ASEAN hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ, ASEAN hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực cho duy trì hòa bình, ổn định an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Đồng thời, ASEAN mong Mỹ ủng hộ các nỗ lực đề cao luật pháp quốc tế, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Các đánh giá được các lãnh đạo đưa ra vào sang 14/11, khi Thu tương Nguyên Xuân Phuc, Chu tich ASEAN 2020, chủ trì Hội nghị trực tuyến Cấp cao ASEAN-Mỹ lân thư 8. Cùng dự có lãnh đạo các nước ASEAN, Cô vân An ninh Quôc gia Mỹ Robert C. O’Brien va Tổng Thư ký ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Tại Hội nghị, Thu tương Nguyên Xuân Phuc đánh giá cao quan hê đôi tac chiên lươc ASEAN-Mỹ. Thu tướng khẳng định trong hơn 4 thâp ky qua, ASEAN và Mỹ duy trì quan hệ trên cơ sở tin cậy, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, vì mục tiêu chung thúc đẩy hòa bình, ổn định, phát triển và hợp tác cùng có lợi.
Thủ tướng hoan nghênh Mỹ, đôi tac chiên lươc cua ASEAN, đong gop xây dựng, trách nhiệm vao các nỗ lực tăng cường lòng tin, đối thoại và hợp tác ở khu vực thông qua các khuôn khổ do ASEAN chủ trì.
Video đang HOT
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, các lãnh đạo khăng đinh cac quôc gia cân chung tay đong gop đê duy tri môi trương hoa binh, ôn đinh ơ khu vưc va thê giơi. Nhân manh vung biên Thái Bình Dương rộng lớn gắn chặt với không gian an ninh và phát triển của các quốc gia ASEAN và Mỹ, cac nha lanh đao bay to quan ngai răng tai Biển Đông vẫn tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định va nhưng hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây bất ổn, làm phức tạp tình hình cũng như gây quan ngại cho các quốc gia trong khu vực.
Đông thơi, cac nha lanh đao nhân manh tầm quan trọng của đối thoại, xây dựng lòng tin, thượng tôn pháp luật, không quân sự hoá, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đo co UNCLOS 1982, coi đây la cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động trên biển.
Mỹ tai khăng đinh tâm quan trong cua viêc tuân thu luât phap quôc tê, thương mai không bi can trơ, ung hô cac quôc gia ven biên thưc thi quyên chu quyên đôi vơi cac nguôn tai nguyên trên biên phu hơp vơi quy đinh cua Công ươc của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rõ quan điểm của Việt Nam phù hợp với lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông đã được khẳng định tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tháng 6/2020, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 tháng 9/2020 cũng như tại Hội nghị cấp cao ASEAN-37 lần này, nhằm xây dựng Biển Đông thành vùng biển của hòa bình, ổn định và hợp tác.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37: Tăng cường hợp tác Mê Công - Nhật Bản, Mê Công - Hàn Quốc
Sáng 13/11, nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đồng chủ trì Hội nghị cấp cao Hợp tác Mê Công - Nhật Bản lần thứ 12 và Hội nghị Cấp cao Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 2 theo hình thức trực tuyến.
Toàn cảnh Hội nghị Cấp cao Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 2 đầu cầu Hà Nội. Ảnh: TG&VN.
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan.
Tại Hội nghị với Nhật Bản , các nhà lãnh đạo đánh giá cao hợp tác của Nhật Bản với các nước Mê Công trong cuộc chiến chống Covid-19 cũng như kết quả hợp tác trong hơn một thập kỷ qua. Hội nghị ghi nhận những tiến triển trong triển khai Chiến lược Tokyo 2018, Tầm nhìn Phát triển công nghiệp Mê Công 2.0, Sáng kiến Mê Công - Nhật Bản về các Mục tiêu phát triển bền vững hướng tới 2030, Sáng kiến KUSANONE Mê Công về phát triển bền vững...
Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước Mê Công hoan nghênh những sáng kiến do Thủ tướng Suga Yoshihide đề xuất tại Hội nghị, bao gồm sáng kiến đối tác đầu tư vì mục tiêu phát triển bền vững (SDG) Mê Công, hợp tác tăng cường chuỗi cung ứng khu vực, và các chương trình nâng cao năng lực trong một số lĩnh vực chuyên ngành.
Các nhà lãnh đạo nhất trí cần tăng cường hơn nữa kết nối, nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường, giảm thiểu hậu quả thiên tai, gia tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mê Công, chuyển đổi kỹ thuật số để nắm bắt cơ hội từ CMCN 4.0, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đóng góp quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Mê Công - Nhật Bản đối với phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên cũng như đối với hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực.
Thủ tướng cũng chỉ ra một số định hướng cho phát triển của hợp tác Mê Công - Nhật Bản giai đoạn tới, theo đó, nhiệm vụ cấp bách là tiếp tục kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và từng bước phục hồi kinh tế, hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp nối lại hoạt động sản xuất, kinh doanh trong môi trường "bình thường mới".
Để làm được điều này, các bên cần: Thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư giữa 6 nước, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh và sự bổ trợ của các nền kinh tế; Tăng cường hợp tác về y tế thông qua chia sẻ thông tin và biện pháp ứng phó dịch Covid-19; hợp tác nghiên cứu dịch tễ học, phát triển và sản xuất vắc-xin, bảo đảm tiếp cận vaccine công bằng và hợp lý cho tất cả các nước; Tăng cường hợp tác về quản lý bền vững nguồn nước Mê Công, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng lực cảnh báo sớm, phòng chống hạn hán và lũ lụt, và phát triển nông nghiệp thông minh.
Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Mê Công - Nhật Bản lần thứ 12; và nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao Mê Công - Nhật Bản lần thứ 13 trong năm 2021 tại Nhật Bản.
Tại Hội nghị Mê Công - Hàn Quốc, các nhà lãnh đạo đã tập trung rà soát tình hình triển khai Tuyên bố Mê Công - Sông Hàn được lãnh đạo các nước thông qua tại HNCC Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 1 (Busan, 11/2019) và thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới.
Về tình hình hợp tác, các nhà lãnh đạo ghi nhận những kết quả tích cực mà hợp tác Mê Công - Hàn Quốc đã đạt được trong 7 lĩnh vực hợp tác ưu tiên (gồm văn hoá và du lịch; phát triển nguồn nhân lực; nông nghiệp và phát triển nông thôn; hạ tầng cơ sở; thông tin và công nghệ viễn thông; môi trường; và các thách thức an ninh phi truyền thống).
Nổi bật là việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu chung về nguồn nước và Trung tâm Đa dạng sinh học Mê Công - Hàn Quốc; các dự án, hoạt động hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và phục hồi di sản văn hoá, phát triển nông thôn, lâm nghiệp, quản lý nguồn nước và tưới tiêu, logistics, và du lịch thông minh. Lãnh đạo các nước Mê Công đánh giá cao hỗ trợ của Hàn Quốc đối với khu vực Mê Công thông qua Quỹ Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc (MKCF) và các nguồn viện trợ chính thức (ODA), qua đó thúc đẩy kết nối khu vực, phát triển bền vững và đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Về hợp tác trong thời gian tới, các nhà Lãnh đạo nhận định khu vực và thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thảm hoạ thiên tai và biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, Lãnh đạo các nước cũng bày tỏ quan ngại về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và lũ lụt tại khu vực Mê Công; từ đó nhất trí tăng cường hợp tác trong quản lý nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên tai. Các nhà Lãnh đạo khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức và phục hồi kinh tế.
Trên cơ sở đó, Hội nghị đã nhất trí nâng cấp hợp tác Mê Công - Hàn Quốc lên quan hệ đối tác chiến lược vì người dân, thịnh vượng và hoà bình.
COVID-19 không thể cản trở tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN Sáng 12/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 (HNCC ASEAN-37) và các Hội nghị Cấp cao liên quan chính thức khai mạc theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tham dự lễ khai mạc và phát biểu chào mừng Hội nghị. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc, chủ trì hội nghị....