ASEAN phát triển công nghiệp vũ khí đối phó Trung Quốc
Do sức ép từ những căng thẳng với Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang cố gắng xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng riêng.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã và đang tạo ra xu hướng đầu tư nhiều hơn cho nền công nghiệp quốc phòng ở Đông Nam Á. Ảnh: Infonet
Theo trang tin CNBC, hiện ngân sách quân sự của ASEAN đang tăng một cách nhanh chóng. Họ đầu tư cho phát triển chuyên môn ngay tại khu vực và giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp vũ khí lớn ở Mỹ và châu Âu.
Xu hướng phát triển tất yếu
Chủ trương mới không đồng nghĩa với việc ASEAN từ bỏ nhập khẩu, mà nó sẽ là giải pháp song song. Indonesia, Thái Lan và Malaysia sẽ không từ chối các hãng hàng không khổng lồ như Airbus hay Lockheed Martin. Họ sẽ vừa nhập khẩu vừa tăng cường sản xuất phần cứng nội địa. Chi tiêu quốc phòng ở ASEAN sẽ tăng lên 40 tỷ USD trong năm 2016, cao hơn 10% so với năm 2013. Thậm chí một số nước đang tìm cách xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng cho các quốc gia khác.
Đầu tư kinh tế cũng như các mục tiêu an ninh lâu dài vào ngành công nghiệp quốc phòng trong nước sẽ thay đổi vị thế của 10 quốc gia ASEAN. Chi tiêu nhiều hơn vào việc hiện đại hóa các trang thiết bị đã già cỗi là một phần quan trọng để duy trì sự cân bằng về quân sự trong khu vực. Đây là mục tiêu cấp bách trong bối cảnh Trung Quốc tỏ ra quyết liệt trên Biển Đông trong nhiều tháng gần đây.
Đông Á chạy đua nâng cấp hạm đội tàu ngầm đối phó Trung QuốcTạp chí Diplomat nhận định các nước trong khu vực Đông Á đang đua nhau mua tàu ngầm hiện đại để tăng cường lực lượng đối phó với Bắc Kinh.
Các thành viên ASEAN đã viện dẫn một cách rõ ràng rằng, Bắc Kinh chính là lý do khiến họ muốn tăng cường khả năng quân sự. Tại một cuộc họp ở Myanmar vào cuối tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN một lần nữa kêu gọi “tự kiềm chế” khi đối mặt với tình trạng căng thẳng dâng cao, tuy họ không đề cập đến Trung Quốc trong thông cáo chính thức.
Video đang HOT
“Động thái này nhằm đảm bảo chủ quyền hiện tại (của mỗi quốc gia), là mục đích quan trọng nhất của tất cả các chính phủ trong khu vực. Rõ ràng hành động của Trung Quốc đã khơi dậy nhu cầu bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ”, ông Jon Grevatt, nhà phân tích công nghiệp quốc phòng châu Á Thái Bình Dương, nói với IHS Jane.
Trung Quốc có mức chi tiêu quân sự 145 tỷ USD vào năm ngoái, theo ước tính của Mỹ. Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố 90% Biển Đông thuộc chủ quyền của họ. Việc Bắc Kinh đặt một giàn khoan dầu trị giá một tỷ USD trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hồi tháng 5 là một tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các nhà ngoại giao ASEAN.
Tập trung xây dựng lực lượng tàu bảo vệ bờ biển cũng cho phép Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện trên biển mà không cần sử dụng đến tàu chiến. Một số quốc gia đang tích cực tìm phương án đối phó với động thái này. Việt Nam đã dành khoảng 543 tỷ đồng để mua thêm 32 tàu giám sát và bảo vệ bờ biển.
Chi tiêu quốc phòng Đông Nam Á đã tăng 5%, lên mức 35,9 tỷ USD vào năm 2013, theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Theo dự báo của giới chuyên gia, nó sẽ tăng lên đến 40 tỷ USD vào năm 2016. Với con số ấy, chi tiêu quốc phòng của khu vực đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1992, SIPRI nhận định.
Địa phương hóa các hợp đồng quốc phòng
Mua sắm quốc phòng ở Đông Nam Á vẫn còn chịu sự chi phối từ việc chính phủ mua các khí tài tốn kém như máy bay hoặc tàu ngầm từ các nhà cung cấp quốc phòng phương Tây – bao gồm Lockheed Martin của Hoa Kỳ, máy bay Airbus của Pháp hay tập đoàn ThyssenKrupp AG của Đức. Khu vực này đã trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới về thiết bị quân sự và công nghệ, sau Ấn Độ.
Tuy nhiên, nếu nhìn thông suốt, từ hệ thống radar của Indonesia cho đến tàu ngầm của Singapore, các chính phủ đang nghiêng dần việc mua sắm để giúp họ pháp triển năng lực quốc phòng. Gần đây, các gói thầu mua sắm đều khá nhỏ, không có đột phá trong số lượng. Xu hướng phát triển mua bán vũ khí đang hướng đến việc đưa hoạt động sản xuất về địa phương.
Trong một minh chứng rõ ràng, Công ty sản xuất tàu chiến của Malaysia (Malaysia Boustead Heavy Industries) đang làm việc với nhà thầu hải quân quốc gia của Pháp (DCNS) về một hợp đồng đóng 6 tàu chiến ven bờ có trị giá 2,8 tỷ USD cho hải quân. Điều đặc biệt là quá trình đóng tàu sẽ diễn ra tại Malaysia.
