ASEAN phải đoàn kết trong vấn đề Biển Đông
Nếu ASEAN không duy trì được đoàn kết nội khối, vai trò của ASEAN trong các cơ chế hợp tác khu vực sẽ sụt giảm, lợi ích của các nước thành viên ASEAN sẽ bị phớt lờ.
Đó là ý kiến thống nhất mà nhiều học giả quốc tế đã trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực”. Hội thảo vừa bế mạc vào chiều 21/11 với 36 tham luận và 107 ý kiến thảo luận của học giả 27 nước và vùng lãnh thổ.
Hội thảo quốc tế về biển Đông đã bế mạc vào chiều 21/11
Cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý
Trên khía cạnh pháp lý, các học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước luật biển 1982. Theo đó, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ lãnh thổ đất liền của các quốc gia ven biển phải được tôn trọng. Đặc biệt, khi một quốc gia tham gia vào Công ước luật biển thì phải tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của Công ước và từ bỏ các yêu sách lịch sử về các vùng biển của mình trước đây.
Các học giả xem xét tác động và hiệu lực phán quyết mới nhất của của Tòa án quốc tế về phân định biển giữa Nicaragua và Colombia ngày 19/11/2012 đối với tranh chấp Biển Đông. Theo đó, các học giả đánh giá rằng, các đảo nhỏ của Trường Sa và Hoàng Sa sẽ chỉ có 12 hải lý lãnh hải. Các đại biểu nhất trí rằng đường lưỡi bò và cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và gây quan ngại cho các quốc gia có liên quan.
Lâp luân vê quyên lịch sử của Trung Quôc cũng không có cơ sở. Quyền lịch sử của các quốc gia khác nếu có được thiết lập cũng phải nhường hiệu lực cho quyền chủ quyền và quyền tài phán mà Công ước luật biển 1982 quy định là đặc quyền cho các quốc gia ven biển.
Video đang HOT
Vì vậy, tại Biển Đông, sự tồn tại của yêu sách quyền lịch sử chiếm đến hơn 80% diện tích của vùng biển nửa kín này mà không dựa trên các cơ sở pháp lý, không được thừa nhận bởi các quốc gia hữu quan, chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển là sự đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát xung đột và giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, các học giả khuyến nghị các bên tranh chấp hợp tác khảo sát các điều kiện tự nhiên và địa lý của các thực thể tại biển Đông,nhằm xác định quy chế pháp lý của các thực thể này theo quy định của Công ước luật biển 1982. Trên cơ sở khảo sát đó, các bên trong tranh chấp làm rõ phạm vi các yêu sách về chủ quyền và vùng biển tại biển Đông.
Giải pháp hòa bình là con đường duy nhất
Đánh giá về tình hình chung, các học giả đều cho rằng Biển Đông đang ngày càng trở thành tâm điểm sự chú ý của các các nước trong và ngoài khu vực do trọng tâm kinh tế, chính trị thế giới đang chuyển dịch về Châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực đều coi biển là không gian an ninh và không gian phát triển quan trọng nhất trong thể kỷ 21.
Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho Biển Đông trong những năm qua diễn biến ngày càng phức tạp, có lúc tưởng chừng như rơi vào “bế tắc”. Có ý kiến học giả cho rằng, khu vực cần cảnh giác không rơi vào một cuộc chiến tranh tránh “mát” (không còn lạnh nhưng chưa tới mức nóng) giữa các nước lớn.
Một số học giả cho rằng, quá trình hiện đại hóa quân đội trong khu vực đã dẫn tới gia tăng nhanh chóng năng lực quốc phòng của các nước trong khu vực. Việc này tuy có mặt tích cực là giúp các nước khu vực tăng cường khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực như phòng chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia trên biển, cứu trợ cứu nạn, nhưng cũng làm tăng rủi ro va chạm, đụng độ rất khó kiểm soát giữa các lực lượng ở trên biển.
Nhiều đại biểu khẳng định, kinh nghiệm lịch sử cho thấy sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không thể giải quyết được các tranh chấp như ở Biển Đông. Do vậy, các giải pháp hòa bình là con đường duy nhất. Cần thúc đẩy vai trò của ASEAN như nhân tố thúc đẩy đối thoại và hợp tác.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi tìm kiếm giải pháp lâu dài, điều cấp bách nhất hiện nay là kiểm soát không để bất đồng làm nảy sinh xung đột, khủng hoảng. Do vậy, các bên cần nhanh chóng xây dựng các cơ chế khu vực nhằm định hướng ứng xử của các bên trong các tình huống cụ thể, như việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Theo các nhà nghiên cứu quốc tế, trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhiều chính quyền trung ương không còn hoàn toàn kiểm soát được mọi hành vi và chính sách đối ngoại của quốc gia đó, khiến tình hình Biển Đông càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Một số học giả cảnh báo, các khác biệt lợi ích giữa các nước thành viên ASEAN sẽ là thách thức lớn nhất đối với ASEAN trong những năm tới. Do đó, vấn đề quan trọng lúc này là phải duy trì được đoàn kết nội khối.
Theo Dantri
Hợp tác đa phương cho vấn đề biển Đông
Theo các chuyên gia, đàm phán đa phương cho vấn đề biển Đông đã mang lại tín hiệu khả quan trong thời gian qua và là xu hướng tất yếu.
