ASEAN nên chỉ đích danh Trung Quốc
Tuyên bố chung của hội nghị ASEAN đã đạt được đồng thuận có mức độ.
Các nước thành viên ASEAN cần hợp tác để tương trợ lẫn nhau nhằm tổ chức ASEAN có thể hành động như một khối thống nhất.
Ngày 8-8, Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak tuyên bố như trên tại lễ kỷ niệm 48 năm ngày thành lập ASEAN (8-8-1967 – 8-8-2015) ở Kuala Lumpur. Hãng tin Bernama (Malaysia) đưa tin Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cùng dự lễ.
Với tư cách nước chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Najib Razak ghi nhận cộng đồng ASEAN sẽ trở thành thị trường lớn thứ tư thế giới vào năm 2030 chỉ sau EU, Mỹ và Trung Quốc. Do đó ông nhấn mạnh: “Chúng ta càng củng cố cộng đồng ASEAN, chúng ta sẽ càng thắng lợi”.
Nhìn lại hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị liên quan ở Malaysia, báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 9-8 ghi nhận hội nghị ASEAN đã đạt được tiến bộ khi tuyên bố chung nêu lên nhận định: Hoạt động cải tạo đất trong vùng biển tranh chấp ở biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Dù vậy, tuyên bố chung không nhắc gì đến lời kêu gọi của Philippines và Mỹ dừng cải tạo, xây dựng và quân sự hóa đối với các đảo nhân tạo.
Tàu bệnh viện USNS Mercy của hải quân Mỹ tại cảng Subic. Ảnh: BỘ TƯ LỆNH THÁI BÌNH DƯƠNG
Chuyên gia Tạ Diễm Mai thuộc tổ chức phi chính phủ Nhóm Khủng hoảng quốc tế ghi nhận hội nghị ASEAN đã nỗ lực đạt được đồng thuận để ra tuyên bố chung nhằm tránh vết xe đổ năm 2012 (hội nghị ở Campuchia năm 2012 không ra được tuyên bố chung).
Bà nhận định: “Không có nước chủ tịch ASEAN nào muốn trở thành một Campuchia lần nữa”. Dù vậy, bà nhận xét: “Tuyên bố chung chỉ trích hành động của Trung Quốc nhưng không nêu đích danh Trung Quốc”.
Video đang HOT
Báo The Philippines Star (Philippines) ngày 9-8 đăng bài viết ghi nhận tuyên bố chung của hội nghị ASEAN có đoạn khẳng định hội nghị cực kỳ quan tâm đến diễn biến về biển Đông, hoạt động cải tạo đất ở biển Đông đã làm xói mòn niềm tin, gia tăng căng thẳng, có thể gây phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở biển Đông.
Tuy nhiên, tuyên bố chung có ba điểm cần chú ý:
Tuyên bố chung không nêu đích danh Trung Quốc là quốc gia đã tiến hành hoạt động cải tạo đất gây căng thẳng ở biển Đông. Việc này giống như lên án tội ác nhưng không nêu tên thủ phạm.
Tuyên bố chung khẳng định hòa bình, an ninh và ổn định ở biển Đông bị phương hại nhưng không lên án hoạt động gây phương hại, cho dù hoạt động này có thể dẫn đến xung đột hay chiến tranh trong khu vực.
Tuyên bố chung ghi nhận một số bộ trưởng ngoại giao đã bày tỏ quan tâm đến hoạt động cải tạo đất trên biển Đông của Trung Quốc, như vậy một số bộ trưởng còn lại đã không quan tâm.
Báo The Philippines Star lưu ý Mỹ và Nhật đã lên án mạnh mẽ hoạt động xây đảo của Trung Quốc ở biển Đông nhưng Trung Quốc chỉ lên án Philippines câu kết với Nhật mà không bình luận gì đến Mỹ.
Điều này cho thấy Trung Quốc đang lo ngại liên minh chiến lược Philippines-Nhật hơn ASEAN và rõ ràng hiện thời Trung Quốc chưa sẵn sàng đối đầu với Mỹ.
Báo nhận định Trung Quốc đã chấp nhận đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ đề nghị đóng khung phạm vi đàm phán trong ASEAN để loại trừ các nước khác như Mỹ và Nhật.
Tàu hộ tống USNS Millinocket và tàu bệnh viện USNS Mercy của hải quân Mỹ đã ghé đảo Luzon trong hai ngày 8 và 9-8. Tàu USNS Mercy dài 272 m có 1.000 giường. Trước đó, tàu USNS Millinocket đã đi qua quần đảo Solomon và thả neo ngoài khơi Poro Point (tỉnh La Union của Philippines) đối diện biển Đông. Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm James Meyer cho biết: “Chúng tôi không nhìn thấy tàu Trung Quốc”. Các nhà phân tích cho rằng sự hiện diện của tàu USNS Millinocket ở biển Đông nhằm kiểm tra tính xác thực trong tuyên bố của Trung Quốc tại hội nghị ASEAN ở Malaysia vừa qua rằng Trung Quốc đã dừng cải tạo đất.
