ASEAN sẽ không bị đe dọa tấn công hạt nhân
Sau 15 năm tranh cãi và đàm phán với 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), năm cường quốc hạt nhân (Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp) sẽ ký kết một Nghị định thư, theo đó tất cả quốc gia thành viên ASEAN không bị đe dọa tấn công hạt nhân.
Dự kiến năm nhà ngoại giao cấp cao của các cường quốc hạt nhân nói trên (vốn là năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc) sẽ ký kết nghị định thư của Hiệp ước Đông Nam Á Không có Vũ khí Hạt nhân (SEANWFZ), cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công bất kỳ quốc gia thành viên ASEAN nào, theo hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn các nguồn tin của ASEAN ngày 29.6.
Kyodo cho biết, lễ ký kết Hiệp định thư này dự kiến sẽ được tổ chức vào khoảng từ ngày 9-12.7.2012, tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) – Hội nghị An ninh khu vực thường niên, ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia).
Quốc kỳ của 10 nước thành viên ASEAN bao gồm: Việt Nam, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Lào – Ảnh: Reuters
Vào ngày 15.12.1995, 10 nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, ký kết Hiệp ước SEANWFZ, theo đó các nước này không được phát triển, sản xuất, mua bán, và sở hữu vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước SEANWFZ có hiệu lực kể từ ngày 28.3.1997.
Kể từ 1997, ASEAN không ngừng kêu gọi năm nước sở hữu vũ khí hạt nhân nói trên tham gia ký kết Nghị định thư của Hiệp ước SEANWFZ, sau nhiều lần tranh cãi và đàm phán.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc đẩy mạnh an ninh hạt nhân
Quốc vụ viện Trung Quốc hôm qua thảo luận và sơ bộ thông qua kế hoạch 5 năm về an ninh hạt nhân và xử lý chất gây ô nhiễm phóng xạ.
Các nhân viên của nhà máy hạt nhân Daya Bay, miền nam Trung Quốc. Ảnh: AFP
Phiên họp của chính phủ do Thủ tướng Ôn Gia Bảo chủ trì cũng đã thông qua một mục tiêu dài hạn vào năm 2020 liên quan tới các vấn đề trên.
Theo đó, Trung Quốc sẽ kiên trì chính sách "an toàn và chất lượng là trên hết" và nguyên tắc cơ bản "ngăn ngừa là ưu tiên" đối với chiến lược của Bắc Kinh trong lĩnh vực này.
Theo những mục tiêu mới được đặt ra, Trung Quốc cần nâng mức độ an ninh của các cơ sở hạt nhân và trang thiết bị sử dụng trong ngành công nghiệp này, đồng thời giảm thiểu các nguy cơ đe dọa xung quanh chúng.
Chính phủ Trung Quốc cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc cải thiện khả năng ngăn ngừa tai nạn hạt nhân, xử lý chất gây ô nhiễm và đối phó với các tình huống khẩn cấp để đảm bảo sức khỏe của người dân cũng như sự an toàn của các nguyên liệu hạt nhân và môi trường.
Trung Quốc sẽ phải duy trì và nâng mức độ an ninh hạt nhân của nước này trên thế giới, đồng thời tiếp tục giữ một môi trường phóng xạ hợp lý bằng việc tăng cường ngăn ngừa và kiểm soát các chất gây ô nhiễm môi trường.
Theo VNExpress
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH AN NINH HẠT NHÂN SEOUL: Cam kết hành động và hợp tác CHDCND Triều Tiên khẳng định không bao giờ từ bỏ quyền được phóng vệ tinh vì mục đích hòa bình Các nhà lãnh đạo 53 nước và 4 tổ chức quốc tếhôm 27-3 đã cam kết những hành động mạnh mẽ để chống lại mối đe dọa của khủng bố hạt nhân, trong đó có việc giảm thiểu sử dụng loại urani được...