ASEAN phải làm gì để giải quyết mối lo Biển Đông?
Biển Đông không chỉ là mối lo địa chính trị đối với ASEAN mà còn đối với hòa bình và ổn định trong toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Đó là nhận định của tác giả Saikat Kumar Basu trong một bài viết đăng trên báo Jakarta Post của Indonesia.
Theo tác giả Saikat Kumar Basu, hành động hung hăng đe dọa của Trung Quốc đối với yêu sách lãnh thổ và lãnh hải của một số quốc gia ven Biển Đông đã gây bất lợi cho hợp tác quốc tế và xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng Châu Á nhỏ hơn.
ASEAN cần hợp tác hơn nữa về chiến lược, ngoại giao và quốc phòng với các nước lớn như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Mỹ.
Trong hoàn cảnh hiện nay, điều quan trọng là ASEAN cần hợp tác hơn nữa về chiến lược, ngoại giao và quốc phòng với các nước lớn trong khu vực như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Mỹ.
Video đang HOT
Sự can thiệp gần đây của Mỹ trong khu vực được xem là một đối trọng trước các mối đe dọa an ninhnghiêm trọng nhắm vào một số quốc gia thành viên ASEAN và những mưu đồ hủy hoại chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông của các nước này.
Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang nổi lên trở thành ” người khổng lồ kinh tế” của Châu Á. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tỏ ra năng nổ nhiệt tình trong việc thiết lập quan hệ chiến lược, ngoại giao và kinh tế- xã hội với một số quốc gia ở Viễn Đông và khu vực Đông Nam Á.
Chuyến thăm Malaysia của Thủ tướng Modi là một cơ hội lớn cho các nước thành viên ASEAN, trong đó có Malaysia, để thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế-xã hội và quốc phòng mạnh mẽ hơn với Ấn Độ.
“Hành lang kinh tế Đông” ở Ấn Độ đang được xây dựng để kết nối tiểu lục địa Ấn Độ, qua Bangladesh-Myanmar-Thái Lan đến Đông Nam Á.
Hợp tác chiến lược-kinh tế dài hạn giữa tiểu lục địa Ấn Độ và ASEAN có thể mở ra cơ hội mới trong hợp tác an ninh, kinh tế-xã hội, ngoại giao… giữa hai khu thương mại đông dân cư vào bậc nhất thế giới và có thể dễ dàng thay đổi vận mệnh kinh tế của toàn khu vực.
Việc tăng cường quan hệ hơn nữa giữa Cộng đồng kinh tế ASEAN và Ấn Độ, hai nền kinh tế lớn trên thế giới, sẽ là một chiến lược hữu hiệu chống lại các mối đe dọa an ninh đối với một số nước thành viên ASEAN ven Biển Đông.
Theo Kiến Thức
Mỹ thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi Iraq
Mỹ đã gia tăng sức ép buộc Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi Iraq nhằm tháo ngòi cuộc tranh cãi đã làm sứt mẻ quan hệ giữa 2 nước có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống IS, theo AP.
Thủ tướng Iraq al-Abadi và Phó tổng thống Mỹ Biden trong một cuộc gặp - Ảnh: AFP
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi ngày 16.12 đã ghi nhận tuyên bố của Baghdad rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm chủ quyền của Iraq bằng cách điều quân sang một căn cứ huấn luyện ở miền bắc Iraq. Ông Joe Biden nói việc triển khai trên "diễn ra mà không có sự ưng thuận trước của chính phủ Iraq", Nhà Trắng cho biết.
Chính phủ Iraq đã phẫn nộ trước hành động của Thổ Nhĩ Kỳ khi nước này đưa lực lượng tăng viện đến căn cứ ở vùng Bashiqa, gần thành phố Mosul hiện nằm dưới quyền kiểm soát của IS. Ông al-Abadi đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân ngay lập tức khỏi lãnh thổ Iraq.
Tuy nhiên Ankara khăng khăng cho rằng việc tăng cường quân là cần thiết nhằm bảo vệ lực lượng nước này khỏi các cuộc tấn công của IS, một lo ngại không phải không có lý khi hôm 16.12, các tay súng IS đã tấn công trại trên, giết chết 3 chiến binh Iraq theo Hồi giáo dòng Sunni và làm bị thương nhiều chuyên gia huấn luyện của Thổ Nhĩ Kỳ.
Căng thẳng giữa Iraq và Thổ đã khiến Mỹ phân tâm giữa lúc đang phải cố gắng thuyết phục Ankara tăng cường chiến đấu chống IS, trong khi bản thân quân đội Mỹ cũng đang đẩy mạnh nỗ lực diệt trừ các tay súng cực đoan này. Ông Biden và nhiều quan chức Mỹ khác đã làm việc liên tục qua điện thoại trong những ngày qua, thúc giục cả Thủ tướng Iraq al-Abadi lẫn người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu giải quyết tranh cãi giữa 2 bên.
Kể từ khi Baghdad lên tiếng phản đối, Ankara đã ngừng điều thêm quân và triệt thoái một số lượng không xác định binh sĩ mà họ điều sang miền bắc Iraq mới đây. Phó tổng thống Biden hoan nghênh động thái này nhưng khẳng định điều đó phải được tiếp tục. Trong một tuyên bố, Nhà Trắng nói rằng ông Biden đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ triệt thoái "bất kỳ lực lượng quân sự nào khỏi lãnh thổ Iraq vốn không được chính phủ Iraq cho phép".
Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái đã đưa các chuyên gia quân sự đến trại Bashiqa, nơi các lực lượng người Kurd và người Iraq theo Hồi giáo dòng Sunni đang được huấn luyện chống IS.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Iraq yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút toàn bộ quân khỏi lãnh thổ Chính phủ Iraq tiếp tục yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ "rút quân hoàn toàn" khỏi lãnh thổ nước này, cho rằng số binh sĩ rời khỏi doanh trại hôm qua là chưa đủ. Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra một con đường đến thị trấn Beytussebab, tỉnh Sirnak, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 28/9. Ảnh: Reuters. Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu...