ASEAN – Liên Hợp Quốc đối thoại về hợp tác chính trị – an ninh
Liên Hợp Quốc không chỉ hợp tác đóng góp vì hòa bình, an ninh quốc tế mà còn phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Trong khuôn khổ Hội thảo ASEAN – Liên Hợp Quốc (AURED) lần thứ 7, Đối thoại khu vực lần thứ 5 về hợp tác chính trị – an ninh với chủ đề “Tập trung phối hợp hỗ trợ Viện ASEAN về Hòa bình và Hòa giải” đã khai mạc ngày 3/12/2019 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại.
Đối thoại lần này có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam, Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Khaled Khiari, các thành viên Hội đồng Điều hành và Ban Cố vấn Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN (AIPR), Nhóm Phụ nữ Hoà bình ASEAN (AWPR) cùng các Đại sứ, đại diện và hơn 80 chuyên gia, học giả từ các nước ASEAN và trong khu vực.
Phát biểu tại Đối thoại, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh quan hệ ASEAN – Liên Hợp Quốc trong bốn thập kỷ qua đã trở thành hình mẫu hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức hợp tác khu vực; hai bên không chỉ hợp tác đóng góp vì hòa bình, an ninh quốc tế mà còn phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu chung.
Trước bối cảnh khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức và thay đổi nhanh chóng, Thứ trưởng đề nghị Hội thảo chú trọng đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc về ngoại giao phòng ngừa và ngăn ngừa xung đột, xây dựng nhóm chuyên gia ASEAN nhằm hỗ trợ quản lý xung đột, giải quyết căng thẳng.
Video đang HOT
Với tư cách là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định cam kết cao của Việt Nam, cùng các nước ASEAN khác, đóng góp vào các nỗ lực thúc đẩy hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
Những năm qua, với sự hỗ trợ và quan tâm hợp tác ngày càng lớn của các Đối tác, trong đó có Liên Hợp Quốc, các hoạt động của Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN ngày càng được mở rộng, đạt nhiều kết quả hợp tác thiết thực trên các vấn đề về hòa bình, hòa giải, quản lý và ngăn ngừa xung đột.
Đối thoại khu vực lần thứ 5 với chủ đề tập trung hỗ trợ các hoạt động của AIPR là đề xuất của Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc, thể hiện đóng góp tích cực của Việt Nam trong vai trò là Chủ tịch kế tiếp của ASEAN và Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thời gian tới.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Liên Hợp Quốc lần thứ 10 diễn ra tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 11/2019, Lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đánh giá cao và trông đợi các kết quả thành công của Đối thoại.
Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Khaled Khiari.
Trong khi đó, Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Khaled Khiari nhấn mạnh vai trò của Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN là diễn đàn quan trọng của khu vực trao đổi về biện pháp ngăn chặn xung đột, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý các mâu thuẫn, xung đột.
Đồng thời, ông Khaled Khiari khẳng định cam kết của Liên Hợp Quốc sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với ASEAN và AIPR, thúc đẩy triển khai hiệu quả các khuyến nghị của Hội thảo AURED, trong đó có việc đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong hoà bình và an ninh và lập nhỏm chuyên gia để hỗ trợ các hoạt động của AIPR.
Đối thoại khu vực lần thứ 5 về hợp tác chính trị-an ninh sẽ diễn ra trong hai ngày từ 3-4/12 tại Hà Nội./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Việt Nam nói về việc đưa biển Đông ra ASEAN và Liên Hợp quốc
Có 5 vấn đề liên quan đến biển Đông được các nước khu vực và quốc tế quan tâm. Trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, nếu có vấn đề gì liên quan đến 5 nội dung này sẽ được phản ánh trên bàn hội nghị của Liên Hợp quốc và ASEAN.
Cuộc họp báo quốc tế sáng 18/11 về năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam. (Ảnh: Thu Loan)
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia ASEAN cho biết như vậy trong cuộc họp báo quốc tế sáng nay tại Hà Nội về năm chủ tịch ASEAN của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của phóng viên rằng Việt Nam sẽ thúc đẩy tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) như thế nào trong năm 2020, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, đàm phán COC được bắt đầu từ tháng 3/2018, đến nay đã hoàn tất vòng rà soát thứ nhất (first reading).
Tại Đà Lạt vừa rồi, nhóm công tác và các quan chức cấp cao của Asean và Trung Quốc về COC đạt được kết quả tốt để bước vào vòng đàm phán thứ 2. COC đang là chương trình nghị sự ưu tiên của Asean và Trung Quốc. Cả hai bên đều muốn đẩy nhanh nhất có thể. Nhưng những ưu tiên, lợi ích của các khác biệt, nên còn phức tạp, cần thêm thời gian để thương lượng, Thứ trưởng cho biết.
"Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của văn bản này. Với tư cách chủ tịch, Việt Nam sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến trình đàm phán hiệu quả hơn, đạt được chất lượng cao hơn", Thứ trưởng Dũng nói.
Về câu hỏi Việt Nam có kế hoạch đưa vấn đề biển Đông ra Liên Hợp quốc và ASEAN như thế nào, ông Dũng cho biết có 5 nội dung liên quan đến biển Đông được các nước khu vực và quốc tế quan tâm, gồm: Hoà bình ổn định; tự do và an toàn hàng hải hàng không; tuân thủ pháp luật, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC); tình hình trên thực địa; và tình hình hoạt động của ngư dân (đánh cá, bảo hộ).
"Trong thời gian tới nếu có vấn đề gì liên quan đến 5 nội dung này sẽ được phản ánh trên bàn hội nghị của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc và Asean", Thứ trưởng nói.
Nói về những thách thức khi cùng lúc đảm nhận hai vị trí này cũng lúc, Thứ trưởng Dũng nói rằng Asean và Liên Hợp quốc là 2 tổ chức đa phương khác nhau. Asean là tổ chức của khu vực, còn Liên Hợp quốc mang tính toàn cầu. Việc Việt Nam đảm nhiệm cùng lúc 2 vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ và Chủ tịch Asean sẽ vất vả hơn, nhưng hai vị trí này mang tính bổ trợ cho nhau. Việt Nam coi đây là cơ hội đáng quý, giúp vai trò, vị thế và tiếng nói của Việt Nam có trọng lượng hơn, được nhiều nước quan tâm hơn.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải quan tâm đến những lợi ích và lập trường đa dạng hơn, phải bảo vệ lợi ích của Asean. Việt Nam chắc chắn phải phối hợp nhiều với các nước thành viên Asean và Liên Hợp quốc để bảo đảm sự cân bằng, quan tâm thích đáng của các bên, phù hợp với xu hướng trên của thế giới, Thứ trưởng Dũng nói.
Chủ đề của năm ASEAN 2020 được Việt Nam lựa chọn là "Gắn kết và Chủ động thích ứng". Trong năm tới, Việt Nam sẽ tổ chức 300 hội nghị khác nhau, quan trọng nhất là hội nghị cấp cao vào tháng 4 và tháng 11.
Theo TPO
VN, TQ nhất trí kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng trên Biển Đông Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, góp phần giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Từ ngày 26-28/11 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đồng chí Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu...