ASEAN ra tuyên bố chung, bày tỏ quan ngại về Biển Đông
Tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 31/7 kêu gọi các bên tránh làm tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng việc cải tạo đất hay các sự cố nghiêm trọng
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha tại lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok ngày 31/7. Ảnh: AFP.
“Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó các bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 tại Thái Lan ngày 31/7 đăng tuyên bố chung trên trang web của sự kiện.
Tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. ASEAN cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).
ASEAN kêu gọi các bên tăng cường niềm tin lẫn nhau, tự kiềm chế, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, theo đuổi giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), tránh làm phức tạp tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông.
Chuỗi các hội nghị ASEAN tại Thái Lan, nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, được tổ chức từ ngày 29/7 đến ngày 3/8 với sự tham dự của đại diện hơn 30 nước. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng tới dự và dự kiến gặp nhau bên lề ngày 1/8.
Video đang HOT
Sau khi họp với các bộ trưởng ASEAN, ông Vương Nghị hôm nay nói rằng “các quốc gia ngoài khu vực không nên cố tình khuếch đại những khác biệt hoặc tranh chấp từ quá khứ”, lợi dụng chúng để “gây mất lòng tin giữa Trung Quốc và các nước ASEAN”. Mặc dù không đề cập trực tiếp, tuyên bố này được cho là nhằm vào Mỹ, bên đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông có diễn biến phức tạp, khi Trung Quốc triển khai nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao đã nhiều lần lên tiếng phản đối, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ hôm 29/7 gửi thư cho Ngoại trưởng Pompeo, chỉ trích các hành vi của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế các nước khác cũng như hoạt động cải tạo, quân sự hóa các thực thể nhân tạo trên Biển Đông. Họ thúc giục Ngoại trưởng Pompeo đảm bảo những hành vi gây hấn và bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Bangkok.
Theo Phương Vũ (VNE)
4 Thượng nghị sỹ Mỹ tố Trung Quốc ép buộc ASEAN trong đàm phán COC
Các Thượng nghị sỹ Mỹ tố Trung Quốc ép buộc ASEAN nhượng bộ trong đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Thượng nghị sỹ Bob Menendez.
Trang www.foreign.senate.gov của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 30/7 theo giờ Hoa Kỳ đã đăng tải nội dung bức thư của 4 Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi Ngoại trưởng Pompeo "đảm bảo những hành vi gây hấn và bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là vấn đề ưu tiên hàng đầu" trong các cuộc thảo luận tại Bangkok, Thái Lan.
Bức thư của bốn Thượng nghị sỹ Mỹ có nội dung lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra tại Bangkok, Thái Lan trong tuần này.
Thượng nghị sỹ Ed Markey.
Trong thư, 4 Thượng nghị sỹ gồm Bob Menendez, Ed Markey, Patrick Leahy và Brian Schatz nêu rõ: "Hành vi của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, việc họ cải tạo, quân sự hóa các thực thể nhân tạo làm cớ để ép buộc các nước, phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đối với yêu cầu chủ quyền và nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây sức ép buộc ASEAN nhượng bộ trong đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) đều đáng để Mỹ phải chú ý hơn."
4 Thượng nghị sỹ cũng khẳng định đảm bảo Biển Đông là nơi luật pháp quốc tế được tôn trọng, tự do hàng hải được đảm bảo, dòng chảy thương mại tự do, các tổ chức khu vực đa phương là trung tâm và các nước trong khu vực không bị cưỡng ép.
Thượng nghị sỹ Brian Schatz.
Các Thượng nghị sỹ Mỹ đánh giá cao việc chính quyền Mỹ lên án hành động của Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và hoan nghênh các cuộc tuần tra tự do hàng hải (FONOP) của hải quân Mỹ trong khu vực, nhưng cũng cho rằng cần đưa ra nhiều hành động hơn nhằm đối phó với các hoạt động gây hấn và ngăn chặn xu hướng hành xử bất chấp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Điều này yêu cầu có một chiến lược rõ ràng, toàn diện, trong đó ASEAN là trung tâm của mọi nỗ lực. Trong thư, các Thượng nghị sỹ nhấn mạnh, cuộc gặp tới đây tại Bangkok là cơ hội tạo đồng thuận, chấm dứt việc Trung Quốc xâm phạm quyền hợp pháp của các nước, đảm bảo luật pháp và thể chế quốc tế được tôn trọng, và chống lại nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá hoại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Thượng nghị sỹ Patrick Leahy.
Theo các Thượng nghị sỹ trên, vẫn chưa quá muộn để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về cách hành xử của họ và ngăn chặn sự gây hấn của Bắc Kinh trong lĩnh vực hàng hải, đồng thời bày tỏ sẵn sàng ủng hộ và thúc đẩy nỗ lực nhằm giải quyết các thách thức.
Hòa Bình
Theo baogiaothong
Trung Quốc không thể thắng nếu chơi bài 'tổng bằng 0' ở Biển Đông Nếu Trung Quốc đơn phương áp đặt ý chí của mình lên khu vực, điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ của Trung Quốc với đối tác. Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa ở phía Nam Biển Đông của Việt Nam...