ASEAN, Nhật, Ấn Độ sắm vũ khí mới đối phó Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Các nước láng giềng của Trung Quốc đang gia tăng hiện đại hóa quân đội với máy bay chiến đấu, tàu ngầm và các vũ khí khác, ngay cả khi Bắc Kinh đang cố giảm nhiệt căng thẳng về lãnh thổ trong khu vực, theo báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 26.2.

ASEAN, Nhật, Ấn Độ sắm vũ khí mới đối phó Trung Quốc - Hình 1

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera (trái) thăm nhà máy lắp ráp tiêm kích F-35 của Lockheed Martin tại Fort Worth, bang Texas tháng 9.2014 – Ảnh: Kyodo

Điều này cho thấy nhiều nước đang chuẩn bị đối phó với cuộc xung đột tiềm năng.

Theo Wall Street Journal, việc tăng cường quân sự là dấu hiệu cho thấy nhiều quốc gia châu Á thấy rất ít lý do để điều chỉnh sự chuẩn bị lâu dài cho các cuộc đụng độ tiềm năng với Trung Quốc, bất chấp các biện pháp tấ.n côn.g “mềm” về ngoại giao và kinh tế của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã thực hiện một bước thay đổi lớn trong cách tiếp cận ngoại giao tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh vào tháng 11.2014, với giọng điệu hòa giải hơn, bao gồm cuộc họp mặt đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kể từ khi cả hai lên nắm quyền vào năm 2012.

Trung Quốc cũng cam kết đầu tư hàng tỉ USD xây các cảng biển ở khu vực và cơ sở hạ tầng, với những lợi ích tiềm năng lớn cho các nước láng giềng. Nhiều quốc gia châu Á đang tham gia vào những chương trình này hoặc nhận viện trợ của Trung Quốc. Nhưng các nguồn căng thẳng tiềm ẩn đã không ra đi.

Sự căng thẳng này có từ khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu khổng lồ đến vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho tàu đâ.m húc các tàu chấp pháp của Việt Nam vào tháng 5.2014. Vài tháng sau, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu hàng tuần ở dãy Himalaya dọc khu vực biên giới tranh chấp của hai nước.

Việt Nam vừa nhận chiếc tàu ngầm Kilo thứ ba trong lô hàng 6 chiếc tàu ngầm từ Nga, trị giá khoảng 2 tỉ USD, và đây là một bước ngoặt với một nước chưa từng có tàu ngầm. Việt Nam cũng đặt mua 6 tàu hộ tống của Nga (đã giao 2 chiếc) và đang gia tăng số tiêm kích Su-30 lên 36 chiếc.

Các nước nhỏ như Việt Nam không mong đợi sẽ thách thức quân đội Trung Quốc, nhưng muốn làm cho Trung Quốc phải suy nghĩ hai lần trước khi gây sức ép.

“Ở mức tối thiểu, chúng ta phải làm giảm khả năng hành động mà không bị trừng phạt của Trung Quốc”, một quan chức quốc phòng Philippines nói, khi nhắc lại năm 2012 Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố sở hữu ở Biển Đông.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thái Thông cho biết các chương trình mua sắm vũ khí của Việt Nam không nhắm vào Trung Quốc: “Việc mua thiết bị quốc phòng là chuyện bình thường của các nước trên thế giới”.

ASEAN, Nhật, Ấn Độ sắm vũ khí mới đối phó Trung Quốc - Hình 2

Tàu ngầm HQ-186 Khánh Hòa của Việt Nam, chiếc thứ 5 trong tổng số 6 chiếc do Nga đóng, chuẩn bị hạ thủy tại St.Petersburg ngày 28.12.2014 – Ảnh: Nhà máy Admiralty

ASEAN, Nhật, Ấn Độ sắm vũ khí mới đối phó Trung Quốc - Hình 3

Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Việt Nam

Các nước vũ trang tốt hơn, như Ấn Độ và Nhật Bản, muốn Trung Quốc tôn trọng họ như lực lượng quân sự ngang hàng.

Ấn Độ đang xây dựng một quân đoàn miền núi mới để triển khai dọc biên giới giáp dãy Himalaya. Nước này cũng thử nghiệm tên lửa đạn đạo Agni V với tầm bắ.n xa hơn 5.000 km, có thể tấ.n côn.g bên trong Trung Quốc, vào cuối tháng 1.2015 từ một bệ phóng di động lần đầu tiên tại một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông bắc.

