mạng, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan, tầm quan trọng của một trật tự dựa trên luật lệ...
Bất chấp những tiến triển gần đây, giới chức Mỹ dự kiến thúc giục cộng đồng quốc tế tiếp tục gây sức ép trừng phạt lên Triều Tiên khi tham dự các hội nghị ở Singapore, trong đó có Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ngày 4-8.
Theo Hoàng Phương
Người lao động
Brasil coi trọng vị thế của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á Tổng thống Michel Temer bày tỏ Cộng hoà Liên bang Brasil coi trọng vị thế của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn Việt Nam làm cầu nối để Brasil thúc đẩy hợp tác với cộng đồng ASEAN. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Tổng thống Brasil Michel Temer Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng...