ASEAN không thể thờ ơ với vấn đề Biển Đông
ASEAN đang thụ động trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan tới Biển Đông, do vậy ASEAN cần hành động quyết đoán hơn để duy trì hòa bình tại khu vực, tờ Bangkok post của Thái Lan nhận định ngày 14-6.
Tàu Trung Quốc cải tạo đất trái phép trên một rạn san hô ở Biển Đông
Theo Bangkok post, một vài lãnh đạo thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có vẻ hài lòng với lập trường của khối, nhưng thực tế điều đó không đóng góp nhiều cho việc bảo đảm tranh chấp trên Biển Đông sẽ được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao.
Những sự cố xảy ra gần đây ở Biển Đông cho thấy việc đảm bảo hòa bình ở vùng biển này có ý nghĩa quan trọng cho an ninh toàn bộ khu vực, không chỉ riêng đối với các bên có tuyên bố chủ quyền. Biển Đông không chỉ giàu về tài nguyên thiên nhiên mà còn là cửa ngõ chính cho giao thông hàng hải quốc tế.
Tờ Bangkok post cho rằng, ASEAN không thể thờ ơ, đặc biệt sau khi các quốc gia như Mỹ và nhóm G7 phản ứng mạnh mẽ trước hành động Trung Quốc cải tạo đảo trái phép, trong đó có việc bồi đắp đảo phi pháp, xây dựng đường băng trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Khánh Chi/Bangkok post
An ninh Thủ đô
Những tiết lộ đầu tiên về 13 tội danh của "trung tướng quân đội buôn người"
Theo Tòa án Bangkok, Trung tướng quân đội Manas Kongpan, 58 tuổi - người đã ra đầu thú hôm 4-6, phải đối mặt với 13 tội danh liên quan đến hoạt động buôn người di cư Bangladesh và người Hồi giáo Rohingya của Myanmar sang Malaysia qua Thái Lan trong năm 2013.
Trong khi phía cảnh sát cho biết đã có đầy đủ bằng chứng về hành vi phạm tội của tướng Manas Kongpan, thì tướng Kongpan lại một mực phủ nhận mọi tội danh với cách trả lời mâu thuẫn và cũng chưa đưa ra được bất cứ bằng chứng nào có lợi cho mình.
Chấn động 13 tội danh
Theo tin tức trên Bangkok Post, trong số 13 tội danh của Trung tướng quân đội Manas Kongpan thì các tội nghiêm trọng nhất là: buôn người, bắt giữ người trái phép, giúp người nước ngoài nhập cảnh trái phép, giữ người để đổi tiền chuộc, giấu xác, phạm tội xuyên quốc gia... Cảnh sát đã phát hiện tài khoản ngân hàng của tướng Kongpan nhận được một số khoản tiền từ những nghi phạm buôn người.
Cũng theo Bangkok Post, hôm 2-6, tòa án Bangkok đã phát lệnh truy nã Trung tướng Manas Kongpan vì có dính líu đến các đường dây đưa người di cư từ Myanmar và Bangladesh tới Thái Lan. Ngay sau khi ra đầu thú, tại sở cảnh sát, ông Kongpan đã phải trả lời thẩm vấn 8 giờ liền. Với gương mặt sắc lạnh, tướng Kongpan bác bỏ mọi cáo buộc và sẵn sàng đứng trước tòa đối chấp.
Mặc dù luôn miệng khẳng định "mình vô tội" và "yêu cầu công lý", nhưng Trung tướng Manus Kongpan lại nói: "Dù tòa án kết án như thế nào, tôi cũng sẵn sàng chấp nhận". Cách trả lời "nước đôi" của tướng Kongpan khiến không ít người đặt câu hỏi. Rõ ràng tướng Kongpan có tội, cách trả lời vòng vo này nhằm che giấu các tội danh của ông ta mà thôi? Đây chẳng khác nào "giấu đầu hở đuôi". Nhưng một số ý kiến lại cho rằng, rất có thể bị thẩm vấn tới 8 giờ đồng hồ liền nên tinh thần của tướng Kongpan có phần bị "kích động", "rối loạn" mà khó kiểm soát được câu nói của mình?
Trong khi đó, theo Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Thái Lan, Tướng Somyot Poompanmoung, phía cảnh sát đã có đầy đủ bằng chứng về hành vi phạm tội của Trung tướng Manus Kongpan, nhưng cho tới thời điểm này vẫn chưa tiết lộ cụ thể. Trả lời báo giới, Tư lệnh Lục quân Thái Lan, tướng Udomdej Sitabutr cho hay, trước khi bị đưa ra tòa xét xử, tướng Kongpan sẽ bị quân đội thẩm vấn và có thể bị sa thải nếu bị phát hiện có hành vi phạm tội.
Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan khẳng định, ông Manus vẫn được xem là vô tội cho đến khi có bằng chứng rõ ràng. "Ông ta vẫn chỉ là một nghi phạm", ông Wongsuwan nói. Được biết, Trung tướng Manus Kongpan đã đề nghị nộp tiền bảo lãnh tại ngoại nhưng không được tòa án chấp nhận.
Trước đây, Tướng Kongpan là người chỉ huy các hoạt động quân sự của Thái Lan nhằm đẩy lùi các thuyền nhân có ý định cập bờ biển phía Tây Nam nước này. Lệnh bắt giữ Tướng Kongpan được ban hành hôm 31-5, có thể xem đây là một đòn giáng mạnh vào lực lượng quân đội Thái Lan và Thủ tướng Prayuth Chan-ocha. Lệnh truy nã cũng được ban hành với nhiều nhân vật nổi tiếng khác ở miền Nam Thái Lan khi vụ bê bối lan ra, trong đó có Patchuban Angchotipan, một chính trị gia địa phương đã nhanh chóng đầu hàng cảnh sát.
Nhiều cảnh sát, quan chức địa phương có liên quan
Chính quyền quân sự Thái Lan từ đầu tháng 5-2015 đặc biệt là sau khi phát hiện các hố chôn tập thể ở Songkla đã gia tăng các chiến dịch truy lùng các tổ chức buôn người. Từ nhiều năm qua các tổ chức phi chính phủ liên tục tố cáo quân đội và cảnh sát Thái làm ngơ, thậm chí là đồng lõa với các đường dây đưa người nhập cư Bangladesh và Myanmar vào lãnh thổ Thái Lan qua ngả biên giới Malaysia.
Nếu như trước đó các quan chức quân đội đều phủ nhận bất cứ sự dính líu nào của quân đội vào chuyện buôn bán người bất hợp pháp, thì cho tới thời điểm từ tháng 5-2015 tới đầu tháng 6 này với những bằng chứng đặc biệt quan trọng, chính quyền Bangkok đã phát 82 lệnh truy nã và bắt giữ hơn 50 quan chức, cảnh sát có liên quan đến các hoạt động buôn người xuyên quốc gia, trong đó có Trung tướng Manus Kongpan.
"Quân đội sẽ không bao che cho bất kỳ một ai vi phạm luật pháp" và "Tôi đã được thông báo. Lệnh bắt giữ Trung tướng Manus Kongpan không phải là một cú sốc" - tướng Udomdej Sitabutr tuyên bố trong một buổi họp báo ngay sau khi Trung tướng Manus Kongpan ra đầu thú. Đồng thời, tướng Udomdej Sitabutr cho biết, cảnh sát đã thông báo với ông việc cấp dưới có liên quan đến đường dây buôn người trong khu vực và phía quân đội đã phối hợp chặt chẽ với cảnh sát trong vụ án này.
Hiện nay, làn sóng người nhập cư vào một số nước Đông Nam Á đang ngày càng gia tăng, trong đó chủ yếu là cộng đồng người thiểu số Rohingya ở Myanmar và Bangladesh, tìm cách vượt biển tới các nước mà họ cho là "miền đất hứa" như Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Theo giới phân tích, khủng hoảng nhập cư khi không được kiểm soát có thể biến thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ, nếu các nước có liên quan không đồng lòng và chung tay tìm một giải pháp lâu dài cho vấn nạn này.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, khoảng 25.000 người di cư từ Myanmar và Bangladesh đã trả tiền cho các băng nhóm buôn người để đưa họ qua vịnh Bengal trong quý 1 năm 2015, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều người đã bị băng nhóm buôn người giam giữ đòi tiền chuộc trước khi giao họ cho nhà thầu lao động ở Malaysia. Thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy có khoảng 2.500 người vẫn còn lênh đênh trên biển.
Theo Ngân Hà (tổng hợp)
An ninh Thủ đô
ASEAN cần hành động trong vấn đề Biển Đông ASEAN vẫn còn "thờ ơ" với những diễn biến mới trong tranh chấp trên Biển Đông, khối này cần hành động quyết đoán hơn, như G7, để duy trì hòa bình và an ninh cho khu vực. Trung Quốc xây dựng phi pháp trên các bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: Reuters Đó là nhận định của tờ The...