Nhật Bản thì thành lập đơn vị đổ bộ đầu tiên để bảo vệ các quần đảo trên Biển Hoa Đông đang tranh chấp với Trung Quốc, và bổ sung thêm 42 chiếc tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II. Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên 2% trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 1.4.2015.

Tuy vậy Trung Quốc tiếp tục vượt các nước láng giềng về ngân sách quân sự vốn đã tăng trưởng khoảng 10%/năm trong hai thập kỷ qua.

Video đang HOT

Mỹ đã khuyến khích các đồng minh ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, xây dựng khả năng quân sự, trong đó nhằm giảm áp lực cho lực lượng quân đội Mỹ và cũng để tạo ra thị trường cho vũ khí Mỹ.

Vũ khí của Ấn Độ tham gia duyệt binh mới đây ở New Delhi, có sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama có một chiếc máy bay tuần biển và săn ngầm P-8I (Boeing chế tạo), máy bay vận tải C-130J của Lockheed Martin có thể giúp chở quân và thiết bị đến dãy Himalaya nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Đá Gạc Ma của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc đán.h chiếm từ năm 1988 nay trở thành đảo nhân tạo, có cả bãi đáp trực thăng, ảnh vệ tinh Airbus Military chụp tháng 1.2015 – Ảnh: CSIS/Jane’s

ASEAN, Nhật, Ấn Độ sắm vũ khí mới đối phó Trung Quốc - Hình 4

Ấn Độ và Pháp có thể đạt được hợp đồng cung cấp 126 chiếc tiêm kích Rafale cho Ấn Độ trong tháng 4.2015

Việt Nam đã sẵn sàng để tiếp nhận máy bay tuần biển và săn ngầm của Mỹ và các hệ thống vũ khí khác, khi Washington và Hà Nội đã cải thiện quan hệ ngoại giao. Cuối tháng 10.2014, Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương lâu đời với Việt Nam.

Trung Quốc đã “lúng túng” trước những kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Việt Nam, theo ông Tim Huxley, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu an ninh IISS có trụ sở tại Singapore. Nhưng ông Zhang Baohui, giáo sư chính trị tại Đại học Lingnan ở Hong Kong, thì cho rằng Trung Quốc tự tin về ưu thế quân sự của mình hơn Việt Nam: “Sự tích tụ của bên yếu sẽ không có nhiều tác động cho bên mạnh hơn”.

Mặc các phản đối từ các nước láng giềng ở Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục cải tạo đất để xây dựng các đảo nhân tạo, lập các căn cứ mới ở vùng biển tranh chấp. Tháng 1.2015, Philippines cho biết đảo nhân tạo có khả năng xây một đường băng lớn của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập (chiếm của Việt Nam) trong quần đảo Trường Sa đã hoàn thành 50%.

Việt Nam đã cho thấy nước này vẫn còn cảnh giác với các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, cùng với Philippines lên án hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc. Mới đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm Philippines vào cuối tháng 1.2015, thảo luận về nâng cấp quan hệ an ninh giữa hai nước, một phần để ngăn chặn việc mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.

Trung Quốc nói mình có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển xung quanh. “Việc xây dựng và duy tu mà chính phủ Trung Quốc thực hiện trên các đảo đó là quyền lợi chính đáng của Trung Quốc”, Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố.

Trung Quốc từ lâu cho rằng việc hiện đại hóa quân đội là bình thường, nhưng lại chỉ trích việc Nhật Bản nới lỏng các hạn chế về quân đội khi cho rằng Tokyo “cố ý tạo ra mối đ.e dọ.a Trung Quốc”. Trong năm 2013, sau khi Nhật Bản ra mắt tàu sân bay trực thăng thứ hai, Trung Quốc cho biết đã “quan ngại việc Nhật Bản liên tục gia tăng khí tài quân sự”.

Trung Quốc chi cho quốc phòng gấp hơn 5 lần mức chi của khối ASEAN cộng lại trong năm 2013, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế (SIPRI, Thụy Điển), với các khoản đầu tư vào máy bay tàng hình, tàu sân bay và các vũ khí tiên tiến khác.

