ASEAN phá vỡ kế “chia để trị” của Trung Quốc?
Cách đây một năm, Trung Quốc dường như đã ít nhiều giành được thành công trong chiến thuật “chia để trị” đối với ASEAN bằng việc lôi kéo đồng minh Campuchia, khiến Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại không thể đưa ra được một tuyên bố chung trong Hội nghị Ngoại trưởng. Tuy nhiên, một năm sau, mọi việc đã đổi khác. ASEAN đã “vô hiệu hóa” được chiến thuật “chia để trị” của Trung Quốc.
(Ảnh minh họa)
Cú sốc tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 diễn ra ở Campuchia hồi năm ngoái được xem là một thất bại bởi lần đầu tiên trong lịch sử ra đời và tồn tại của hiệp hội này, các thành viên không đạt được sự đồng thuận để ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị. Lý do là Trung Quốc đã gây sức ép buộc nước chủ nhà cũng là Chủ tịch luân phiên khi đó của ASEAN – Campuchia không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào tuyên bố chung. Vốn là một đồng minh thân thiết của Trung Quốc nên Phnom Penh dễ dàng bị khuất phục trước sức ép của Bắc Kinh. Campuchia đã chọn đứng về phía Trung Quốc thay vì là ASEAN.
Sau hội nghị trên, người ta bắt đầu hiểu rõ hơn “âm mưu” của Trung Quốc. Nước này rõ ràng đã tìm cách chia rẽ ASEAN để dễ bề đối phó với các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông với họ.
Có tới 4 thành viên của ASEAN gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, và Malaysia đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc. Bắc Kinh thừa biết, nếu phải đối diện với một ASEAN thống nhất, đoàn kết thì nước này sẽ khó có khả năng đạt được tham vọng độc chiếm Biển Đông. Vì thế, Bắc Kinh đã tìm cách khai thác những “huyệt yếu” của các nước thành viên ASEAN với mục tiêu “chia để trị”.
Vốn là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đã dùng sức mạnh và ảnh hưởng kinh tế của mình để thiết lập quan hệ thân thiết với các nước ASEAN đang có nhu cầu phát triển kinh tế cao như Campuchia, Myamar và Lào. Trong đó, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến phát triển mối quan hệ kinh tế với Campuchia. Cường quốc số 1 Châu Á mạnh tay đầu tư vào Campuchia, với tổng vốn đầu tư thường gấp nhiều lần do với mức đầu tư của ASEAN hay Mỹ vào quốc gia Đông Nam Á.
Song song với việc đổ tiền vào các nước ASEAN đang có nhu cầu phát triển kinh tế cao, Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương nhiều mặt với các nước ASEAN không có tranh chấp trên Biển Đông hoặc nếu có thì cũng không lớn lắm.
Video đang HOT
Chiến lược trên của Trung Quốc phải nói rằng đã phát huy tác dụng ít nhiều. Điều đó đã được thể hiện qua kết quả Hội nghị ASEAN hồi năm ngoái ở Campuchia. Tuy nhiên, một năm sau, tình thế đã đổi khác. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm nay chứng kiến một ASEAN đoàn kết hơn, nhất trí hơn và điều đó đã khiến Trung Quốc buộc phải có lập trường mềm mỏng, dịu nhẹ hơn.
ASEAN đoàn kết, Trung Quốc nhượng bộ
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 diễn ra ở Brunei năm nay đã được khai màn trong sự lo lắng và hoài nghi. Người ta lo ngại về khả năng các nước thành viên ASEAN tiếp tục bất đồng về vấn đề tranh chấp Biển Đông và hoài nghi về một kết quả thành công của hội nghị lần này sau thất bại của hội nghị năm ngoái.
Tuy nhiên, trái với dự đoán bi quan của một số người, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm nay đã diễn ra thành công ngoài mong đợi. Không chỉ thể hiện được sự đoàn kết, thống nhất, ASEAN còn khiến Trung Quốc phải nhượng bộ, chấp nhận đàm phán chính thức về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Trước thềm hội nghị này, đã có không ít các nhà phân tích nổi tiếng nhận định, Bắc Kinh sẽ tìm cách “câu giờ”, trì hoãn để tránh phải đề cập đến bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Vì đâu Trung Quốc lại xuống nước một cách bất ngờ như vậy và ASEAN lại thể hiện được sự đoàn kết, gắn bó như vậy?
