ASEAN ra tuyên bố hợp tác trên biển theo đề xuất của Việt Nam
Ngày 26.7, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 và các Hội nghị liên quan, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 3 lần thứ 17, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 6 và Diễn đàn Khu vực ASEAN ( ARF) lần thứ 23. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Trưởng đoàn đã tham dự các Hội nghị.
Các Hội nghị lần này là dịp để các bên cùng kiểm điểm quan hệ và hợp tác trong thời gian qua, đề xuất phương hướng thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, đồng thời trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN với một số đối tác vào tháng 9 tới tại Viên-chăn, Lào.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của ARF là diễn đàn đối thoại về các vấn đề chính trị-an ninh thuộc quan tâm và lợi ích chung ở châu Á-Thái Bình Dương, thúc đẩy xây dựng lòng tin, hợp tác vì hòa bình, ổn định ở khu vực. Các Bộ trưởng ghi nhận các kết quả triển khai Kế hoạch Hành động thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF giúp nâng cao hiệu quả xử lý các thách thức ngày càng phức tạp ở khu vực, nhấn mạnh cần triển khai toàn diện các dòng hành động để thúc đẩy tiến trình ARF.
Hội nghị đã rà soát việc thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa trong năm giữa kỳ 2015-2016, đánh giá cao các hoạt động của các Nhóm hỗ trợ giữa kỳ ARF về giảm nhẹ thiên tai, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh hàng hải, không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân.
Dịp này, Hội nghị đã thông qua danh mục các hoạt động cho năm giữa kỳ tiếp theo 2016-2017, trong đó Việt Nam sẽ đồng chủ trì Nhóm Hỗ trợ giữa kỳ ARF về an ninh hàng hải cùng với Úc và Liên minh Châu Âu trong nhiệm kỳ 2017-2020.
Về định hướng tương lai, các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết tiếp tục thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, đồng thời phát triển các biện pháp ngoại giao phòng ngừa phù hợp với các nhu cầu của khu vực; nhấn mạnh tầm quan trọng của Tuyên bố Hà Nội thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF để định hướng ARF là diễn đàn thiết thực và có tính hành động, tăng cường phối hợp đồng bộ và tính bổ trợ giữa ARF với các cơ chế khác do ASEAN dẫn dắt.
Dịp này, Hội nghị đã thông qua một số Tuyên bố các Bộ trưởng ARF, trong đó đáng chú ý nhất là Tuyên bố về thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển theo đề xuất của Việt Nam.
Video đang HOT
* Tại các Hội nghị, các nước đã dành nhiều thời gian trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như tình hình Bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, khủng bố, bạo lực cực đoan, an ninh hàng hải, di cư, bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng và tác động sâu rộng đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực và nhất trí tăng cường hợp tác xử lý các thách thức này. Về vấn đề Biển Đông, nhiều nước chia sẻ quan ngại về những diễn biến gần đây và đang diễn ra, trong đó có việc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa. Các nước nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện DOC và sớm đạt COC. Một số nước nêu quan điểm về vụ kiện trước Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển 1982.
* Tại các Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao những tiến triển hợp tác trong các khuôn khổ ASEAN 3, EAS và ARF. Về định hướng thúc đẩy hợp tác trong tương lai, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN 3 cần tập trung hoàn thành các biện pháp còn lại trong Kế hoạch Công tác 2013-2017, dành ưu tiên cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư, kết nối hạ tầng, hợp tác ứng phó tác động của biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh hàng hải, quản lý thiên tai, và an ninh mạng. Trong họp EAS, Phó Thủ tướng đề nghị các nước ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, bảo đảm tiến trình EAS phù hợp với lợi ích và quan tâm của tất cả các nước, ủng hộ kiểm điểm định kỳ các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của EAS và đưa an ninh hàng hải thành một lĩnh vực ưu tiên của EAS. Về ARF, Phó Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ARF thực sự chuyển sang giai đoạn ngoại giao phòng ngừa trong khi tiếp tục các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua các hoạt động thực tiễn, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh.
Trong trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, Phó Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo đảm an ninh biển là lợi ích chung của các nước, khu vực và quốc tế. Những diễn biến phức tạp trên thực địa thời gian qua và đang diễn ra ở Biển Đông, nhất là việc cải tạo, xây dựng quy mô lớn và quân sự hóa, tiếp tục gây quan ngại sâu sắc, thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin ở khu vực. Đối với diễn biến vừa qua liên quan đến tiến trình ngoại giao và pháp lý, Việt Nam đã thể hiện quan điểm về Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển 1982. Đoàn ta nhấn mạnh cần coi trọng đối thoại và thương lượng, bước sang giai đoạn mới để ổn định tình hình, giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và tinh thần xây dựng; vì vậy, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm tăng căng thẳng; thúc đẩy thương lượng song phương cũng như công việc giữa ASEAN và Trung Quốc về thực hiện hiệu quả DOC, sớm tiến tới COC. Các diễn đàn EAS và ARF có vị trí quan trọng, đóng góp vào việc trao đổi về tình hình, ngăn ngừa xung đột, đề xuất các biện pháp và hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp.