ASEAN, Nhật, Ấn Độ sắm vũ khí mới đối phó Trung Quốc - Hình 5

Hai chiếc F-16 C về đến Indonesia ngày 27.9.2014 – Ảnh: Bộ Quốc phòng Indonesia

ASEAN, Nhật, Ấn Độ sắm vũ khí mới đối phó Trung Quốc - Hình 6

Tổng thống Philippines, Benigno Aquino III thị sát tiêm kích FA-50 mà Philippines đặt mua của Hàn Quốc tại một căn cứ không quân ở Busan, Hàn Quốc ngày 12.12.2014 – Ảnh: Philippine Star

ASEAN, Nhật, Ấn Độ sắm vũ khí mới đối phó Trung Quốc - Hình 7

Tàu ngầm KD Tun Abdul Razak lớp Scorpene của hải quân Malaysia – Ảnh: defencetalk.com

Trong khi đó, các nước láng giềng của Trung Quốc cũng gia tăng mua sắm vũ khí. Philippines đã đặt hàng 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc trị giá 410 triệu USD, và chi mua sắm quốc phòng 1,8 tỉ USD cho hai năm tới, trong đó có cả mua tàu hộ tống.

Malaysia đang xem xét mua máy bay chiến đấu mới và gần đây đã nhận 2 tàu ngầm Scorpene đầu tiên mua từ Pháp trị giá khoảng 2,2 tỉ USD. Indonesia có kế hoạch bố trí tàu ngầm mới đặt mua của Hàn Quốc và trực thăng vũ trang Apache của Mỹ gần quần đảo Natuna được cho là dễ bị Trung Quốc xâm lấn.

Trung Quốc không phải là lý do duy nhất khiến các nước châu Á chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. Trong khu vực Đông Nam Á, các nước từ lâu đã có lực lượng quân đội yếu, trong khi nhu cầu mua vũ khí mới chỉ để quân đội tiếp tục hoạt động.

Một số chuyên gia cho rằng lực lượng quân đội mạnh hơn ở những nơi khác có thể làm thay đổi các tính toán chiến lược cuối cùng của Bắc Kinh, có thể khiến nước này sẵn sàng các giải pháp đàm phán. “Trung Quốc không muốn bị bao quanh chính nó là các quân đội hiện đại, có khả năng tác chiến”, theo giáo sư Richard Javad Heydarian, môn Khoa học chính trị tại Đại học De La Salle ở Manila. Và một khi các nước láng giềng nâng cấp quân đội thì theo ông Heydarian, “Trung Quốc chắc chắn sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn của sự leo thang và kháng cự không mong muốn”.

Các nước châu Á gia tăng năng lực quốc phòng qua việc mua sắm vũ khí mới nhất:

Ấn Độ

126 tiêm kích Rafale (Pháp, đang đàm phán)

22 trực thăng vũ trang AH-64E Apache (Mỹ)

8 máy bay tuần biển và săn ngầm P-8I Poseidon (Mỹ)

Indonesia

3 tàu ngầm lớp Chang Bogo (Hàn Quốc)

24 tiêm kích F-16 (Mỹ, đã qua sử dụng)

16 tiêm kích Su-27/Su-30 (Nga)

8 trực thăng vũ trang AH-64E Apache (Mỹ)

Nhật Bản

4 tàu sân bay trực thăng (tự đóng)

42 tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II (Mỹ)

17 máy bay vận tải lai trực thăng V-22 Osprey (Mỹ)

Malaysia

2 tàu ngầm Scorpene (Pháp)

6 tàu hộ tống lớp Gowind (Pháp)

Philippines

12 máy bay huấn luyện kiêm tấ.n côn.g FA-50 (Hàn Quốc)

2 tàu tuần duyên lớp Hamilton (Mỹ, đã qua sử dụng)

Việt Nam

6 tàu ngầm lớp Kilo 636.1 (Nga, đã nhận 3 chiếc)

6 tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 (Nga, đã nhận 2 chiếc)

36 tiêm kích Su-30 MK2 (Nga, đã có 24 chiếc, đặt mua thêm 12 chiếc từ năm 2013, trong năm 2015 giao đủ)

Theo Tin Nóng

Ấn Độ tự tin cạnh tranh công bằng với Trung Quốc

Trong cuộc gặp gỡ với tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi hôm 9/6, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng hai nước nên coi nhau là "những đối tác tự nhiên" thay vì đối địch, theo hãng tin AFP.

Phát biểu trong buổi họp báo tại thủ đô New Delhi, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh có thể nhận thấy "cơn gió" thay đổi kể từ khi ông Modi giành chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống hồi tháng trước và sẵn sàng ủng hộ kế hoạch "trẻ hóa quốc gia" xuyên biên giới.

"Thông điệp quan trọng nhất mà tôi đưa ra là trên con đường trẻ hóa quốc gia của ông (Modi), Trung Quốc luôn ủng hộ", hãng tin AFP dẫn lời ông Vương - người đại diện cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm và làm việc với giới chức Ấn Độ lần này.