11,5% ngân sách quốc phòng của Philippines sẽ được tăng thêm vào năm tới nhằm củng cố năng lực hải quân theo thông báo ngày 9-8 của Bộ Quản lý ngân sách Philippines.
Theo NTD
ASEAN "lo ngại nghiêm trọng" về hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông
Các quốc gia thành viên ASEAN "đặc biệt lo ngại" về hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông, theo một bản dự thảo tuyên bố chung sẽ được đưa ra vào cuối hội nghị ở Malaysia vào hôm nay 6/8.
Ngoại trưởng các nước trong một hoạt động chụp ảnh chung tại Kuala Lumpur (Ảnh: AFP)
Theo Reuters, tuyên bố chung sẽ cho biết các vấn đề Biển Đông đã được thảo luận tích cực.
Tuyên bố cũng nói rằng Trung Quốc và ASEAN sẽ tiến tới "giai đoạn tiếp theo" của các cuộc tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhằm ràng buộc các bên vào các quy định chi tiết về ứng xử của các bên.
Các nước thành viên ASEAN đã tranh cãi gay gắt trước khi nhất trí về các ngôn từ trong tuyên bố chung sau các cuộc hội đàm, trong đó các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trở thành chủ đề trọng tâm.
Trước đó, các nguồn tin cho biết các quốc gia Đông Nam Á chưa nhất trí về một tuyên bố chung vì bất đồng về cách thức đề cập tới các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Sự trì hoãn trong việc đưa ra tuyên bố chung là một dấu hiệu cho thấy sự không thống nhất trong nội bộ ASEAN nhằm đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo gần đây.
"Tuyên bố chung lẽ ra đã được hoàn thành hôm qua, nhưng cho tới nay nó vẫn chưa được nhất trí", Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho biết tại một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur ngày 6/8.
"Đoạn nhắc tới Biển Đông đang gây ra một số vấn đề", ông Shanmugam nói, cho biết thêm rằng "chưa có sự nhất trí về nội dung này". Ông Shanmugam không tiết lộ thông tin chi tiết.
Trung Quốc đã gây lo ngại khi mở rộng các bãi đá nhỏ và xây dựng các cơ sở quân sự, những bước đi bị các láng giềng xem là vi phạm một cam kết chung của khu vực nhằm tránh các hành động khiêu khích ở Biển Đông.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết với AFP rằng Philippines và Việt Nam kêu gọi giọng điệu mạnh mẽ hơn đối với hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc. Tuy nhiên, các đồng minh truyền thống của Trung Quốc trong ASEAN lại không đồng tình với điều đó.
"Những người bạn của Trung Quốc đang có lập trường cứng rắn", một nhà ngoại giao biết về bản dự thảo cho hay. Quan chức này không nhắc cụ thể những nước nào có lập trường cứng rắn.
Tình huống này gợi nhớ tới hội nghị ASEAN năm 2012 do Campuchia làm chủ nhà, khi nhóm không đưa ra tuyên bố chung lần đầu tiên trong lịch sử 40 năm.
Campuchia bị cáo buộc là nguyên nhân của sự việc khi từ chối cho phép đưa vào bản tuyên bố chung những chỉ trích đối với Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
"Trung Quốc đã tìm cách cản trở ASEAN về cách thức bàn tới Biển Đông. Nước này biết làm thế nào để chia rẽ chúng tôi. Hãy nhìn những gì từng xảy ra tại Campuchia", một nhà ngoại giao cho biết tại Kuala Lumpur.
Đại diện của 27 quốc gia - trong đó có Mỹ và Trung Quốc - đã có mặt tại Kuala Lumpur trong ngày 6/8, ngày cuối cùng của các hội nghị an ninh khu vực, nơi các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông trở thành chủ đề "nóng".
Phát biểu tại Kuala Lumpur ngày 6/8, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Washington sẽ không chấp nhận các hạn chế về tự do hàng hải và tự do bay, hoặc các sử dụng hợp pháp khác đối với vùng biển này.
An Bình
Theo Dantri
Mỹ lo ngại Trung Quốc "quân sự hóa" biển Đông Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc cải tạo đất và xây dựng phi pháp trên các đảo nhân tạo ở biển Đông trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hôm 5-8. Những phát biểu của ông Kerry được đưa ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các...