Phát biểu trong Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 4 về biển Đông đang diễn ra tại TP.HCM, Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ: "Năm qua, chúng ta cũng chứng kiến những nỗ lực vượt bậc của các bên trực tiếp và không trực tiếp liên quan đến tranh chấp, góp phần vào việc ngăn ngừa xung đột, thúc đẩy hợp tác để biển Đông tiếp tục là khu vực hòa bình". Ông Quý nhấn mạnh: "Trong nhiều hội nghị, trên nhiều diễn đàn chính thức của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, biển Đông [...] đã trở thành chủ đề quan trọng được quan tâm và thảo luận thẳng thắn hơn, thực chất hơn trên tinh thần tôn trọng luật pháp, công khai, minh bạch, vì lợi ích của các bên liên quan và lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế".
Do vậy, với việc tranh chấp trên biển Đông trở thành mối quan tâm lẫn quan ngại chung trong cộng đồng quốc tế, phương thức thảo luận đa phương đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong những cột mốc quan trọng đánh dấu những tiến bộ trong tiến trình giải quyết bất đồng.
Các chuyên gia quốc tế thảo luận tại hội thảo - Ảnh: Ngô Minh Trí
Trao đổi với Thanh Niên bên lề hội thảo, các chuyên gia quốc tế đều nhất trí với quan điểm trên. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói: "Cho dù có ý kiến cho rằng không nên quốc tế hóa vấn đề biển Đông, nhưng thực ra nó đã được quốc tế hóa từ cách đây 10 năm, ngay từ lúc Trung Quốc và ASEAN tiến hành đàm phán để cho ra đời Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC). Bên cạnh đó, hãy nhớ lại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm ngoái khi có ý kiến cho rằng không nên đưa biển Đông vào chương trình nghị sự, thì 16 quốc gia trong tổng số 18 nước tham gia đã không đồng ý và tiếp tục thảo luận về vấn đề này".
GS Thayer kết luận: "Do vậy, không có gì ngăn cản được các hội nghị quan trọng trong khu vực tiếp tục thảo luận chuyện biển Đông. Điều quan trọng là chính nhờ phương thức thảo luận và đàm phán đa phương mà vào tháng 7.2011, các bên liên quan đã cho ra đời bản hướng dẫn thực thi DOC để tiến tới thành lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Đây là kết quả quan trọng mà phương thức đa phương mang lại, nếu so với 5 hay 10 năm trước khi các bên liên quan hầu như không đạt được gì đáng kể".
Tiến sĩ Mark Valencia của Viện Nautilus (Mỹ) thì chỉ rõ điểm lấn cấn trong việc tiếp cận phương thức đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN: "Trung Quốc viện dẫn một điều khoản trong DOC cho rằng giải pháp của bất đồng trên biển Đông chỉ nên được giải quyết giữa các bên liên quan. Trong khi đó, ASEAN khẳng định phương thức đàm phán của mình nhằm hướng tới bộ quy tắc điều chỉnh hành vi". Ông Valencia kết luận với Thanh Niên: "Và do vậy, theo quan điểm của ASEAN, thì mọi đàm phán liên quan đến vấn đề biển Đông hoàn toàn có thể dựa trên cơ sở đa phương".
Cần một ASEAN gắn kết
Các chuyên gia quốc tế cho rằng vì tính cần thiết của việc duy trì phương thức đàm phán đa phương, ASEAN càng phải gắn kết hơn bao giờ hết để đảm bảo một COC chính thức và có tính ràng buộc pháp lý ra đời. Tiến sĩ Valencia khẳng định: "ASEAN phải có quan điểm trung lập, hướng tới tương lai và khuyến khích giải pháp hòa bình cho tất cả các vấn đề trên biển Đông".
Thế nhưng, ngay cả những nước ASEAN được coi là có vai trò trung lập trong tiến trình đàm phán COC cũng có thể đánh mất vai trò này, xuất phát từ một vấn đề muôn thuở: yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng câu chuyện này vẫn cứ tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xưa nay vẫn thế: Trung Quốc viện dẫn "đường lưỡi bò" để biện minh cho các hành động của mình trên biển Đông các chuyên gia trung lập quốc tế tiếp tục phản bác tính giá trị của nó. Thế nhưng, chủ đề trên vẫn tiếp tục là điểm nóng bàn luận tại các cuộc hội thảo quốc tế.
Tiến sĩ Valencia chỉ rõ: "Không có gì mới, nhưng đường lưỡi bò ảnh hưởng rất nhiều đến tiến trình đàm phán COC. Vì nếu Trung Quốc tiếp tục mập mờ về các chứng cứ nhằm tuyên bố cái gọi là chủ quyền, đường lưỡi bò sẽ liếm luôn cả vùng kinh tế đặc quyền của Indonesia - nước đang có nhiều nỗ lực trung gian trong tiến trình giải quyết các bất đồng biển Đông". Vì thế, theo ông, dưới con mắt của Trung Quốc, Indonesia vừa không trung lập cũng chẳng khả tín trong bất kỳ tiến trình giải quyết bất đồng hay đàm phán COC.
Với những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, chặng đường trước mắt của ASEAN để tiến tới bộ COC hoàn chỉnh còn lắm gập ghềnh, theo các chuyên gia. GS Thayer kết luận: "Để ASEAN đạt được đồng thuận về một dự thảo COC đã là một nhiệm vụ khó. Càng khó hơn khi phải luôn hết sức cẩn trọng vì theo tôi: một khi ASEAN đã đồng thuận ở từng điều khoản, dù là nhỏ nhất, trong dự thảo COC thì sẽ không có cơ hội thay đổi bất cứ điều gì khi đưa bộ quy tắc này ra đàm phán với Trung Quốc".
Theo TNO
Nỗ lực hơn nữa cho biển Đông Những dịch chuyển gần đây khiến sự phức tạp của vấn đề biển Đông đang gia tăng nên cần phải có thêm nỗ lực từ nhiều phía. Sáng qua 19.11, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực" chính thức khai mạc tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lựa chọn khó khăn

