ASEAN hướng tới cộng đồng, thúc đẩy hòa bình an ninh khu vực
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã nhất trí triển khai những công việc còn lại để đạt mục tiêu hình thành cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay; đồng thời nhất trí việc xây dựng Tầm nhìn cộng đồng ASEAN sau 2015.
Đây là kết quả nổi bật đạt được tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra hôm nay (28/1) tại Kota Kinabalu, Malaysia. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị này.
Các Bộ trưởng đã thảo luận và nhất trí về 8 định hướng ưu tiên của Malaysia trong năm chủ tịch ASEAN 2015, trong đó ưu tiên số một là dẫn dắt ASEAN hình thành cộng đồng vào cuối năm nay.
Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết nâng cao và làm sâu sắc hợp tác với các đối tác đối thoại; tiếp tục nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN. Bên cạnh đó, Hội nghị đã thảo luận về một số vấn đề cải tổ cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của ASEAN.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết: “Các Bộ trưởng đề xuất phải xem xét lại, có lẽ ASEAN có quá nhiều các cuộc họp trong năm, làm sao giảm bớt các cuộc họp để tăng tính hiệu quả của các cuộc họp”.
Về tình hình an ninh khu vực và thế giới, các Bộ trưởng ra thông cáo lên án bạo lực và tội ác do Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS gây ra, đặc biệt vụ hành quyết một công dân Nhật Bản mới đây. Những thách thức trong quản lý thảm họa và tình hình Biển Đông tiếp tục là những vấn đề được quan tâm.
Ông Anifah Aman, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia nói: “Về tình hình Biển Đông, các Bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định, nâng cao lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau, cũng như kiềm chế trong các hoạt động. Hội nghị chia sẻ lo ngại được một số Bộ trưởng nêu lên về việc tiến hành cải tạo, phá vỡ nguyên trạng trên khu vực Biển Đông. Các Bộ trưởng chỉ đạo các quan chức cao cấp tăng cường nỗ lực nhằm đạt được việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố các bên về ứng xử trên Biển Đông DOC và thúc đẩy việc sớm hoàn tất bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC”.
Các Bộ trưởng cũng xem xét lại đề xuất thành lập múi giờ chung của ASEAN và đã có sự đồng thuận cao về vấn đề này.
Những kết quả đạt được tại Hội nghị lần này đã cho thấy một ASEAN đoàn kết và có sự đồng thuận cao trên nhiều vấn đề, cho thấy một ASEAN quyết tâm hướng tới hình thành cộng đồng vào cuối năm 2015 và trên hết là một ASEAN mong muốn duy trì hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, làm tiền đề để cộng đồng ASEAN tiếp tục phát triển và hội nhập sâu rộng hơn sau 2015.
Theo_VTV
Hy vọng của "Bộ tứ Normandy" bị dập tắt bằng súng cối
Những tiến bộ được ghi nhận trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine đã bị dập tắt bởi vụ nã pháo vào trạm xe buýt ở Donetsk.
Video đang HOT
Hy vọng hòa bình ở Donbass được nhen nhóm sau cuộc họp của "Bộ tứ Normandy" đã bị dập tắt bởi cuộc pháo kích vào trạm xe buýt Donetsk
Hy vọng hòa bình nhen nhóm từ thỏa thuận của "Bộ tứ Normandy"
Các bộ trưởng ngoại giao Nga, Ukraine, Đức và Pháp nhóm họp ở Berlin vào đêm 21-1 đã nhất trí về sự cần thiết loại bỏ vũ khí hạng nặng khỏi các đường giáp giới giữa lực lượng an ninh Ukraine và dân quân Donbass. Đồng thời, các đại diện của "Bộ tứ Normandy" khuyến nghị Kiev và đại diện Donbass tăng cường sự liên lạc.
Trước đó, ít ai hy vọng về kết quả tích cực tại cuộc họp này. Tất cả liên lạc trước đó trong định dạng "Normandy" đều vô ích. Nhưng về nguyên tắc, khi người dân Donbass đang bị đe dọa giết hại, cần tận dụng mọi cơ hội ảnh hưởng đến tình hình. Và tiến bộ bất ngờ đã đạt được.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đánh giá cuộc họp tại Berlin là "hữu ích" và cho biết về những điểm được thống nhất: "Quyết định quan trọng nhất được thống nhất trong tuyên bố chung là sự ủng hộ đặc biệt cho nhiệm vụ khẩn cấp rút lui các vũ khí hạng nặng khỏi đường giáp giới đã được ấn định trong các thỏa thuận ở Minsk".
