ASEAN phải đoàn kết
ASEAN cần đoàn kết, giữ vững vai trò trung tâm và dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác tại khu vực nhằm ứng phó kịp thời với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên như vấn đề khủng bố, mặt trái của sự phát triển của công nghệ, an ninh mạng.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại ADMM hẹp. Ảnh: QĐND
Sáng 17-11, Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan. Tại hội nghị, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã trao đổi quan điểm về môi trường an ninh quốc tế và khu vực.
Các bộ trưởng đều khẳng định, ASEAN cần đoàn kết, giữ vững vai trò trung tâm và dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác tại khu vực nhằm ứng phó kịp thời với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên như vấn đề khủng bố, mặt trái của sự phát triển của công nghệ, an ninh mạng.
Video đang HOT
Các bộ trưởng cũng trao đổi sâu về các thách thức an ninh biển, trong đó có biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông đối với an ninh khu vực và trên thế giới.
Đồng tình với chia sẻ của các trưởng đoàn, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh đến tuân thủ luật pháp quốc tế để tránh việc diễn giải hoặc chỉ áp dụng luật pháp quốc tế khi có lợi cho mình gây ra sự nghi kỵ, mất lòng tin với nhau và thậm chí còn dẫn đến nguy cơ leo thang căng thẳng, đối đầu.
Dẫn ví dụ về những căng thẳng trên biển Đông vừa qua, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng, để biển Đông thực sự thành vùng biển hòa bình ổn định và phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết là luật pháp quốc tế và chuẩn mực quốc tế; đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 phải được tôn trọng và điều này đòi hỏi cam kết nghiêm túc và trách nhiệm gìn giữ của tất cả các quốc gia trong và ngoài khu vực.
MINH CHÂU
Theo SGGP
Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ bàn chuyện biển Đông
Những vấn đề liên quan đến tình hình biển Đông sẽ được thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thái Lan từ ngày 2 đến 4-11.
Theo tờ Bangkok Post ngày 29-10, nội dung bản dự thảo những văn kiện quan trọng dành cho một loạt hội nghị nói trên cho thấy các nhà lãnh đạo ASEAN và các quốc gia đối tác đối thoại sẽ ghi nhận nỗi quan ngại về các hoạt động cải tạo đất ở biển Đông.
Các nhà lãnh đạo cũng sẽ tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường niềm tin lẫn nhau, tự kiềm chế, tránh các hành động có thể làm tình hình thêm phức tạp. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Tình hình biển Đông sẽ được thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thái Lan từ ngày 2 đến 4-11 Ảnh: Reuters
Theo Bộ Ngoại giao Philippines hôm 28-10, Tổng thống Rodrigo Duterte dự kiến thúc đẩy việc hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) khi ông dự các hội nghị nói trên. Bà Junever Mahilum-West, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, cho biết ông Duterte nhiều khả năng phát biểu về vấn đề COC tại hội nghị trong bối cảnh Manila đang đóng vai trò điều phối viên của quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc. Cũng theo bà Mahilum-West, lãnh đạo các nước khác cũng có thể trình bày lập trường về COC tại hội nghị.
Theo tờ Manila Times, COC là một trong những vấn đề hàng hải được nhà lãnh đạo Philippines đề cập khi ông thăm Trung Quốc hồi tháng 8. Tại cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Duterte nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn tất bộ quy tắc này vì nó giúp giải quyết nhiều xung đột.
Phát biểu trước thềm các hội nghị ở Thái Lan, ông Albert Del Rosario, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, kêu gọi Manila và các thành viên ASEAN khác thúc đẩy Trung Quốc nhất trí về một COC "có những nội dung cụ thể", như nói không với bất kỳ vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới nào. Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell cảnh báo COC "sẽ gây hại" cho khu vực và tự do hàng hải nếu bị Trung Quốc sử dụng để hợp pháp hóa các hành vi ngang ngược và yêu sách hàng hải sai trái của mình.
Hoàng Phương
Theo Nguoilaodong
Việt Nam nêu mô hình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng dù có khác biệt về vấn đề Biển Đông, các nước cần duy trì hòa bình, hợp tác để từng bước giải quyết mâu thuẫn. "Biển Đông là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, tiềm ẩn nguy cơ xung đột....