ASEAN phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo

Theo dõi VGT trên

Trong những tháng qua, nhiều tàu hạm đội 7 đã tuần tra trên biển Đông.

Hãng tin Kyodo News (Nhật) ngày 28-2 đăng bài viết với tựa đề”Hội nghị hẹp bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không bằng lòng với hoạt động quân sự ở biển Đông của Trung Quốc”.

Hội nghị diễn ra ngày 27-2 tại thủ đô Vientiane (Lào). Về vấn đề biển Đông, tuyên bố chung được hội nghị ASEAN thông qua đã phản đối hoạt động xây đảo nhân tạo và củng cố cơ sở quân sự ở biển Đông.

Kyodo News ghi nhận tuyên bố chung không nêu đích danh Trung Quốc nhưng các hoạt động bị ASEAN phản đối nêu trên đều do Trung Quốc thực hiện.

Tuyên bố chung ghi nhận:

Các bộ trưởng ASEAN rất quan tâm đến diễn biến gần đây đang diễn ra ở biển Đông (ám chỉ hoạt động của Trung Quốc). Các bộ trưởng khẳng định các hoạt động này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, có thể làm phương hại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

Các bộ trưởng ASEAN tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và tự do bay qua ở biển Đông.

Các bộ trưởng ASEAN kêu gọi các nước tranh chấp tránh các hoạt động có thể gây phức tạp tình hình thêm nữa và tiếp tục giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng đầy đủ tiến trình pháp lý và ngoại giao, không đe dọa hay sử dụng vũ lực.

ASEAN phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo - Hình 1

Tàu đổ bộ USS Ashland trên biển Đông ngày 26-2. Ảnh: HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG

Kyodo Newsnhận định như các hội nghị ASEAN trước, hội nghị ASEAN lần này tiếp tục nhấn mạnh cần thiết lập một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm nguy cơ dẫn đến xung đột ở biển Đông.

Video đang HOT

Báo Ashahi Shimbun (Nhật) dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong cho biết ASEAN sẽ tổ chức một hội nghị trao đổi về vấn đề biển Đông với Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian và địa điểm chưa được quyết định.

Ngoài vấn đề an ninh hàng hải, hội nghị hẹp bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng bàn đến nhiều vấn đề khác, trong đó có các vấn đề an ninh phi truyền thống tiềm tàng như k.hủng b.ố, an ninh mạng, thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, di cư bất thường và buôn người.

Hội nghị hoàn toàn ủng hộ phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi các bên liên quan nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh và nhanh chóng nối lại đàm phán sáu bên.

Liên quan đến vụ k.hủng b.ố ở Jakarta (Indonesia) hồi tháng 1, các bộ trưởng ASEAN tiếp tục khẳng định cam kết của ASEAN cùng cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác chống k.hủng b.ố.

Báo The Straits Times (Singapore) đưa tin sau hội nghị ASEAN tại Lào, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nói với báo chí Singapore: Singapore là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, do đó ông sẽ tập trung bàn đến vấn đề thiết lập bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới.

Báo The Straits Times nhận định phát biểu trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa và máy bay chiến đấu đến đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

Ngày 28-2, Bộ Ngoại giao Singapore cho biết ông Vivian Balakrishnan sẽ đến thăm Trung Quốc trong hai ngày từ 29-2.

Ngày 27-2 (giờ địa phương), hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã phát thông cáo báo chí cho biết hôm trước đó, tàu đổ bộ USS Ashland đã thực hiện tuần tra thường lệ trong hải phận quốc tế ở biển Đông sau khi tham gia cuộc tập trận Hổ mang vàng 16 ở Thái Lan. Thông cáo cho biết trong những tháng qua có nhiều tàu khác của hạm đội 7 đã tiến hành hoạt động tương tự, như các tàu khu trục phóng tên lửa USS Curtis Wilbur, USS Lassen và USS Preble, tàu tấn công đổ bộ USS Essex, tàu tuần dương USS Chancellorsville và tàu chiến đấu ven bờ USS Fort Worth. Tàu USS McCampbell cũng đã thực hiện tuần tra tương tự vào ngày 22-2. ________________________________ Singapore không phải là nước tranh chấp. Bởi vì chúng ta là nước nhỏ, chúng ta phải kiên quyết duy trì một trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Nói cách khác, chúng ta không thể có một thế giới mà trong đó sử dụng sức mạnh là đúng đắn. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore VIVIAN BALAKRISHNAN

HOÀNG DUY

Theo PLO

ASEAN cứng rắn với hành động chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Tại Hội nghị Ngoại trưởng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 48 (AMM 48) đang diễn ra ở Malaysia, những hoạt động xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã trở thành một chủ đề chính chi phối các cuộc họp.

Bầu không khí hội nghị đã nhanh chóng nóng lên ngay từ đầu khi các nhà ngoại giao Đông Nam Á cho rằng động cơ xây dựng đảo nhân tạo gây tranh cãi của Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Thậm chí, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario còn tuyên bố thẳng rằng đây là "những hành động đơn phương và hung hăng".

Trung Quốc vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ

Hoạt động xâm chiếm trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đang là tâm điểm AMM 48 và tại đây, nước này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ. Trước khi khai mạc hội nghị hôm 4-8, Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng họ sẽ không thảo luận về những tranh cãi này trong các hội nghị của ASEAN.

Một ngày trước khi khai mạc AMM 48, hôm 3-8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vẫn khăng khăng cho rằng không nên "nói về các tranh cãi song phương" tại các cuộc gặp như trong khuôn khổ AMM 48, và việc đem những vấn đề này ra trước hội nghị sẽ chỉ "khiến mâu thuẫn leo thang". Ông này cũng nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không vì các áp lực mà nhượng bộ trong hoạt động cải tạo đất và xây dựng đảo của mình.

Ngoại trưởng Vương Nghị trắng trợn khẳng định các hoạt động của Trung Quốc đều được tiến hành trong cái gọi là phạm vi chủ quyền của nước này và không nên có cái nhìn thiên vị về vấn đề này, nhất là khi so sánh với các hoạt động xây dựng và cải tạo đất của nhiều quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền khác.

Tuy nhiên, quan điểm của phía Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của Philippines - quốc gia cùng với Việt Nam và một số nước khác đang bị Trung Quốc "bắt nạt" trong những cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông. Phát biểu trước những người đồng cấp ASEAN trong một cuộc họp vào buổi chiều 4-8, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố: "Như chúng tôi từng khẳng định, Philippines sẽ không bỏ qua bất kỳ hành động đơn phương và hung hăng nào của người láng giềng phương Bắc trên Biển Đông".

Ông Rosario cũng mạnh mẽ chỉ trích "Các hoạt động cải tạo đất và xây dựng quy mô lớn" của Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp, đồng thời cho rằng những hành động này đang làm "xói mòn hòa bình, an ninh và ổn định" trong khu vực. Ngoại trưởng Albert Del Rosario tuyên bố sẽ cùng Mỹ đưa ra vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và ARF.

Điều này trái ngược với mong muốn của Trung Quốc. Ngoại trưởng Del Rosario tuyên bố Philippines sẵn sàng góp phần làm giảm căng thẳng trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nếu Trung Quốc và các nước khác cùng có thiện chí. Thông cáo của Ngoại trưởng Del Rosario nêu rõ: "Philippines hoàn toàn ủng hộ đề nghị "3 ngừng" của Mỹ: ngừng đòi hỏi, ngừng xây dựng và ngừng các hoạt động gây hấn làm gia tăng căng thẳng". Thông cáo cũng cho biết thêm là Philippines sẽ chỉ chấp nhận đề nghị đó nếu như Trung Quốc và các nước có tranh chấp khác cũng làm tương tự.

Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, các nước ASEAN vẫn đưa vấn đề Trung Quốc gây căng thẳng Biển Đông ra thảo luận tại các cuộc họp. Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman cho biết vấn đề Biển Đông đã được "thảo luận một cách rộng rãi" trong suốt các cuộc họp ngày 4-8. Trao đổi với báo giới sau khi kết thúc Phiên họp toàn thể và Phiên họp hẹp của AMM 48, ông Aman cho biết: "Chúng tôi cũng đã thảo luận những hướng giải quyết vấn đề lòng tin đang bị xói mòn trong khu vực, sau hàng loạt diễn biến vừa qua tại Biển Đông, như các hoạt động xây dựng và cải tạo trái phép của Trung Quốc".

