ASEAN nghiên cứu phát triển lực lượng gìn giữ hòa bình
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein ngày 15/3 cho biết ASEAN sẽ nghiên cứu mô hình lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) trong thời gian tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein (Ảnh: MalayMail)
Phát biểu sau cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN tại Langkawi (Malaysia), Bộ trưởng Hishammuddin Hussein cho rằng: “Lực lượng gìn giữ hòa bình của AU làm nhiệm vụ dưới sự cho phép của LHQ, vậy tại sao ASEAN lại không làm được như thế? Chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề này”.
Malaysia, quốc gia đang giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, đã đưa ra đề xuất thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình của riêng các nước trong khối. Dù bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng ASEAN thành lập được lực lượng riêng song Bộ trưởng Hishammuddin Hussein cũng thừa nhận đề xuất này “cần có thời gian và không ít các cuộc đàm phán trước khi được triển khai”.
Trước đây, ý tưởng thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình của riêng ASEAN đã được giới thiệu song có một số nước lo ngại rằng “đội quân này” sẽ va chạm với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau của một số nước trong khối.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhận xét về ý tưởng nêu trên, ông Graham Ong-Webb, chuyên gia phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của Singapore, cho rằng ASEAN cần một căn cứ trên bộ và một lực lượng ổn định.
“Tôi nghĩ một trong những giá trị chiến lược của việc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bìnhc ủa ASEAN sẽ là việc gửi đi thông điệp tới cộng đồng quốc tế cho thấy khối này đã sẵn sàng đảm nhận những vấn đề tại các điểm nóng”, chuyên gia Graham Ong-Webb khẳng định.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Kyodo
Tình hình địa chính trị đang vào thế nguy hiểm nhất từ Thế chiến II
Chủ tịch danh dự Viện Nghiên cứu chính sách Do Thái - nhà tài phiệt Jacob Rothschild mới đây đã cảnh báo về đám mây u ám đang kéo đến bao phủ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời mô tả tình hình địa chính trị hiện nay trên thế giới ở vào tình thế nguy hiểm nhất kể từ cuối Thế chiến II.
Nhà tài phiệt Lord Jacob Rothschild
Trong một bản Báo cáo chiến lược thường niên của Quỹ Ủy thác đầu tư RIT Capital Partners (RIT), Chủ tịch Jacob Rothschild của tổ chức này và cũng là một thành viên của dòng họ Rothschild đầy quyền lực đã viết: "Chúng ta đang phải đối phó với tình hình địa chính trị hiểm nghèo giống như thời Thế chiến thứ II: sự hỗn loạn và chủ nghĩa cực đoan ở Trung Đông, sự hiếu chiến và bành trướng của Nga, Châu Âu suy yếu và phải gánh chịu một tỷ lệ thất nghiệp cao khủng khiếp với nguyên nhân chính yếu là thất bại trong cải cách cơ cấu tại nhiều quốc gia đã tham gia thành lập nên EU".
RIT là một quỹ ủy thác đầu tư sở hữu "một danh mục đầu tư đa dạng tại nhiều nước trên thế giới" và đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư kể từ năm 1988.
Theo thông tin trên website của công ty, trong vòng 10 năm qua, RIT đã tăng giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu và tăng giá cổ phiếu của mình lên hơn gấp đôi.
Mặc dù quỹ RIT của ông Rothschild có thể tự hào về mức giá cổ phiếu cao chưa từng có trong lịch sử của quỹ, không phải mọi thứ đều diễn ra thuận lợi đối với nền kinh tế toàn cầu. Ông Rothschild nhấn mạnh: "Nền kinh tế toàn cầu vào năm 2014 tăng trưởng không đồng đều và không như kỳ vọng sau 6 năm duy trì các chính sách kích thích tiền tệ và lãi suất cực thấp".
Thêm vào đó, giá trị của tiền giấy đã sụt giảm đáng kể khi các quốc gia cố gắng thúc đẩy tăng trưởng bằng cách hạ giá trị đồng tiền của họ, đặc biệt là đồng Euro và đồng Yên. Vào năm ngoái, hai đồng tiền này đã mất đi 12% giá trị so với đô la Mỹ. Ông Rothschild nhấn mạnh, những hậu quả không mong muốn của các thử nghiệm trong chính sách tiền tệ này sẽ rất khó lường.
Dường như những lo ngại của ông Rothschild cũng được một số nước thành viên EU chia sẻ. Vào cuối năm 2014, nhiều nước EU đã bày tỏ mối quan tâm trở lại đối với vàng như một công cụ của chính sách tiền tệ và tập trung chuyển dự trự vàng từ nước ngoài về trong nước với những lý do kinh tế trì trệ và tỷ lệ in tiền (lạm phát) tăng cao chưa từng thấy trên thế giới.
Tuy nhiên, ông Jacob Rothschild nhấn mạnh, phần lớn các công ty đều thu được lợi nhuận cao hơn dự kiến đi kèm với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định.
Ông cũng tin rằng "sự kết hợp của một đồng Euro có tính cạnh tranh cao hơn, một chương trình kích thích kinh tế táo bạo và lợi tức cổ phiếu hấp dẫn có thể giúp tăng giá cổ phiếu".
Theo Hà My (tổng hợp)
PetroTimes
Ukraina sẵn sàng sử dụng cơ hội "duy nhất" để thiết lập hòa bình Nhà chức trách Kiev có một cơ hội "duy nhất" để chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraina và thiết lập lại hòa bình ở khu vực đông nam đất nước, Ngoại trưởng Ukraina Pavlo Anatoliyovych Klimkin nói với nhật báo Kommersant của Nga. Ngoại trưởng Ukraina Pavlo Anatoliyovych Klimkin "Chúng tôi có một cơ hội duy nhất để đi đến hòa bình...