ASEAN lại bất hòa trong tuyên bố chung về Biển Đông
Trung Quốc “quăng một cái cờ lê lớn vào bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN”. Một lần nữa Bắc Kinh khôn ranh đã qua mặt một ASEAN tụt hậu và chia rẽ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã “ném một cái cờ lê lớn vào bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN về Biển Đông”. Ảnh: Ooan
South China Morning Post ngày 7/8 đưa tin, các quốc gia Đông Nam Á một lần nữa lại bất hòa và đang rất khó khăn để phản ánh những nỗ lực leo thang bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông vào trong tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng năm nay, trong khi Hoa Kỳ cảnh báo sẽ không tha thứ bất kỳ nỗ lực nào nhằm kiểm soát đường biển, đường không qua Biển Đông.
Trung Quốc đã gây ra báo động bằng cách bồi lấp, biến 7 bãi đá ngầm, các rặng san hô trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc xâm lược của Việt Nam và chiếm đóng trái phép từ 1988, 1995 đến nay) thành đảo nhân tạo và xây dựng các căn cứ quân sự. Các nước láng giềng xem đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, phá vỡ cam kết giữ nguyên hiện trạng, leo thang chống lại hòa bình và ổn định khu vực.
Nguồn tin ngoại giao cho biết Philippines và Việt Nam đã yêu cầu thể hiện việc lên án mạnh mẽ hành vi bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp ở Biển Đông vào trong tuyên bố chung. Nhưng một số đồng minh truyền thống của Trung Quốc trong ASEAN đã chống lại yêu cầu này. Một nhà ngoại giao cho biết: “Những người bạn của Trung Quốc đang tỏ lập trường cứng rắn”.
Nhà ngoại giao giấu tên không nêu cụ thể nước nào phản đối việc này, nhưng nỗi ám ảnh của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 tại Campuchia vẫn còn nguyên vẹn. “Trung Quốc đã tìm ra cách ASEAN hoạt động trong vấn đề Biển Đông, họ biết làm thế nào để chia rẽ chúng ta. Hãy nhìn vào những gì đã xảy ra ở Campuchia”, một nhà ngoại giao khác tham gia đàm phán tại Kuala Lumpur cho biết.
Video đang HOT
Vương Nghị và các Ngoại trưởng ASEAN. Ảnh: News Yahoo.
Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam nói với các phóng viên ngày hôm qua:”Đến bây giờ nó (tuyên bố chung) chưa được hoàn thiện. Đang có những khó khăn. Những đoạn liên quan đến Biển Đông đang gây ra một số vấn đề”. Ông cho biết một dự thảo tuyên bố chung đã cảnh báo những diễn biến gần đây ở Biển Đông có nguy cơ phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định mà không đả động gì đến việc yêu cầu Trung Quốc chấm dứt bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp).
The Interpreter của Viện Lowy, Úc ngày 6/8 bình luận, Bắc Kinh đã sử dụng chiến lược cây gậy và củ cà rốt để chia rẽ triệt để ASEAN về vấn đề Biển Đông. Thậm chí trong cuộc chiến tranh về ngôn từ, Bắc Kinh vẫn đang chiếm thế thượng phong khi hầu hết truyền thông và các nhà lãnh đạo nước ngoài vẫn sử dụng thuật ngữ “cải tạo” hay “khai hoang” hơn là “bồi lấp”, “xây dựng” để chỉ những gì Trung Quốc đã, đang làm với đảo nhân tạo.
Thuật ngữ “cải tạo” hay “khai hoang” mà nhiều người đang sử dụng vô hình chung thừa nhận Trung Quốc là “chủ sở hữu hợp pháp” hoặc những bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là “vô chủ”.
Trong những năm gần đây, Campuchia đã nổi lên như một cái gai mọc bên trong sự đoàn kết của ASEAN về vấn đề Biển Đông. Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia tăng vọt kể từ khi Phnom Penh chống lại việc ra tuyên bố chung lên án Trung Quốc leo thang ở Biển Đông năm 2012. Lần này Hun Sen cắt băng khánh thành một cây cầu hữu nghị Trung Quốc – Campuchia ngay trước khi khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, The Interpreter lưu ý.
Nếu ASEAN có thể tìm thấy sự thống nhất tại cuộc họp này về vấn đề Biển Đông, sẽ có một tiếng nói mạnh mẽ tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng 11 tới. Nhưng Vương Nghị đã bất ngờ tuyên bố “bồi lấp, xây dựng xong đảo nhân tạo” và công việc xây dựng hiện nay “đã dừng lại”. Đó là cách người Trung Quốc “quăng một cái cờ lê lớn vào bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN”. Một lần nữa Bắc Kinh khôn ranh đã qua mặt một ASEAN tụt hậu và chia rẽ.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Tướng Mỹ lo ngại Nga chia rẽ NATO
Moscow đang cố gắng tạo ra những xung đột và những tình huống khó giải quyết ngay bên trong các thành viênNATO, theo tướng chỉ huy Bộ Tư lệnh chiến dịch đặc biệt (SOCOM) của Mỹ.
Tướng Joseph Votel, Chỉ huy Bộ Tư lệnh chiến dịch đặc biệt (SOCOM) của Mỹ - Ảnh: Stars and Stripes
Tướng Joseph Votel, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh chiến dịch đặc biệt (SOCOM) đã đưa ra nhận định như thế trong một buổi nói chuyện tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado, theo Fox News hôm 24.7.
"Nga đang tìm mọi cách thách thức chúng ta ở bất kỳ đâu với mục đích ngăn cản sự phát triển của NATO", Tướng Votel nói. Chỉ huy trưởng SOCOM cho biết ông tin rằng Tổng thống Putin xem việc mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là mối đe dọa đối với người đứng đầu điện Kremlin.
"Tôi nghĩ rằng điều Moscow đang cố gắng làm là tạo ra những xung đột và những tình huống khó giải quyết ngay bên trong các thành viên NATO. Đó là mối đe dọa hiện hữu (đối với Mỹ và NATO)", ông Votel nói tiếp.
Cách thức Nga thực hiện là &'tiếp cận hỗn hợp" bao gồm những lực lượng quy ước và không quy ước, khả năng quân sự và phi quân sự của chính phủ, theo tướng Votel.
Tướng Mỹ nói Nga đang muốn chia rẽ NATO - Ảnh minh hoạ AFP
Hồi tháng 1.2015, Jordan, Ai Cập và Ả rập Xê-út, 3 đồng minh truyền thống của Mỹ, đạt được một thỏa thuận về năng lượng hạt nhân với Nga. Theo tướng Votel, đây là bằng chứng cho thấy Moscow đang muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đến vùng Trung Đông và thách thức Washington.
Hãng tin Sputnik của Nga ngày 25.7 cũng đưa lại tin này và không bình luận.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Châu Âu chia rẽ vì nợ công của Hy Lạp Các quốc gia trong khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) vẫn đang rất bất đồng về vấn đề nợ công của Hy Lạp. Kế hoạch cắt giảm ngân sách mới của Hy Lạp gồm tăng thuế giá trị gia tăng, giảm quỹ hưu trí và một số khoản phúc lợi... - Ảnh: AFP Theo tờ Le Monde, sau 9 giờ thảo luận...