* Sau Hội nghị ARF-23, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng đoàn đại biểu Việt Nam rời Viên-chăn về nước, kết thúc đợt tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 và các Hội nghị liên quan.
Theo Danviet
Mỹ giảm nhiệt thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết 'đường lưỡi bò'
Mỹ từng cảnh báo sẽ tập hợp một liên minh để khiến Trung Quốc phải trả giá nếu không tuân thủ phán quyết "đường lưỡi bò", tuy nhiên, chiến lược này tiến triển chậm.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp song phương bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Lào hôm 25/7. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, hồi đầu năm, các quan chức Mỹ nhiều lần nhấn mạnh các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và những nơi khác, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU) cần làm rõ rằng phán quyết của Tòa Trọng tài phải được tuân thủ.
"Chúng ta phải sẵn sàng đồng thanh lên tiếng để khẳng định rằng đây là luật pháp quốc tế, phán quyết có tính ràng buộc với tất cả các bên", Amy Searight, thời điểm đó là quan chức quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á, nói hồi tháng hai.
Hồi tháng 4, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ bị tổn hại danh tiếng nặng nề nếu họ phớt lờ phán quyết của tòa. Trưởng đoàn luật sư của Philippines trong vụ kiện còn nói rằng Bắc Kinh có nguy cơ tự biến mình thành nước "ngoài vòng pháp luật".
Tuy nhiên, hai tuần sau khi tòa ra phán quyết bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra, lời kêu gọi bày ra một mặt trận thống nhất của Mỹ dường như đạt được ít tiến triển. Chỉ có 6 nước tham gia cùng Washington nhấn mạnh rằng phán quyết phải được tuân thủ.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cuối tuần vừa rồi cũng không nhắc đến phán quyết trong tuyên bố chung sau cuộc họp tại Lào. Campuchia, đồng minh thân thiết của Bắc Kinh, được cho là đã ngăn khối đưa nội dung này vào tuyên bố.
Ngày 15/7, EU, khối đang bị phân tâm bởi việc người Anh chọn rời liên minh, đã ra tuyên bố ghi nhận việc tòa ra phán quyết, nhưng tránh đề cập trực tiếp đến Bắc Kinh và cũng không khẳng định phán quyết phải được tuân thủ.
Nguy cơ giảm sức nặng
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua bày tỏ sự hài lòng rằng ASEAN đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị. Ông nhấn mạnh việc tuyên bố chung của ASEAN không đề cập đến phán quyết không làm giảm đi tầm quan trọng của quyết định từ Tòa Trọng tài.
Ông cũng khẳng định phán quyết không thể bị giảm sức nặng vì nó có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá rằng đó đang là rủi ro cận kề, vì Washington đã không thôi thúc hiệu quả vấn đề này với các bạn bè và đồng minh.
"Tất cả chúng ta nên lo lắng rằng vụ kiện rồi sẽ lắng xuống và phán quyết sẽ chỉ còn như một tờ giấy, vì phán quyết chỉ có thể có sức nặng nếu được cộng đồng quốc tế thúc đẩy", Greg poling, chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nhận xét.
"Và cộng đồng quốc tế chọn cách không nói bất cứ điều gì. Họ có vẻ như thể hiện 'Chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi không muốn kiềm chế Trung Quốc bằng các tiêu chuẩn này'", ông nói thêm.
Dean Cheng, một chuyên gia về Trung Quốc tại trung tâm Quỹ Di sản có trụ sở tại Mỹ, nhận xét rằng Washington dường như miễn cưỡng thúc đẩy lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh - một đối tác kinh tế quan trọng cũng như một đối thủ chiến lược, chỉ vài tháng trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ và cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ sẽ bắt đầu vào tháng 11.
"Những gì chúng ta có là Trung Quốc đang tiến hành những hành động rất quyết liệt tại Biển Đông, cả về trên thực địa, chính trị, lẫn về mặt pháp lý và ngoại giao, còn Mỹ lại không làm gì nhiều", ông Cheng nói.
Một lý do giải thích sự tương đối thụ động của chính quyền Mỹ có thể là họ mong muốn ngăn chặn bất kỳ sự leo thang tranh chấp lớn nào sau phán quyết. Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh bồi đắp cải tạo đất và lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).
Trung Quốc hiện chủ yếu chỉ phản ứng bằng các lời lẽ công kích ác liệt, nhưng các nhà phân tích và các quan chức lo ngại rằng Bắc Kinh có thể có hành động táo bạo hơn, sau khi nước này chủ trì cuộc họp của các nền kinh tế lớn nhất thế giới G20 vào tháng 9.
Phương Vũ
Theo VNE
Campuchia lý giải việc ngăn ASEAN ra tuyên bố về phán quyết 'đường lưỡi bò' Campuchia nói rằng họ đã khuyên ASEAN tránh sử dụng những từ ngữ làm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trong tuyên bố chung cuối tuần trước. Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhon tham gia hội nghị tại Lào hôm 26/7. Ảnh:Reuters Tại Hội nghị Ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Lào cuối tuần trước,...