ASEAN ký số văn kiện kỷ lục trong Hội nghị Cấp cao lần thứ 37
ASEAN đã ký hơn 80 văn kiện quan trọng, trong đó có hiệp định RCEP, trong 20 kỳ họp thuộc Hội nghị Cấp cao lần thứ 37 bế mạc chiều nay.
“Việt Nam cùng các đối tác đã có kỳ họp tổng thể thành công và tốt đẹp. Chúng ta đã tổ chức 20 kỳ họp cấp cao, trong đó hơn 80 văn kiện được thông qua và ký kết, đây là con số kỷ lục”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trong cuộc họp báo sau lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội chiều nay.
Thủ tướng thông báo các thành viên ASEAN đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 5 đối tác của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Đây được đánh giá là hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới.
“Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) với 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác đã thảo luận khách quan, trách nhiệm, kêu gọi hợp tác và đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, nâng cao vị thế của ASEAN”, Thủ tướng nói thêm.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp báo chiều 15/11. Ảnh: Vũ Anh .
Việt Nam chuẩn bị cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020 từ năm 2019, khi dịch bệnh Covid-19 chưa xảy ra. Dù có nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Việt Nam vẫn phát huy tốt vai trò Chủ tịch trong thúc đẩy đoàn kết, chủ động thích ứng của ASEAN trước dịch bệnh, duy trì đà hợp tác, triển khai các ưu tiên trong năm 2020.
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã bảo đảm sự quan tâm đồng đều của khối dành cho các cuộc thảo luận về biện pháp đối phó dịch bệnh, cũng như các kế hoạch phục hồi dài hạn sau đại dịch. Việt Nam cũng lưu tâm các vấn đề quan trọng khác như biến đổi khí hậu, hợp tác kinh tế, phát triển bền vững, số hóa.
Việt Nam đã phối hợp với các nước ra Tuyên bố Chủ tịch về ứng phó của ASEAN trước dịch Covid-19 hôm 14/2, vừa cảnh báo nguy cơ dịch bệnh vừa khẳng định quyết tâm hợp tác khu vực, quốc tế trong chống dịch. Việt Nam cũng tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN 3 về ứng phó dịch bệnh Covid-19, phối hợp tổ chức họp với các đối tác như Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ và nhiều tổ chức quốc tế nhằm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh.
Việt Nam cũng đã thúc đẩy thành lập và tổ chức hai cuộc họp bằng hình thức trực tuyến của Nhóm công tác liên ngành Hội đồng điều phối ASEAN về ứng phó các tình trạng y tế công cộng khẩn cấp vào ngày 31/3 và 22/6, nhằm bàn giải pháp ứng phó Covid-19, nâng cao năng lực dự phòng để có thể ứng phó hữu hiệu hơn với các tình hướng y tế khẩn cấp trong tương lai.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và ngày càng lan rộng, Việt Nam đã chủ động tổ chức các cuộc họp theo hình thức trực tuyến.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều nay cũng đã trao búa gỗ đại diện chức Chủ tịch ASEAN cho Đại sứ Brunei tại Việt Nam, đánh dấu chuyển giao vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2021 cho nước này.
Brunei sẽ giữ vị trí Chủ tịch ASEAN từ ngày 1/1 đến 31/12/2021, với chủ đề năm ASEAN 2021 là “We care. We prepare. We prosper” (Chúng ta quan tâm. Chúng ta sẵn sàng. Chúng ta thịnh vượng).
ASEAN 2020: Indonesia kêu gọi thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và sự khoan dung
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gửi đi một số thông điệp và quan điểm về chủ nghĩa đa phương và khoan dung tôn giáo trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 11, diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 15/11.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Joko Widodo cho rằng Liên hợp quốc (LHQ) phải khôi phục niềm tin vào chủ nghĩa đa phương. Niềm tin sẽ tăng lên nếu chủ nghĩa đa phương có thể đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng thế giới, đặc biệt là trong việc chống lại đại dịch. Do vậy, trước hết, LHQ phải đóng một vai trò nhất định trong việc tiếp cận thuốc men và vaccine cho tất cả mọi người. Về lâu dài, LHQ và ASEAN có thể hợp tác để đảm bảo cộng đồng quốc tế chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với một đại dịch mới có thể xảy ra trong tương lai.
Tổng thống Joko Widodo nêu rõ: "Ở Đông Nam Á, rút kinh nghiệm từ đại dịch này, chúng tôi đang cố gắng xây dựng các hệ thống và cơ chế khu vực như Quỹ ứng phó ASEAN đối với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Dự trữ vật tư y tế khu vực ASEAN, Khung phục hồi toàn diện ASEAN, Khung ASEAN về các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và Hành lang du lịch ASEAN". Indonesia tin rằng những cải tiến đối với hệ thống y tế quốc gia và khu vực có thể là nền tảng vững chắc cho việc cải thiện hệ thống y tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, Indonesia khuyến khích LHQ duy trì sự đa dạng và khoan dung. Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, Indonesia lo ngại khi phải chứng kiến sự trở lại của tình trạng không khoan dung tôn giáo và bạo lực nhân danh tôn giáo, có nguy cơ phá vỡ sự hòa hợp và thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan.
Cuối cùng, Tổng thống Joko Widodo kêu gọi Tổng Thư ký LHQ vận động thế giới tiếp tục hợp tác để tăng cường lòng khoan dung, ngăn chặn ngôn từ kích động thù địch và từ chối bạo lực vì bất kỳ lý do gì. Theo ông, sự đa dạng, khoan dung và đoàn kết là những nền tảng vững chắc cho một thế giới hòa bình, an toàn và ổn định.
Thái Lan đề xuất LHQ hỗ trợ ASEAN thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển bền vững Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 15/11, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã đề xuất 3 lĩnh vực mà Liên hợp quốc (LHQ) có thể hỗ trợ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Liên hợp quốc...