ASEAN-Mỹ ấn định thời điểm tập trận hải quân chung đầu tiên ở Thái Lan
Tất cả các nước ASEAN sẽ tham gia cuộc tập trận chung này vốn do Hải quân Mỹ cùng Hải quân Thái Lan đồng tổ chức, kéo dài 5 ngày thu hút sự tham gia của ít nhất 8 tàu cùng với các máy bay.
Một cuộc tập trận trên vịnh Thái Lan. (Nguồn: navaltoday)
Kyodo đưa tin, một nguồn tin của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 21/8 cho biết cuộc tập trận trên biển đầu tiên giữa các lực lượng hải quân của Mỹ và ASEAN sẽ bắt đầu vào ngày 2/9 tới ở Vịnh Thái Lan.
Tất cả các nước ASEAN sẽ tham gia cuộc tập trận chung này vốn do Hải quân Mỹ cùng Hải quân Thái Lan đồng tổ chức.
Cuộc tập trận trên biển ASEAN-Mỹ kéo dài 5 ngày thu hút sự tham gia của ít nhất 8 tàu cùng với các máy bay, sẽ bắt đầu tại căn cứ hải quân Sattahip ở tỉnh Chonburi và kéo dài đến tỉnh cực Nam Cà Mau của Việt Nam.
Sự kiện này dường như là một phần trong nỗ lực nhằm tạo ra thế cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ – hai cường quốc có ảnh hưởng đáng kể trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông.
Video đang HOT
Hồi năm ngoái, cuộc tập trận trên biển giữa ASEAN-Trung Quốc được tổ chức vào tháng 10 ngoài khơi Trạm Giang, thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.
ASEAN bao gồm các nước Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam./.
Theo (Vietnam )
Trung Quốc muốn gì từ COC?
Trung Quốc gần đây nói rằng nước này và các thành viên ASEAN đã đạt được "tiến triển lớn" trong đàm phán tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một lễ kỷ niệm của hải quân nước này ở khu vực gần thành phố cảng Thanh Đảo ngày 23/4. Ảnh: AP
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bangkok, Thái Lan, nhân dịp hội nghị ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc vào cuối tháng 7, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng tiến triển này đạt được là nhờ "sự chân thành và quyết tâm của tất cả các bên", nhằm tiến tới mục tiêu hoàn tất COC trong 3 năm.
Thực tế là Trung Quốc vẫn tiếp tục phô trương và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển Đông, ngay cả khi đàm phán đang diễn ra. Một ví dụ là Trung Quốc bắn thử 6 tên lửa đạn đạo chống hạm trên vùng biển này từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, trước khi Diễn đàn khu vực ASEAN diễn ra ở Thái Lan.
Ngày 24/7, Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng đầu tiên trong 4 năm, trong đó nói biển Đông là một phần "không thể thay đổi" của nước này, và rằng họ "thực thi chủ quyền quốc gia của mình để xây dựng hạ tầng và triển khai những năng lực phòng vệ cần thiết trên các đảo và bãi đá ở Nam Hải (tức biển Đông)".
Bắc Kinh chưa thể hiện dấu hiệu gì cho thấy sẽ thôi cải tạo và xây dựng các cơ sở quân sự trên biển Đông. Một trong những sự việc gần đây nhất là việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 7.
Nhiệm vụ của COC là tạo cơ sở giải quyết những tranh chấp và vụ việc như vậy thông qua đối thoại.
ASEAN kêu gọi sớm hoàn tất đàm phán COC trong bối cảnh biển Đông căng thẳng. Bắc Kinh cố kéo dài thời gian, cho đến gần đây. Trung Quốc giờ có vẻ quan tâm đến COC hơn cả ASEAN. Vì sao vậy?
Theo bài phân tích trên Asian Nikkei Review hôm 14/8, Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu khắp biển Đông, dựa trên cái gọi là "đường 9 đoạn". Nhưng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế năm 2016 khẳng định đòi hỏi này hoàn toàn không có cơ sở theo luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Trung Quốc phớt lờ phán quyết. Nhưng là một bên ký kết UNCLOS, Bắc Kinh không muốn bị nhìn là kẻ đứng ngoài pháp luật. Trung Quốc rõ ràng tin rằng họ có thể dùng COC để giải thoát mình khỏi phán quyết, bài phân tích nhận định.
Dù Trung Quốc rõ ràng đã thay đổi thái độ với COC, vẫn còn quá sớm để coi đây là điều đáng mừng. Những động cơ thầm kín của Trung Quốc được phản ánh trong phần khung của COC.
Trước tiên, không phải Trung Quốc đang đàm phán với ASEAN với tư cách một khối mà với 10 nước ASEAN riêng biệt. Trong giai đoạn đàm phán đầu tiên, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đưa ra 11 đề xuất riêng biệt, chứ không phải 2 đề xuất từ Trung Quốc và ASEAN.
Asian Nikkei Review dẫn các nguồn tin ngoại giao nói rằng Trung Quốc đã gây áp lực để có được cơ chế đàm phán này. Điều đó phản ánh quan điểm của Trung Quốc rằng tranh chấp lãnh thổ là vấn đề song phương giữa họ với từng nước trong 4 thành viên ASEAN liên quan. Cách làm này của Bắc Kinh sẽ khiến họ chiếm thế thượng phong trong đàm phán hoặc sử dụng cơ bắp nếu cần thiết, để có thể đi theo cách của mình.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Trung Quốc có 3 đòi hỏi cơ bản đối với COC: Không dựa trên UNCLOS 1982 ; tập trận chung với những nước ngoài khu vực phải có sự đồng thuận trước của các bên tham gia COC; không được hợp tác với các nước ngoài khu vực để khai thác tài nguyên trên vùng biển này.
ASEAN không thể chấp nhận những đòi hỏi đó vì sẽ vô hiệu hóa phán quyết của tòa trọng tài về "đường 9 đoạn" của Trung Quốc, và cũng sẽ làm mất ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu ở khu vực. "ASEAN không vội, và không có ý định chốt COC bằng cách thỏa hiệp một cách kỳ lạ", một nguồn tin ngoại giao nói với Asian Nikkei Review.
BÌNH GIANG
Theo tienphong
Nhật Bản có thể giảm vai trò của Hàn Quốc trong hợp tác an ninh Trong dự thảo Sách Trắng Quốc phòng 2019 của Nhật Bản, vị trí của Seoul đã rơi xuống số 4, xếp sau Australia, Ấn Độ và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Binh sỹ Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận tại nhà ga ở Seoul. (Ảnh: AFP/TTXVN) Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 10/8 cho...