Mỹ đề xuất phí qua cảng tối đa 1,5 triệu USD với tàu Trung Quốc

Nguyên nhân Trung Quốc muốn EU tham gia đàm phán hòa bình ở Ukraine

Nguyên nhân ban đầu gây ra vụ sập dầm cầu nghiêm trọng ở Hàn Quốc

Apple đầu tư lớn vào thị trường Mỹ

Mỹ, Pháp thể hiện quan điểm trái chiều về giải pháp cho Ukraine

Phát hiện dấu hiệu của bãi biển 'nghỉ dưỡng' trên Sao Hỏa

Cuộc tìm kiếm mới MH370 kỳ vọng giải mã bí ẩn lớn nhất hàng không hiện đại

EU và Israel nối lại đối thoại về tương lai của Gaza

Hàn Quốc: Mùa hoa Xuân năm 2025 muộn hơn thường lệ do thời tiết lạnh

Tổng thống Trump: Thuế quan 25% với Canada và Mexico có hiệu lực vào tuần tới

Những diễn biến bất ngờ trong cuộc bỏ phiếu tại LHQ về vấn đề Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Ai chi trả toàn bộ chi phí điều trị chấn thương cho Nguyễn Xuân Son?
Sao thể thao
5 giờ trước
Chào hè bằng mốt tóc ngắn siêu xinh, vừa trẻ trung vừa làm gọn gương mặt
Thời trang
5 giờ trước
Những vận động viên Việt Nam có thu nhập cao nhất lịch sử: Ai đang dẫn đầu?
Tin nổi bật
5 giờ trước
Ngành du lịch Thái Lan lao đao vì vấn đề an ninh

5 cây phong thủy 'ưa chịu khổ', thích sống chậu nhỏ, ghét chậu to, là cây nào?
Trắc nghiệm
7 giờ trước
Cộng đồng mạng gọi tên Phạm Thoại: 16 tỷ đồng chi thế nào, không phải chỉ sao kê
Netizen
7 giờ trước
Thanh Hóa: làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trên suối Cổ Đam
Sức khỏe
7 giờ trước