Theo ông Aman, các Ngoại trưởng ASEAN đang kêu gọi sự kiềm chế trong việc giải quyết tranh chấp. ASEAN đang tìm cách "triển khai những biện pháp phòng ngừa" để đảm bảo bất đồng giữa những quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn không bùng phát thành xung đột khu vực. Tuy nhiên, ông từ chối cho biết chi tiết.

Trong khi đó, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cũng bày tỏ quan ngại về việc các hoạt động của Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Trao đổi với báo giới, Tổng Thư ký Lê Lương Minh nói: "Chúng tôi yêu cầu (Trung Quốc) chấm dứt các hoạt động gây quan ngại này. Đây là những hoạt động làm xói mòn lòng tin giữa các bên liên quan và gây phức tạp hóa tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông (COC)". Theo ông Lê Lương Minh, "trong bối cảnh hiện nay, ASEAN và Trung Quốc càng cần nhanh chóng hoàn tất COC".

Trước đó, Bắc Kinh luôn khẳng định các tranh cãi phải được giải quyết theo cơ chế song phương giữa các bên có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Các nhà ngoại giao và giới phân tích cho rằng lập trường này là nhằm ngăn cản ASEAN thành lập một mặt trận thống nhất hơn trong việc chống lại Trung Quốc.

ASEAN cứng rắn với hành động chiếm Biển Đông của Trung Quốc - Hình 1

Hoạt động xâm chiếm và xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông

Những năm gần đây, mỗi lần Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp, Trung Quốc đều lên tiếng đòi các đối tác không được đề cập đến tranh chấp ở Biển Đông. Bắc Kinh đã một lần thành công vào năm 2012, khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN. Năm nay cũng thế, trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục cảnh báo là không nên nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Kuala Lumpur (Malaysia). Tuy nhiên, có vẻ như Bắc Kinh lần này sẽ hoài công vì Malaysia không phải là Campuchia. Malaysia không phải là Campuchia

Phát biểu ngay trong phiên khai mạc ngày 4-8, dù với lời lẽ rất ngoại giao, nhưng Ngoại trưởng Malaysia - nước hiện là Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN - đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc và khẳng định rằng ASEAN cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để cho mọi người thấy rõ những nỗ lực của các bên trong việc tìm ra một giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Tuyên bố này được cho là một lời đả kích nhắm vào Trung Quốc.

Bên cạnh nước chủ nhà Malaysia, người ta cũng chờ đợi một số quốc gia khác như Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ hay Singapore, Indonesia nêu lên vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp. Theo ông Mark Toner, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chắc chắn sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) vì đó là "một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề an ninh tối quan trọng".

Các nhà quan sát cho rằng quan điểm của Mỹ rất hợp lý vì tranh chấp ở Biển Đông là một vấn đề liên quan đến an ninh khu vực. Nếu không đưa vấn đề này ra trước ARF - một diễn đàn an ninh hiếm hoi ở châu Á - thì sẽ thảo luận ở đâu?

Vấn đề đối với Trung Quốc là do các yêu sách chủ quyền và hành động thái quá của nước này tại Biển Đông bị phản đối rộng rãi, nên Bắc Kinh không muốn bị v.ạch m.ặt chỉ tên trên các diễn đàn đa phương. Bên cạnh đó, Trung Quốc chỉ muốn giải quyết tranh chấp ở Biển Đông song phương với từng nước - một chủ trương bị cáo buộc là nhằm dễ dàng bắt nạt các nước yếu hơn mình.

Tóm lại, căn cứ vào những phản ứng được đưa ra ngay sau khi giới lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc cho rằng không nên đề cập đến vấn đề Biển Đông tại các Hội nghị ASEAN, có thể nói rằng mưu toan nhấn chìm vấn đề này của Bắc Kinh sẽ thất bại hoàn toàn. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vào năm 2012 diễn ra ở Phnom Penh, Campuchia - nước vốn đã trở thành đồng minh thân cận của Trung Quốc - đã dùng tư cách Chủ tịch luân phiên ASEAN để từ chối đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận hay đưa vào Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng năm đó.

Phát biểu với hãng tin của Pháp, một nhà ngoại giao tham gia trực tiếp các cuộc họp tại Kuala Lumpur đã có một nhận định thẳng thừng rằng Malaysia "không phải là Lào hay Campuchia". Theo hãng tin Reuters của Anh, một bản dự thảo Tuyên bố chung sẽ được công bố sau khi Hội nghị kết thúc đã nêu bật thái độ quan ngại của ASEAN trước các diễn biến mới đây tại Biển Đông, được cho là có khả năng "phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông".