“Chúng tôi mong muốn có thể sản xuất được 60% giá trị hợp đồng tại địa phương, và xem xét việc chuyển giao công nghệ đáng kể với các nhà cung cấp”, Ahmad Ramli Mohd Nor, Phó chủ tịch và là Giám đốc điều hành của Boustead, nói với Reuters.
Xe bọc thép chở quân Warthog, một sản phẩm quốc phòng “made in Singapore”. Ảnh: Infonet
“Quan trọng hơn, chúng tôi sẽ đã quyền sở hữu trí tuệ cho thế hệ tàu tuần tra ngoài khơi đầu tiên. Động thái đó có thể đặt nền tảng để khởi tạo thị trường quốc tế”, ông nói thêm. Theo đúng hình thức “chuyển giao công nghệ lĩnh vực quốc phòng”, mối quan hệ đối tác như thế có thể thúc đẩy các quốc gia xây dựng nền công nghiệp quốc phòng theo thời gian. Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công khi đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng trong nước. Hiện các công ty nội địa đã có thể đáp ứng một nửa nhu cầu thiết bị quân sự của đất nước.
Indonesia, quốc gia chi gấp đôi cho quốc phòng trong 5 năm qua, đã ký kết một hợp đồng xây dựng hệ thống phòng không trị giá 164 triệu USD với công ty Thales SA của Pháp trong năm nay. Một điều kiện của thỏa thuận này là Thales phải chuyển giao công nghệ sản xuất radar cho Công ty điện tử quốc gia Indonesia (PT LEN Industri).
Tương tự như vậy, Singapore vào cuối năm ngoái từng công bố sẽ mua hai tàu ngầm từ ThyssenKrupp của Đức với điều kiện ngành công nghiệp địa phương tham gia vào nỗ lực phát triển hệ thống chiến đấu.
Nga hưởng trái ngọt khi Trung Quốc nghênh ngang Ấn Độ bí mật đàm phán mua hai tàu ngầm hiện đại của Nga trong bối cảnh New Delhi vừa tố Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ.
Tấm gương Singapore
Hiện nay, Singapore là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến nhất trong khu vực, cũng như là một trong những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Đảo quốc giàu có đã xuất khẩu các thiết bị quốc phòng cho các nước như Nigeria hay Brazil. Lần đầu tiên họ bán vũ khí ra nước ngoài là vào năm 1971 và bán sang Malaysia. Chỉ trong năm 2012, Công ty Kỹ thuật Công nghệ Singapore (ST Engineering), nhà sản xuất vũ khí lớn nhất nước, đã tạo ra doanh thu đến 1,89 tỷ USD từ ngành công nghiệp đặc biệt này, SIPRI cho biết.
Trong một bước đột phá, một chi nhánh của ST Engineering cũng giành được một hợp đồng trị giá 256 triệu USD trong năm 2008 để cung cấp xe bọc thép vận tải quân tới Anh. Đây là hợp đồng đầu tiên mà Singapore cung cấp cho phương Tây. Nó cho thấy khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc phòng thế giới của quốc đảo nhỏ bé ở ASEAN.
“Singapore sẽ đồng ý giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài nhằm thúc đẩy lợi ích tốt nhất của cả hai bên, và sẽ không bị hạn chế bởi rất nhiều quy định và những kỳ vọng không thực tế”, Ron Matthews, Giáo sư kinh tế quốc phòng tại Đại học Cranfield của Anh cho biết.
Thế nhưng, hiện nay, sự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Đông Nam Á chưa đủ lớn để thay đổi vai trò của nó trên toàn cầu, các nhà phân tích cho biết. Việc ASEAN tăng chi tiêu quốc phòng tạo ra một lực hấp dẫn đối với các nhà sản xuất vũ khí trong bối cảnh châu Âu và Bắc Mỹ đang siết chặt ngân sách quân sự.
Khả năng non nớt của các công ty quốc phòng trong khu vực đồng nghĩa với việc họ không thể cạnh tranh với các ông lớn về các đơn hàng đòi hỏi trình độ cao hơn. Tuy vậy, họ có thể đi sâu vào các thị trường ngách, dễ dàng hơn, như là tập trung vào lĩnh vực đạn dược, tàu biển cỡ nhỏ và bảo trì.
Thời gian lâu dài có thể thay đổi nhận thức này, như kinh nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh, khi các công ty quốc phòng Đông Nam Á bắt đầu cạnh tranh để giành lấy các hợp đồng ngày càng lớn trên thị trường toàn cầu.
“Đây là một cơ hội ngắn hạn cho các công ty quốc phòng toàn cầu và cũng là một thách thức dài hạn cho chính họ”, ông John Dowdy, thành viên cấp cao của McKinsey & Company nhận định.
&’Thực lực quân sự Nhật mạnh hơn Trung Quốc’Số lượng vũ khí, thiết bị quân sự của Nhật Bản thua kém Trung Quốc, song chất lượng lại vượt trội hơn hẳn. Vì thế Tokyo có thể đánh bại Bắc Kinh trong một cuộc chiến trên biển.
Theo Tri Thức