Có thể nói, các hành động hung hăng, hiếu chiến liên tiếp của Bắc Kinh trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông trong suốt thời gian qua đã khiến cường quốc Châu Á này phải “lãnh hậu quả”. Cách hành xử thái quá của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực. Indonesia dưới sự giúp đỡ của Singapore đã thực hiện một chiến dịch ngoại giao con thoi nhằm tìm cách hàn gắn lại hình ảnh đã bị tổn thất đi ít nhiều của ASEAN sau vụ việc hồi năm ngoái. Trong khi đó, Campuchia cũng cảm thấy cần thiết phải hàn gắn lại mối quan hệ giữa nước này với các nước ASEAN khác đang có tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam.
Ngoài ra, với tư cách là nước chủ nhà và là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Brunei cũng thể hiện nỗ lực trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Brunei đã củng cố một cách hiệu quả quyết tâm của ASEAN trong việc tìm cách thuyết phục Trung Quốc cam kết với một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc ở Biển Đông. Bộ quy tắc đó sẽ giúp quản lý, kiểm soát các cuộc tranh chấp hàng hải đồng thời tăng cường sự hợp tác hàng hải giữa các nước trong khu vực.
Ngoại trưởng Indonesia từng nói: “Chúng ta buộc phải có một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Nếu không, bất ổn sẽ thắng thế”. Phát biểu này cho thấy, ASEAN đã nhận thức được tính cấp bách của vấn đề và quyết tâm giải quyết nó.
Trước sự đoàn kết của ASEAN và lo ngại viễn cảnh ASEAN ngả về phía Mỹ, Trung Quốc đã buộc phải mềm mỏng, xuống nước. Tại hội nghị ASEAN hồi cuối tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nhất trí với các nước ASEAN về việc sẽ tiến hành đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong cuộc họp chính thức giữa hai bên vào tháng 9 tới. Đây rõ ràng là một kết quả khả quan trong bối cảnh Bắc Kinh trước đây luôn tìm cách né tránh việc bàn đến bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Trung Quốc vốn không muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông bởi nước này hiểu rõ họ sẽ có lợi thế nếu giải quyết “tay đôi” trực tiếp với từng nước nhỏ hơn.
Theo VNE
Trung Quốc lớn tiếng đe dọa các nước ở Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm (27/6) đã lớn tiếng cảnh báo các nước có tranh chấp ở Biển Đông rằng, việc họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba sẽ hoàn toàn "vô ích" và rằng con đường đối đầu với Trung Quốc chắc chắn sẽ "thất bại".
Tàu chiến Trung Quốc tập trận ở Biển Đông
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ quyết liệt ở Biển Đông với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Với sức mạnh gia tăng, Bắc Kinh đang phơi bày tham vọng độc chiếm khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên. Nước này đưa ra yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, lấn đến tận gần sát bờ biển của nhiều nước trong khu vực. Để thực hiện được tham vọng này, Trung Quốc đang có nhiều động thái hung hăng, hiếu chiến, khiến Biển Đông trở thành "thùng thuốc súng" đáng ngại nhất trong khu vực Châu Á.
Những cuộc đối đầu nguy hiểm giữa tàu thuyền, cả dân sự và quân sự, giữa Trung Quốc với các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông đang làm dấy lên quan ngại về khả năng bùng nổ xung đột trong khu vực. Viễn cảnh này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trữ lượng dầu mỏ khổng lồ ở Biển Đông cũng như ngư trường đánh cá dồi dào và các tuyến đường biển có tính sống còn đối với hoạt động giao thương của thế giới.
Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới Tsinghua thường niên diễn ra ngày hôm qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo: "Nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông chọn cách đối đầu với Trung Quốc thì con đường đó chắc chắn sẽ thất bại".
Ông Vương Nghị còn nói: "Nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông tìm cách khẳng định chủ quyền thiếu cơ sở của họ bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ các lực lượng bên ngoài thì điều đó sẽ hoàn toàn vô ích. Các nỗ lực đó cuối cùng sẽ được chứng minh là một tính toán chiến lược sai lầm, không đáng để bỏ công".
Ngoại trưởng Trung Quốc không chỉ đích danh tên bất kỳ nước thứ ba hay lực lượng bên ngoài nào. Tuy nhiên, phát biểu của ông Vương Nghị được cho là ám chỉ đến Mỹ, Nhật Bản. Mỹ đang là đồng minh thân thiết của Philippines và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Đồng thời, Mỹ cũng đang củng cố quan hệ với các nước khác đang có tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi đó, Nhật Bản gần đây công khai tuyên bố ủng hộ Philippines trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo.
Những cảnh báo và đe dọa của Ngoại trưởng Vương Nghị được đưa ra trước thềm hội nghị Ngoại trưởng các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Brunei vào cuối tuần này. Hội nghị sẽ khai mạc vào ngày thứ Bảy (29/6) và kéo dài đến thứ Ba tuần sau (2/7).
ASEAN tập trung vào vấn đề tranh chấp Biển Đông
Vấn đề tranh chấp Biển Đông được cho là sẽ trở thành một trong 2 chủ đề chính, quan trọng nhất trong cuộc họp giữa ngoại trưởng các nước ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.
ASEAN hy vọng sẽ đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC) nhằm quản lý cách ứng xử của các bên có tranh chấp trong khu vực. Hiện tại, các bên đang thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Năm ngoái, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Campuchia, người ta đã chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử hơn 45 của ASEAN, hiệp hội này đã không thể đưa ra được một tuyên bố chung do bất đồng về vấn đề Biển Đông.
Năm nay, dưới sự chủ trì của Brunei với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, người ta mong chờ vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận sâu hơn và đem lại kết quả nhất định chứ không phải là sự thất bại như hồi năm ngoái.
Giới phân tích và quan sát chính trị hy vọng, vấn đề Biển Đông sẽ không trở thành một chướng ngại vật đối với hòa bình trong khu vực.
Giáo sư Simon Tay - Chủ tịch Viện Quốc tế Singapore, cho rằng: "Đề xuất của ASEAN về việc thiết lập một Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông là một phần chính ở đây. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trước đó đã từng củng cố thêm các nguyên tắc trong Bộ Quy tắc Ứng xử và Ngoại trưởng Trung Quốc đã từng đến thăm 4 nước trong khu vực để bàn về cách thức thúc đẩy bộ quy tắc này".
Cuộc họp đầu tiên về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông đã được khởi động nhưng tiến bộ của quá trình này vẫn diễn ra chậm chạp.
Ông K Shanmugam - Bộ trưởng Ngoại giao và Luật pháp Singapore, cho biết: "Chúng ta đang nói về một tiến trình dài. Đó là Bộ Quy tắc Ứng xử. Nó đòi hỏi các cuộc đàm phán chi tiết và chúng tôi đã khởi động tiến trình này. Nó sẽ mất thời gian và sẽ có lên xuống, sẽ có bất đồng do lợi ích quốc gia gây ra. Chúng ta phải dự đoán trước tình huống rối rắm, hỗn loạn có thể xảy ra và đó là lý do tại sao chúng ta cần phải rõ ràng trong vấn đề xác định lợi ích và kiên trì theo đuổi những lợi ích đó".
Đề cập đến Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, con đường tiến tới bộ quy tắc này sẽ diễn ra từ từ, chậm rãi. Trong quá trình này, các bên vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết với nhau trước đó, ông Vương Nghị cho biết. Ông này cũng nói thêm rằng: "Cách đúng đắn hiện nay là thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông và trong tiến trình này tiến dần dần từng bước tới Bộ Quy tắc Ứng xử". Đây cũng chính là điều mà các nước có tranh chấp ở Biển Đông mong muốn. Các nước ASEAN từng nhiều lần lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông.
Theo vietbao
Trung Quốc dùng chính COC để 'tấn công' ASEAN Ngày 6/7, tờ The Nation của Thái Lan đăng tải bài bình luận cho rằng ASEAN đã đạt được "thành tựu" lớn khi bước thêm một bước trong tiến trình hình thành khối liên minh đồng thời thúc ép được Trung Quốc đồng ý tham vấn Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Song, ẩn sau nước cờ này của Bắc...