Bản tuyên bố chung còn cho rằng cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề lòng tin đang suy giảm giữa các bên tranh chấp. Nước Chủ tịch ASEAN được cho là có một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo một tuyên bố chung như vậy.

Theo An ninh Thủ đô

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?
11:05:53 30/06/2024
Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một
20:11:28 30/06/2024
Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
23:00:44 30/06/2024
Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe
05:48:28 01/07/2024
Canada: WestJet hủy khoảng 700 chuyến bay do nhân viên kỹ thuật đình công
19:43:24 01/07/2024

Tin đang nóng

Mỹ nam bị đuổi khỏi showbiz vì cả gan làm điều cấm kỵ, hết thời vẫn sống ung dung với gần 400 tỷ
06:45:15 02/07/2024
Diện mạo chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân
07:56:34 02/07/2024
Sao Việt 2/7: Con trai Lệ Quyên gặp gỡ Mr.Đàm, Bảo Thanh khoe tủ g.iải t.hưởng
07:38:24 02/07/2024
Vợ cũ Bằng Kiều bỏ 10 nghìn đô đi du lịch với 3 con trai: Tiết lộ lý do 4 mẹ con ở chung một phòng
07:59:17 02/07/2024
Nam NSƯT tiết lộ điều sợ nhất trong đời sống hôn nhân với vợ kém 22 t.uổi, dự định vào viện dưỡng lão
06:15:00 02/07/2024
Sao nữ Vbiz vướng tin chia tay bạn trai Việt kiều sau gần 8 năm yêu
06:41:31 02/07/2024
Diva Hà Trần và Tùng Dương "gương vỡ lại lành"
08:03:01 02/07/2024
Chủ tịch và nàng thơ showbiz đã bí mật đăng ký kết hôn?
06:21:57 02/07/2024

Tin mới nhất

Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga

07:06:25 02/07/2024
Chính quyền Cộng hòa Tuva ở Siberia cho biết đã áp dụng biện pháp trên khi nắng nóng khắc nghiệt, gió mạnh và giông khô gây ra cháy rừng.

'Thuật xoay chuyển' khối Rubik

06:57:33 02/07/2024
Lâu nay Hungary được biết đến như một thành viên có nhiều khác biệt so với phần còn lại của EU, với nhiều lần khiến EU bế tắc trong việc đưa ra các quyết sách chung.

Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững

06:45:08 02/07/2024
Đ.ánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực ngư nghiệp, Vụ trưởng Hussain cho biết hai nước có mối quan hệ tốt cả ở cấp độ song phương và khu vực trong lĩnh vực thủy sản.

Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không

06:42:43 02/07/2024
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia pháp lý, việc Tòa án Tối cao quyết định thế nào trong cuộc chiến pháp lý này, về nhiều mặt, ông Trump vẫn được coi như là giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Khoảng 50 tù nhân Palestine được trả tự do

06:40:20 02/07/2024
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết việc phóng thích các tù nhân được thực hiện sau khi Tòa án Tối cao nước này mở phiên điều trần vụ kiện của các nhóm bảo vệ nhân quyền về tình trạng khắc nghiệt trong các trại giam.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU

06:00:52 02/07/2024
Tuần trước, EU cũng công bố những thông tin tương tự với Apple, đ.ánh dấu lần đầu tiên Brussels đưa ra các cáo buộc chính thức theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của khối.

Nga nâng cấp tàu tên lửa nhỏ, đối phó với 'xuồng tự hành' Ukraine

05:58:51 02/07/2024
Do các cuộc tấn công thường xuyên, hạm đội Nga buộc phải hạn chế hoạt động ngoài Sevastopol và di chuyển nhiều tàu chiến đến các cảng xa hơn, như Novorossiysk vào mùa thu năm 2023.

Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar

05:57:06 02/07/2024
Cục Khí tượng Thủy văn cho biết nước sông Ayeyarwady đã dâng cao hơn 1,5m so với mức cảnh báo nguy hiểm tại thị trấn Myitkyina. Dự báo, nước sông sẽ dâng thêm 60cm trong 2 ngày tới tại khu vực này.

Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế

22:02:09 01/07/2024
Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.

Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á

22:00:06 01/07/2024
Tham dự hội nghị có các đại biểu đại diện cho 10 nước thành viên ASEANAPOL, các đối tác, đối thoại và quan sát viên cũng như đại biểu khách mời của 5 tổ chức đối tác. Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam cử 3 đại biểu tham dự hội nghị.

Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước

21:53:42 01/07/2024
Buổi lễ diễn ra tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra. Là một nhà lãnh đạo cộng đồng và doanh nghiệp nổi tiếng, bà Mostyn trở thành người phụ nữ thứ 2 đảm nhiệm cương vị này tại Australia.

Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto

21:51:29 01/07/2024
Nhiều hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn, tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ dưới 13 t.uổi có được làm thêm vào dịp hè?

Tin nổi bật

09:36:04 02/07/2024
Dịp hè này, tôi dự định cho con trai 12 t.uổi làm thêm ở quán cà phê để cháu biết giá trị của sức lao động. Việc này có được hay không? , Nguyễn Hoàng Anh (TPHCM).

Tan chảy với nhan sắc cực phẩm của Midu khi mặc áo cưới

Người đẹp

09:35:55 02/07/2024
Diễn viên Midu khoác lên mình chiếc váy cưới lộng lẫy, tinh khôi khiến bao người xao xuyến...Nhan sắc ngọt ngào làm bao người mê đắm.

Người già nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Sức khỏe

09:32:46 02/07/2024
Tuy nhiên, người già thường có các bệnh lý nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ m.áu, gout... do vậy khi uống sữa có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, dị ứng, lắng đọng canxi.

Đạo chích bị phát hiện do điện thoại cài định vị

Pháp luật

09:21:57 02/07/2024
Sáng 1-7, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn Tùng (sinh năm 1995, trú TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) 9 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 86: Đức Anh chính thức 'hạ gục' Hân

Phim việt

09:20:38 02/07/2024
Dù cô vợ cũ có cứng đầu và quyết tâm ly hôn thế nào thì cuối cùng vẫn không thể chạy thoát được mưu kế của Đức Anh.

Trồng tre, trúc trước nhà có thật sự tốt? Chuyên gia phong thủy lí giải ai cũng giật mình

Trắc nghiệm

09:14:38 02/07/2024
Trước cửa không trồng tre, sau nhà không trồng cây . Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tre, trúc vẫn có thể trồng trước nhà.Đâu mới là lời khuyên đúng đắn?

Vợ tôi đêm nào cũng gọi người đàn ông lạ có tên "Anh Sinh", nhìn cô ấy làm trò ngớ ngẩn mỗi tối trước khi ngủ mà tôi "phát điên"

Góc tâm tình

09:13:48 02/07/2024
Vợ tôi rất giỏi nghĩ ra mấy trò điên rồ. Vợ tôi năm nay đã 33 t.uổi, tức là U40 đấy ạ. Thế mà tính cách cô ấy chẳng khác gì mấy thanh niên Gen-Z.

Con gái nuôi "vua cải lương" đăng ảnh gây lóa mắt, xứng danh hậu duệ gia tộc danh giá nhất

Sao việt

09:09:26 02/07/2024
Con gái nuôi của vua cải lương Kim Tử Long là Bình Tinh vừa chia sẻ loạt ảnh được khán giả tặng quà và hoa t.iền sau khi kết thúc một đêm diễn.

Taylor Swift kết thúc Eras Tour vào tháng 12

Nhạc quốc tế

09:02:12 02/07/2024
Taylor Swift chính thức công bố về chuyến lưu diễn vào tháng 11-2022 trên mạng xã hội, nó được cô miêu tả là cuộc hành trình xuyên suốt sự nghiệp âm nhạc của mình.

Inside Out 2 - Phim 1 tỷ USD đầu tiên của năm 2024

Phim âu mỹ

07:44:27 02/07/2024
Đáng chú ý, doanh thu phần 2 đã vượt phần t.iền nhiệm (859 triệu USD) dù vẫn chưa rời rạp chiếu. Theo dự kiến, bộ phim vẫn sẽ tiếp tục tăng doanh thu mạnh mẽ trong thời gian tới.

'Đào, Phở và Piano' cạnh tranh với 'Mai' tại LHP Châu Á Đà Nẵng 2024

Hậu trường phim

07:29:55 02/07/2024
63 tác phẩm điện ảnh trong nước và quốc tế sẽ tranh giải và trình chiếu từ ngày 2-6/7, tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng 2024 (DANAFF II)