ASEAN học được gì từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp?
Theo tờ Jakarta Post, cuộc khủng hoảng Hy Lạp không chỉ làm khó cho châu Âu mà còn là lời nhắc nhở cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào thời điểm hiệp hội đang tiến rất gần mục tiêu thành lập cộng đồng và hội nhập tiền tệ.
Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đang là lời nhắc nhở cho ASEAN (Ảnh: Agenda)
Trong bài viết đăng trên báo Jakarta Post số ra mới đây, tác giả Kiki Verico, thuộc Đại học Kinh tế Indonesia, đã đưa ra những nhận định sâu sắc về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp hiện nay, cũng như những bài học mà ASEAN có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng và khu vực đồng euro.
Theo tác giả, cuộc khủng hoảng Hy Lạp như một lời nhắc nhở cho ASEAN trong quá trình tiến tới hội nhập tiền tệ, rằng ASEAN nói chung và từng nước thành viên nói chung luôn phải có sự cân bằng giữa lợi ích khu vực và quốc gia.
Đối với ASEAN, có ít nhất 5 bài học cốt lõi cần được rút ra từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp:
Thứ nhất, một liên minh tiền tệ chỉ hiệu quả nếu tỷ giá hối đoái của một nước có lạm phát cao được neo vào một loại tiền tệ lạm phát thấp, một cơ chế được gọi là lợi thế “buộc tay người”.
Thứ hai, di chuyển lao động được sử dụng như một trong các yếu tố điều chỉnh trước những cú sốc tiền tệ. Thật không may, như đã thấy trong trường hợp gần đây của EU, người Hy Lạp thất nghiệp không thể tự do tìm việc ở các nước thành viên EU khác.
Video đang HOT
Thứ ba, mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, một nền kinh tế mở hơn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, không có nghĩa sẽ giúp nền kinh tế ổn định hơn mà trên thực tế khiến nó tiếp xúc nhiều hơn với các cú sốc bên ngoài.
Thứ tư, tăng nguồn thu thuế tại quốc gia có nền kinh tế phát triển để cân bằng và dịch chuyển sang quốc gia có nền kinh tế đang trên đà suy thoái. Điều này sẽ khiến ngân sách chung của cả khu vực được cân bằng. Nhưng đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng, do khu vực bao gồm những quốc gia khác nhau với trình độ phát triển không đồng đều, thậm chí quá chênh lệch, chứ không chỉ đơn thuần là các tỉnh trong một nước.
Cuối cùng, cần phải có sự tương quan tích cực về hội nhập tiền tệ khu vực và các lĩnh vực khác để giảm chi phí điều chỉnh trước bất kỳ cuộc khủng hoảng tiền tệ nào. Đây là những vấn đề tương lai sắp tới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trong quá trình chuyển đổi ASEAN từ giai đoạn hội nhập cơ bản đến hội nhập tiền tệ.
Từ những bài học trên, các quốc gia thành viên trong ASEAN cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho một số hành động chiến lược trong cả ngắn hạn và dài hạn để ngăn chặn những tác động có thể xảy ra tương tự như cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đang gây ra cho Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) hiện nay.
Trong số các bước cần chuẩn bị, việc xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định để đảm bảo cho một thị trường tài chính năng động là yếu tố có tính quan trọng hàng đầu, nếu không muốn nói là quyết định, đối với sự phát triển ổn định và bền vững trong tương lai.
Ngoài ra, các nước cũng cần dự đoán và ngăn ngừa bất ổn tài chính lây lan bằng cách xác định ưu tiên những thỏa thuận hoán đổi tiền tệ khu vực, thay vì song phương. Việc nghiêm túc quản lý lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái ở mức an toàn cũng cần hết sức được chú trọng.
Đức Vũ
Theo Dantri
Cử tri Hy Lạp nói "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử
Với phần lớn số phiếu được kiểm, kết quả từ cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử tại Hy Lạp cho thấy phần lớn cử tri phản đối các điều kiện cứu trợ mới của chủ nợ quốc tế. Tương lai của Hy Lạp trong khối Eurozone sẽ được các lãnh đạo châu Âu định đoạt.
Phe phản đối các điều kiện cứu trợ quốc tế tập trung tại thủ đô Athens vào đêm ngày 5/7 để ăn mừng kết quả trưng cầu dân ý. (Ảnh: AFP)
BBC đưa tin, theo các số liệu sơ bộ từ cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 được Bộ trưởng Nội vụ Hy Lạp công bố, 61% cử tri nói "Không" với các biện pháp thắt lưng buộc bụng, so với tỷ lệ nói "Có" là 39%.
Vào đêm qua giờ địa phương, ngay sau khi các kết quả được công bố, hàng nghìn người Hy Lạp phản đối các điều kiện cứu trợ mới đã tập trung tại thủ đô Athens để ăn mừng chiến thắng áp đảo trong cuộc trưng cầu dân ý.
Đảng cầm quyền Syriza của Hy Lạp đã ủng hộ việc nói "Không", cho rằng các điều kiện cứu trợ của các chủ nợ châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra là không thể chấp nhận được.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras nói trong một bài phát biểu trên truyền hình vào đêm qua rằng người dân nước này đã bỏ phiếu cho một "châu Âu đoàn kết và dân chủ".
"Vì ngày mai, Hy Lạp sẽ trở lại bàn đàm phán và mục tiêu chính của chúng tôi là phục hồi sự ổn định tài chính của đất nước", ông Tsipras nói.
61% cử tri phản đối các điều kiện cứu trợ mới (Ảnh: Getty)
Nhưng các đối thủ của đảng cầm quyền cảnh báo rằng việc từ chối các điều thắt lưng buộc bụng sẽ khiến Hy Lạp bị loại khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Ông Jeroen Dijsselbloem, người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng Euro, cho hay kết quả cuộc trưng cầu dân ý "rất đáng tiếc cho tương lai của Hy Lạp".
Trong khi đó, hãng tin AFP dẫn lời một nguồn tin châu Âu cho biết, giới chức cấp cao của khối Eurozone dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm vào hôm nay 6/7 để thảo luận kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp.
Theo phủ tổng thống Pháp, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel dự kiến gặp nhau tại Paris vào hôm nay để đánh giá kết quả cuộc trưng cầu dân ý của Hy Lạp. Ông Hollande cũng đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Hy Lạp Tsipras vào đêm qua.
An Bình
Theo BBC, AFP
Gruzia cáo buộc Nga xâm phạm chủ quyền Tbilisi vừa ra tuyên bố cáo buộc Nga xâm phạm chủ quyền thông qua các hành động cắm mốc biên giới xa hơn khu vực kiểm soát thực tế và biến một đường ống dẫn dầu quốc tế nằm dưới sự kiếm soát của Mátxcơva. Binh sĩ của khu vực ly khai Nam Ossetia trong một buổi tuyên thệ tại Tskhinvali. (Ảnh: Moscow...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