Ấn Độ tự tin cạnh tranh công bằng với Trung Quốc - Hình 1

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhóm họp với tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi hôm 9/6.

"Trung Quốc và Ấn Độ là những đối tác hợp tác tự nhiên. Chúng ta là các quốc gia láng giềng thân thiện và đối tác chiến lược của nhau", ông Vương nói thêm.

Phát biểu của ông Vương được đưa ra sau 45 phút đối thoại với tân Tổng thống Modi. Đây là cuộc họp đán.h dấu hy vọng cải thiện quan hệ giữa hai nước vốn xấu đi sau những tranh chấp lãnh thổ biên giới và cuộc đua giành tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Trước phiên họp, ông Modi cũng khẳng định ông dự định theo đuổi một chính sách ngoại giao cứng rắn hơn so với chính quyền trước đó và sẽ "không ngại đối đầu nếu cần thiết".

Tuy nhiên, trong bài phát biểu trước quốc hội do chính ông Modi soạn thảo, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee cho biết "một đất nước Ấn Độ độc lập và tự tin" mong muốn thiết lập mối quan hệ hòa bình và thân thiện với tất cả các quốc gia khác.

Trả lời trước câu hỏi liên quan tới các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, ông Vương cho biết Trung Quốc "đã sẵn sàng đầu tư vào Ấn Độ" trong đó có tuyến đường sắt cao tốc vốn nằm trong chiến lược chính sách của tân Tổng thống Modi.

Trước đó, trong bài phát biểu vào đêm 8/6, ông Modi cho hay Ấn Độ cần chủ động trong cuộc chơi để cạnh tranh với Trung Quốc. "Nếu Ấn Độ muốn cạnh tranh với Trung Quốc, Delhi cần tập trung phát triển kỹ năng, quy mô và tốc độ", ông Modi nhận định.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Trong đó, tổng giá trị thương mại 2 chiều đạt gần 70 tỷ USD. Song mối quan hệ giữa hai nước đã không ít lần gặp sóng gió xung quanh cuộc chiến giành chủ quyền biên giới phía đông dãy núi Himalayas. Điển hình, năm 1962, một cuộc chiến biên giới đẫm má.u đã xảy ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
    20:04:13 29/09/2024
    Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
    13:03:42 30/09/2024
    Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
    19:40:07 30/09/2024
    Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
    21:09:33 30/09/2024
    Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
    09:04:05 30/09/2024
    Nga dồn lực hiệp đồng tác chiến, Ukraine mất hơn 18.500 quân ở Kursk
    07:48:44 30/09/2024
    Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"
    06:59:15 30/09/2024
    Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon
    13:23:22 30/09/2024

    Tin đang nóng

    Con gái 19 tuổ.i của NSƯT Võ Hoài Nam: Tôi biết mẹ rất buồn
    08:04:17 01/10/2024
    Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
    08:18:31 01/10/2024
    5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Triệu Lệ Dĩnh: Tạo hình kinh điển 8 năm trước xứng đáng phong thần
    09:22:29 01/10/2024
    Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
    12:20:23 01/10/2024
    Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 2/10/2024
    10:13:09 01/10/2024
    Ngày này rồi cũng đến: Giới trẻ mê nghệ sĩ Việt, các concert thuần Việt "cháy vé" vì sức hút của idol quốc nội!
    08:41:19 01/10/2024
    'Độc đạo' tập 14: Hồng và Khương chạy trốn sau khi Dương 'cơ bắp' chế.t
    08:34:36 01/10/2024
    Phim Hàn b.ị ch.ê tơi tả vẫn đứng top 1 Việt Nam, nữ chính diễn dở chỉ được mỗi nhan sắc
    10:00:19 01/10/2024

    Tin mới nhất

    Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

    06:05:25 01/10/2024
    Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

    Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?

    06:02:47 01/10/2024
    Tuy nhiên, nguồn tin phủ nhận thông tin cho rằng Giám đốc HUR sẽ theo bước cựu tướng cấp cao của Ukraine, ông Valery Zaluzhny, là được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài.

    Nhật Bản: Chủ tịch LDP ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn

    06:00:47 01/10/2024
    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba chính thức được bầu làm Chủ tịch LDP trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 vừa qua, trong lần tranh cử thứ 5 vào vị trí này.

    Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng gia nhập BRICS

    05:49:32 01/10/2024
    Vì thế, việc tham gia BRICS, một trong những tổ chức quan trọng của hệ thống đa phương toàn cầu trong tương lai, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao thêm năng lực đối ngoại và vai trò của mình.

    Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD

    05:43:30 01/10/2024
    Mặc dù nguồn gốc chính xác của vòng cổ không được ghi lại, nhưng nhà đấu giá tin rằng món đồ cổ này chỉ có thể được làm cho Hoàng gia hoặc một quý tộc cao cấp.

    Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

    21:20:31 30/09/2024
    Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

    Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh

    21:18:18 30/09/2024
    Giới quan sát nhận định thỏa thuận ngày 29/9 không chỉ trao cho ông Saar cơ hội để khôi phục sự nghiệp chính trị, mà còn giúp mở rộng liên minh đa số của Thủ tướng Netanyahu lên 68 ghế trong Quốc hội gồm 120 ghế.

    Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

    21:14:28 30/09/2024
    Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

    Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

    20:49:09 30/09/2024
    Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

    Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

    20:31:33 30/09/2024
    Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

    Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

    20:07:33 30/09/2024
    Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

    Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ

    20:05:53 30/09/2024
    Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.

    Có thể bạn quan tâm

    Server sập liên tục, bom tấn 2024 vẫn hút game thủ cực độ, bán 1 triệu bản mỗi tuần

    Mọt game

    13:51:13 01/10/2024
    2024 đã có một khởi đầu bùng nổ với sự xuất hiện đầy ấn tượng của vô số những dự án thành công, hấp dẫn và thu hút người chơi dựa vào chất lượng của nó.

    Jennie cười rùng rợn, cắn nát trái cherry

    Nhạc quốc tế

    13:26:07 01/10/2024
    Sáng 1/10, Jennie (BLACKPINK) tung teaser dài 18 giây, chính thức xác nhận release MV Mantra - thuộc album solo đầu tay vào ngày 11/10 tới đây.

    Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i

    Nhạc việt

    13:17:53 01/10/2024
    Hà Anh Tuấn tiếp tục đưa giấc mơ cùng khán giả Việt bước vào một thánh đường nghệ thuật và âm nhạc khác của thế giới - nhà hát Sydney Opera House, Úc vào ngày 29/9 vừa qua.

    WEAN LE: "Hồi nhỏ tôi là thằng mập đến nỗi không có cái cổ, nhưng điều đó không thể ngăn tôi điệu!"

    Sao việt

    13:04:05 01/10/2024
    Lớn lên với nhiều bình luận tiêu cực nhưng WEAN LE cho biết những điều đó là may mắn vì có như vậy mới khiến nam rapper cứng cáp hơn.

    Muốn 'trẻ hóa' ngoại hình, nàng nhất định phải chăm diện đồ balletcore

    Thời trang

    13:03:55 01/10/2024
    Chất liệu mềm mại, đứng phom với đường nét cắt may tỉ mỉ, cùng những thiết kế hết sức đáng yêu ngọt ngào. Tất cả những thiết kế balletcore hiện đại đều được chăm chút để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho phái đẹp.

    Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Pu xúc động vì được Chải bảo vệ

    Phim việt

    12:50:50 01/10/2024
    Thấy Pu đang bị Bảo Anh bắt nạt, Chải lập tức đứng ra xưng là chồng của Pu và bảo vệ cô. Nhìn sự mạnh mẽ của Chải khi bảo vệ mình, cô nàng cũng không khỏi ngưỡng mộ và tự hào.

    Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy

    Netizen

    12:26:36 01/10/2024
    Sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1 (TP.HCM) đã thông tin tới báo chí các nội dung lãnh đạo quận thống nhất chỉ đạo đối với trường hợp xảy ra ở Trường tiểu học Chương Dương

    Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt

    Góc tâm tình

    12:19:07 01/10/2024
    Vì muốn kiếm được nhiều tiề.n nên tôi đã đầu tư với bạn bè để đầu tư kinh doanh. Chẳng may công việc không thuận lợi, tôi phá sản, nợ nần lên đến 500 triệu.

    Cách trồng kim ngân khổng lồ, có thể cao chạm trần

    Sáng tạo

    11:49:31 01/10/2024
    Nhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?

    Courtois bị ném bật lửa, derby Madrid gián đoạn trong gần 20 phút

    Sao thể thao

    11:47:45 01/10/2024
    Hành động ăn mừng khiêu khích của thủ môn người Bỉ khiến người hâm mộ Atletico Madrid nổi giận ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng 30/9 (giờ Hà Nội).

    Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

    Tin nổi bật

    10:41:32 01/10/2024
    Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.