ASEAN-Mỹ thúc đẩy hợp tác trong ứng phó với dịch COVID-19
ASEAN và Mỹ thống nhất sẽ tích cực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, trao đổi nghiên cứu khoa học trong kiểm soát, ngăn chặn lây nhiễm và điều trị các ca bệnh.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Ngày 1/4 đã diễn ra Hội nghị trực tuyến liên ngành giữa các quan chức cao cấp ASEAN-Mỹ nhằm thúc đẩy phối hợp và hợp tác giữa Mỹ và ASEAN trong ứng phó với dịch COVID-19 và các thách thức y tế công cộng.
Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam, Chủ tịch Nhóm công tác của Hội đồng Điều phối ASEAN, và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell đồng chủ trì.
Tham dự Hội nghị có đại diện các cơ quan liên quan của ASEAN trong Nhóm Công tác Hội đồng Điều phối ASEAN về Ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE) và đại diện liên ngành của Mỹ gồm: Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh (CDC), Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Hội đồng An ninh Quốc gia.
Video đang HOT
Tại Hội nghị, các nước ASEAN và Mỹ đã chia sẻ thông tin cập nhật về tình hình và các biện pháp đang được triển khai của mỗi bên để kiểm soát và ngăn chặn dịch COVID-19.
Hai bên cam kết tăng cường hợp tác chặt chẽ, phối hợp ứng phó hữu hiệu với dịch COVID-19, bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân.
ASEAN và Mỹ thống nhất sẽ tích cực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, trao đổi nghiên cứu khoa học trong kiểm soát, ngăn chặn lây nhiễm và điều trị các ca bệnh, tiếp tục duy trì trao đổi và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan của cả hai bên ở cả cấp cao và cấp làm việc trong thời gian tới.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của ASEAN trong ứng phó với dịch COVID-19. ASEAN hoan nghênh Mỹ tích cực hỗ trợ các nước ASEAN trong ứng phó dịch bệnh, trong đó có việc Mỹ trợ giúp gần 19 triệu USD cho các nước ASEAN và dự kiến hỗ trợ thành lập Trung tâm kiểm soát dịch bệnh khu vực ASEAN.
Các nước ASEAN cũng đề nghị Mỹ phối hợp trong đào tạo nhân lực cán bộ y tế cho ASEAN, dành thêm các suất học bổng cho sinh viên ASEAN theo học ngành y tế công cộng tại Mỹ.
Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục các biện pháp đảm bảo an toàn cho công dân của nhau bị tác động bởi dịch bệnh. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cám ơn các nước ASEAN đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Mỹ được trở về từ các vùng dịch, khẳng định sẽ trợ giúp công dân các nước ASEAN đang sinh sống, học tập và làm việc ở Mỹ.
Điểm cầu Hội nghị trực tuyến ASEAN-Mỹ tại Hà Nội. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
ASEAN và Mỹ khẳng định sẽ tích cực phối hợp thúc đẩy các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động kinh tế- xã hội của dịch bệnh, duy trì thị trường mở, ổn định trao đổi thương mại, dịch vụ và đầu tư, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, nhất là các vật tư y tế.
Trên cương vị đồng chủ trì Hội nghị và đại diện cho Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh, các nỗ lực ứng phó chủ động, kịp thời của ASEAN khi dịch bệnh khởi phát đã đạt những kết quả ban đầu.
Thứ trưởng cũng cập nhật về tình hình và chính sách ứng phó với dịch COVID-19 tại Việt Nam, khẳng định với các biện pháp quyết liệt và hiệu quả của Chính phủ, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt.
Thứ trưởng đề xuất các định hướng hợp tác giữa ASEAN và Mỹ trong kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh cũng như ứng phó với các tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội, đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân và khẳng định Việt Nam sẽ tích cực phát huy công tác điều phối các nỗ lực của ASEAN vì mục tiêu này.
Trung Quốc tuyên bố đã hỗ trợ 89 quốc gia chống dịch Covid-19
Thông tin Trung Quốc công bố ngày 26/3 cho thấy, nước này đã thực hiện 4 đợt hỗ trợ chống dịch với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.
Theo số liệu vừa được quan chức Cục Hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc công bố, nước này đã tổ chức 4 đợt hỗ trợ chống dịch đối với 89 quốc gia tại 5 châu lục và 4 tổ chức quốc tế trên thế giới, trong đó có Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU) và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hiện kế hoạch của đợt hỗ trợ thứ 5 đang được xây dựng.
Thông tin Trung Quốc công bố ngày 26/3 cho thấy, nước này đã thực hiện 4 đợt hỗ trợ chống dịch với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Ảnh: UNFPA
Bên cạnh viện trợ vật tư y tế, như bộ kit xét nghiệm, khẩu trang, trang phục phòng hộ..., nước này cũng đã cử 7 đợt chuyên gia y tế tới 5 quốc gia, gồm Iran, Iraq, Italy, Serbia và Campuchia.
Song song với đó, một chiến dịch "ngoại giao điện thoại" đã được lãnh đạo Trung Quốc tiến hành rộng khắp trong khoảng 2 tháng qua. Trong đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện 26 cuộc điện đàm với 22 nhà lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã thực hiện hành động ngoại giao tương tự qua 57 cuộc điện đàm với những người đồng cấp và bộ trưởng của 40 quốc gia. Nội dung các cuộc điện đàm xoay quanh việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chống lại đại dịch Covid-19 toàn cầu và tranh thủ sự ủng hộ của các nước đối với những nỗ lực chống dịch của Trung Quốc.
Từ một quốc gia "tâm dịch" toàn cầu, chỉ sau hơn 2 tháng, Trung Quốc hiện đang trở thành một "mô hình kinh nghiệm" trong chống dịch đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm người đến từ Malaysia Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Covid-19 sáng 20/3 quyết định đối với khách các nước ASEAN nhập cảnh, ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm nCoV người từ Malaysia. Quyết định của Ban chỉ đạo quốc gia đưa ra trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp tại Malaysia. Trong nước, hai bệnh nhân tại Ninh Thuận đã từng dự một thánh...