ASEAN quan ngại vấn đề Biển Đông và tình hình Myanmar
Đại diện các nước dự Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN ngày 7/4 quan ngại về những thách thức nổi lên ở khu vực gần đây, bao gồm vấn đề về Biển Đông và tình hình bất ổn ở Myanmar.
Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN ghi nhận sự quan ngại về các hành động đe dọa, cưỡng ép, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), ảnh hưởng tới hoà bình và an ninh khu vực, đi ngược lại cam kết trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tạo không khí bất lợi cho đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Trước tình hình này, ASEAN “nhấn mạnh lập trường nguyên tắc, yêu cầu kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển của LHQ, tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, từng bước nối lại đàm phán nhằm xây dựng Bộ Quy tắc COC hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982″.
Về tình hình bất ổn ở Myanmar, ASEAN nhất trí các bên cần giải quyết bất đồng trên cơ sở đối thoại và chấm dứt các hành vi dẫn đến tình trạng căng thẳng leo thang.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định Việt Nam ủng hộ việc áp dụng các phương thức của ASEAN trong việc tiếp cận tình hình Myanmar. Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên tích cực phối hợp hỗ trợ Myanmar sớm vượt qua khó khăn hiện nay vì hòa bình, hòa giải và ổn định tại khu vực.
Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN diễn ra vào ngày 7/4 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Các nước tham gia hội nghị cũng nhất trí đẩy mạnh nỗ lực triển khai các ưu tiên, định hướng đã thoả thuận nhằm duy trì đà xây dựng cộng đồng trong khu vực.
Các nước thành viên ASEAN đồng thời định hướng phát triển quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác ứng phó với đại dịch Covid-19.
Hội nghị hoàn tất dự thảo lộ trình xây dựng cùng quy chế hoạt động của nhóm đặc trách cao cấp soạn thảo tầm nhìn ASEAN sau 2025. Đại diện các nước cũng nhất trí khẩn trương hoàn tất công tác kiểm điểm quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN.
Đề cao đối thoại, hòa giải vì người dân trong tìm kiếm giải pháp tại Myanmar
Ngày 1/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp thảo luận về tình hình Myanmar bằng hình thức trực tuyến. Đây là cuộc họp lần thứ ba của HĐBA LHQ về chủ đề này trong hơn một tháng qua.
Cảnh sát Myanmar phải sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình phản đối việc nắm quyền lãnh đạo đất nước của các quan chức quân đội cấp cao tại Yangon, ngày 3/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar, bà Christine Schraner Burgener thông tin về tình hình tại Myanmar thời gian qua, đồng thời bày tỏ lo ngại diễn biến tiếp tục xấu hơn và kêu gọi HĐBA xem xét có hành động tập thể để tránh tiếp tục đổ máu. Tại đây, Việt Nam đề cao đối thoại, hoà giải, hợp tác và xây dựng lòng tin, với trọng tâm vì người dân, trong tìm kiếm giải pháp tại Myanmar.
Ngày 1/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp thảo luận về tình hình Myanmar bằng hình thức trực tuyến. Đây là cuộc họp lần thứ ba của HĐBA LHQ về chủ đề này trong hơn một tháng qua. Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar, bà Christine Schraner Burgener thông tin về tình hình tại Myanmar thời gian qua, đồng thời bày tỏ lo ngại diễn biến tiếp tục xấu hơn và kêu gọi HĐBA xem xét có hành động tập thể để tránh tiếp tục đổ máu. Tại đây, Việt Nam đề cao đối thoại, hoà giải, hợp tác và xây dựng lòng tin, với trọng tâm vì người dân, trong tìm kiếm giải pháp tại Myanmar.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, sau khi nghe Đặc phái viên báo cáo, 15 nước thành viên HĐBA đã phát biểu, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng leo thang bạo lực, dẫn đến cái chết của hàng trăm dân thường, lên án việc sử dụng bạo lực và yêu cầu các bên giảm căng thẳng, đối thoại để giải quyết vấn đề. Các nước đề cao vai trò của ASEAN, mong muốn các hội nghị của ASEAN tới đây sẽ giúp Myanmar tìm ra giải pháp thỏa đáng. Các nước cũng ủng hộ Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar trong các nỗ lực duy trì đối thoại với tất cả các bên liên quan tại Myanmar và trong chuyến thăm khu vực sắp tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, nêu quan ngại sâu sắc của Việt Nam về tình trạng leo thang bạo lực tại Myanmar, trong đó có những diễn biến xảy ra ngày 27/3 vừa qua. Đại sứ kêu gọi chấm dứt ngay những hành động bạo lực nhằm vào dân thường. Đại diện Việt Nam cho rằng ưu tiên hàng đầu hiện nay là bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân và hỗ trợ nhân đạo không bị cản trở cho những người cần được trợ giúp, nhất là các nhóm yếu thế trong xã hội.
Đại sứ kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Myanmar chấm dứt bạo lực, ổn định tình hình, tránh các hành động có thể làm gia tăng chia rẽ trong nội bộ Myanmar và thúc đẩy một giải pháp toàn diện, phù hợp với Hiến pháp, luật pháp của Myanmar cũng như đáp ứng ý chí và nguyện vọng của người dân.
Việt Nam cũng chia sẻ những nỗ lực của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp hỗ trợ Myanmar, kêu gọi các nước ủng hộ những nỗ lực này của ASEAN. Đại sứ Đặng Đình Quý ủng hộ vai trò của Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar và khuyến khích Đặc phái viên tăng cường phối hợp với ASEAN.
Indonesia kêu gọi ASEAN họp về Myanmar Tổng thống Indonesia Widodo kêu gọi các lãnh đạo ASEAN tổ chức họp cấp cao bàn về tình hình Myanmar nhằm chấm dứt bạo lực tại nước này. "Tôi sẽ lập tức gọi cho Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah để kêu gọi ông với tư cách là nước Chủ tịch ASEAN tổ chức một cuộc họp cấp cao càng sớm càng tốt nhằm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga

Tổng thống Mỹ tiết lộ về liên lạc với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

Quan điểm của Nga về các cuộc đàm phán ở Saudi Arabia

Ukraine tấn công vào khu vực mới của Nga khi đối mặt với những khó khăn trên 'sân nhà'

Thị trường thế giới quý I: Tất cả đều xoay theo chính sách của Tổng thống Trump

Mỹ tin tưởng Nga sẽ thực hiện cam kết hướng tới chấm dứt xung đột với Ukraine

Trung Quốc bàn giao máy bay C909 đầu tiên cho Lào

Trí tuệ nhân tạo: Người mẫu thời trang trong kỷ nguyên AI

Cố vấn Lãnh tụ tối cao Iran cảnh báo khả năng phát triển vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công

Đàm phán về khoáng sản đất hiếm thúc đẩy đối thoại chính trị Nga - Mỹ?

Greenland trong chiến lược Bắc Cực của chính quyền Trump

Iran tuyên bố rắn sau khi ông Trump dọa ném bom
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thuỳ Tiên lần đầu chính thức lộ diện sau lùm xùm kẹo rau Kera, có 1 thái độ khác lạ
Sao việt
Mới
Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng
Nhạc việt
3 phút trước
Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?
Sao châu á
11 phút trước
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn
Trắc nghiệm
40 phút trước
Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
1 giờ trước
Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar
Tin nổi bật
1 giờ trước
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ của Ba Xệ truyền về nhà, Tư Sáng bị chất vấn vì tắc trách
Phim việt
1 giờ trước
Alexander-Arnold bị lạnh nhạt ở Liverpool
Sao thể thao
1 giờ trước