Đúng như các đề xuất của Tổng thống Putin trong thông điệp của ông gửi Tổng thống Ukraine Poroshenko ngày 15 tháng 1 vừa qua là "Nga hy vọng rằng, sự hỗ trợ từ bộ trưởng ngoại giao các nước &'định dạng Normandy' sẽ cho phép thúc đẩy sáng kiến này".
Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh một điểm là, lực lượng "dân quân" của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (DPR và LPR) đã ủng hộ lịch trình rút lui vũ khí hạng nặng do chính ông đưa ra và Nga hy vọng rằng giới lãnh đạo Ukraine cũng sẽ làm như vậy.
Đáng lưu ý là bước đột phá trong cuộc đàm phán tại Berlin diễn ra khi chiến sự xung quanh sân bay Donetsk rơi vào thế bất lợi cho an ninh Ukraine. Tình huống tương tự cũng đã thấy vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm ngoái.
Khi đó, lực lượng ly khai đã chuyển từ phòng ngự sang tấn công và buộc quân đội Ukraine vội vã rút lui, Kiev chấp thuận lệnh ngừng bắn cũng như đàm phán với các đại diện Donbass. Cuộc thảo luận kết thúc bằng "Bản ghi nhớ Minsk", nhằm giải quyết từng bước cuộc xung đột.
Công sức của 4 vị ngoại trưởng của "Bộ tứ Normandy" đã trôi sông đổ biển
Tuy nhiên, ban lãnh đạo Ukraine không cho rằng, họ cần thực hiện các quy định trong tài liệu và lợi dụng thỏa thuận ngừng bắn để tập trung lực lượng ở phía đông. Cuộc tấn công mới nhằm vào Donetsk do công lực Ukraine tiến hành giữa tháng 1 đã bị thất bại. Kiev một lần nữa đồng ý với kế hoạch hòa bình.
Tiến sĩ sử học Nga Victor Kuvaldin cho biết nhận định: "Cho tới tận bây giờ, &'phe chiến tranh' ở Kiev không từ bỏ hy vọng giải quyết các vấn đề vùng Đông Nam đơn thuần bằng vũ lực, đánh bại cuộc kháng chiến của các lực lượng dân quân Donetsk và Lugansk".
Những trận chiến đẫm máu, ngoan cố của quân đội Ukraine với tổn thất nặng nề ở sân bay Donetsk đã chỉ ra rằng, hy vọng ấy là ảo tưởng. Đặc biệt khi lực lượng ly khai chứng minh họ có khả năng điều chỉnh mặt trận, mở chiến sự gần thành phố cảng Mariupol - một vị trí quan trọng nằm giáp biên giới Nga và biển Đen.
Cán cân hiện nghiêng về một bên. "Phe hòa bình" ở Kiev đã tắng thế so với "phe chiến tranh" và được nhiều thế lực trong Liên minh châu Âu ủng hộ đã thấy ngay cơ hội của họ. Hé mở hy vọng cho các thỏa thuận cùng có lợi, trên một cơ sở hợp lý mà Nga ủng hộ.
Sau cuộc họp, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nhận định, là làm sao cho tuyên bố chung của "Bộ tứ Normandy" không chỉ có trên giấy và điều này phụ thuộc ở mức đáng kể vào lãnh đạo Kiev và các thủ lĩnh hai nước cộng hòa tự xưng ở phía đông là Lugansk và Donetsk.
Thế nhưng, tia hy vọng hòa bình của "Bộ tứ Normandy" đã bị dập tắt một cách phũ phàng bằng một cuộc tấn công "mờ ám". Máu của người dân vẫn tiếp tục rơi ở Donbass khi một vụ tấn công vào trạm xe buýt Donetsk đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nạn nhân và làm hàng chục người khác bị thương.
Bến xe buýt ở quận Leninsky, thuộc Donetsk sau cuộc tấn công
Nga yêu cầu điều tra vụ pháo kích "phá hoại hy vọng hòa bình"
Ngày 22-1 vừa qua, một bến xe buýt ở quận Leninsky, thuộc Donetsk bị trúng đạn pháo cối khiến chín dân thường thiệt mạng ngay lập tức và mười người bị thương ở các mức độ khác nhau, - phó chỉ huy lực lượng dân quân Donetsk - ông Eduard Basurin cho biết trong tuyên bố vào tối ngày 22-1.
Ông nhận định cuộc tấn công này có khả năng do một nhóm phá hoại của lực lượng an ninh Ukraine gây nên. Vụ tấn công xảy ra vào khoảng 8h30 (giờ địa phương). Theo dữ liệu sơ bộ, vụ tấn công bằng súng cối được thực hiện từ một chiếc xe buýt nhỏ đã khiến một xe buýt chở khách và một ô tô bốc cháy.
Lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk - ông Alexander Zakharchenko đã lập tức tới hiện trường chỉ huy điều tra vụ tấn công phá hoại này. Về phía Moscow, đại diện Bộ ngoại giao Nga đã lên tiếng yêu cầu điều tra về kết quả chết người do pháo kích ở bến xe Donetsk.
"Nga yêu cầu tổ chức cuộc điều tra ngay lập tức với sự tham gia của đại diện OSCE về vụ pháo kích vào bến xe Donetsk. Cần phải làm tất cả mọi việc để ngăn chặn các vụ pháo kích của Kiev vào các thành phố đông nam Ukraine và ngăn chặn thương vong trong số thường dân" - tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov được công bố trên trang web Bộ ngoại giao Nga hôm 23-1 nhấn mạnh, Moscow coi vụ việc này là "tội ác chống nhân loại", là "sự khiêu khích nhằm mục đích phá hoại các nỗ lực hòa bình" giải quyết khủng hoảng Ukraine, bao gồm kết quả cuộc họp "Bộ tứ Normandy" vừa kết thúc của ngoại trưởng các nước Nga, Đức, Ukraine và Pháp.
Sang ngày 23-1, Ban lãnh đạo DPR cho biết một số người bị thương nặng đã chết, nâng tổng số người thiệt mạng lên con số 13 (tất cả đều là người lớn). Ngay sau đó, nguồn tin của RIA Novosti trong cơ quan y tế khẩn cấp của thành phố nói rằng số người chết đã lên đến 15.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đưa ra ba điều cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của Ukraine
Ngày 22-1, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã nêu lên ba điều cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của Ukraine. Trong bài phát biểu gửi nhân dân nhân dịp ngày Thống nhất và Tự do của Ukraine, ông Poroshenko đã tuyên bố Ukraine sẽ là một nhà nước đơn nhất với ngôn ngữ quốc gia duy nhất là tiếng Ukraine.
Ông nhấn mạnh có "những điều cơ bản không thể trở thành đối tượng của bất kỳ sự thỏa hiệp." "Thứ nhất: Ukraine sẽ không trở thành liên bang và vẫn duy trì thể chế nhà nước đơn nhất; Thứ hai: Sự lựa chọn châu Âu không thể là chủ đề đem ra tranh cãi; Thứ 3: "Ngôn ngữ nhà nước chính thức duy nhất ở Ukraine đã, đang và sẽ là tiếng Ukraine".
Tuy nhiên ông Poroshenko cũng khẳng định không ai có thể xâm phạm quyền nói tiếng Nga hoặc các ngôn ngữ khác của người dân, quyền sử dụng tiếng Nga tự do ở nhà, ngoài đường, tại nơi làm việc. Sự đảm bảo bổ sung cho quyền lợi này sẽ là sự phân quyền có ảnh hưởng tới cả chính sách nhân đạo.
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng, đối với ông sự thống nhất của đất nước và dân tộc có giá trị tương đương đối với tất cả người Ukraine, bất kể đó là cộng đồng chiếm số đông của đất nước hay chỉ là một nhóm dân tộc thiểu số.
"Tôi có quan điểm riêng của mình về các vấn đề lịch sử, ngôn ngữ, nhà thờ giống như đại đa số nhân dân Ukraine, nhưng trên thực tế, tôi cần phải cân nhắc cả tình cảm của những dân tộc thiểu số. Đó là lý do tại sao chúng ta tiến hành một chính sách nhân đạo được cân nhắc kỹ lưỡng" - Tổng thống cho biết.
Tuy những tuyên bố của ông Poroshenko về nhân quyền thấm đẫm tính nhân văn nhưng từ lời nói đến hành động của chính quyền Kiev có một khoảng cách rất xa, thậm chí có thể nói là ngược lại. "Sự thống nhất của đất nước và dân tộc" trong tuyên bố của Tổng thống Ukraine được thực hiện, bất chấp máu của người dân thường vô tội đang ngày đêm đổ ở Donbass.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Rủi ro địa chính trị ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu Với chủ đề "Bối cảnh Toàn cầu Mới", Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 45 tại Davos, Thụy Sĩ, tập trung bàn thảo những thách thức nổi cộm, trong đó có những rủi ro địa chính trị toàn cầu. Công việc chuẩn bị khai mạc hội nghị WEF (ảnh: Tân Hoa Xã - TTXVN) Phóng viên...