Mỹ - Israel nhất trí kế hoạch về Gaza

Ukraine đặt ra ranh giới trước khi đàm phán về thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Sắc vàng Dokkhoun báo hiệu Tết Lào đang về

Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ

Trung Quốc sẽ họp cấp cao để bàn biện pháp đối phó với thuế quan của Mỹ

Cường quốc không bị áp thuế đối ứng lên tiếng về cách làm của Mỹ

Lý do cả Nga và Ukraine phản đối đóng băng xung đột

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế thế giới?

Nội dung quan trọng bất ngờ không có trong nội dung đàm phán Nga - Mỹ tiếp theo

Trung Á trở thành tâm điểm mới trong cuộc chạy đua đất hiếm của châu Âu

Tòa án Tối cao Mỹ dừng lệnh khôi phục việc làm cho nhân viên thử việc
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Việt khóc nức nở vì bị chồng mắng trước hàng trăm người, ám ảnh đến mức không ăn không ngủ
Hậu trường phim
21:51:34 09/04/2025
Thái độ của Á hậu hàng đầu showbiz giữa tin sắp ly hôn vì chồng đại gia lộ ảnh thân mật ở bar
Sao châu á
21:46:16 09/04/2025
'Nổ' quen lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công thương để lừa đảo
Pháp luật
21:38:37 09/04/2025
Hiện tượng lạ trào bùn ở Phú Yên: Trực 24/24, sơ tán dân nếu phát hiện nguy hiểm
Tin nổi bật
21:27:42 09/04/2025
Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân
Sức khỏe
21:06:00 09/04/2025
Nhóm nhạc 5 triệu bản làm 1 điều bất ngờ tại Việt Nam
Nhạc quốc tế
21:05:57 09/04/2025
Động thái mới nhất của bạn thân HIEUTHUHAI giữa loạt tin đồn tiêu cực về chuyện tình yêu 8 năm
Nhạc việt
20:55:36 09/04/2025
Chứng "ám ảnh" của David Beckham khiến vợ con khó chịu
Sao thể thao
20:35:16 09/04/2025
Netizen đổ xô vào xem 1 giờ đêm Bình An bị vợ Á hậu nhất quyết đòi làm 1 việc
Sao việt
20:10:55 09/04/2025
Up clip đu trend ăn lẩu chơi chơi, 3 cô gái Việt khiến netizen "sốc nhiệt" vì một điều không tưởng
Netizen
19:36:38 09/04/2025