ASEAN giữ im lặng khiến TQ lộng hành trên Biển Đông?
Các chuyên gia cho rằng sự thụ động của ASEAN là một yếu tố khiến Trung Quốc được tự do hành động trên Biển Đông.
Hồi cuối tuần trước, khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra đề xuất đóng băng mọi hành động khiêu khích trên Biển Đông tại hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của đại diện nhiều quốc gia trên thế giới, ông đã hy vọng sẽ nhận được sự hưởng ứng tích cực của các quốc gia thành viên ASEAN.
Thế nhưng mọi việc đã diễn ra không như mong đợi khi đề xuất của ông Kerry vấp phải sự lạnh nhạt của một số thành viên ASEAN cũng như của đoàn đại biểu Trung Quốc do Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị dẫn đầu.
Đề xuất của ông Kerry đã vấp phải sự lãnh đạm của một số quốc gia ASEAN
Lẽ ra ông Kerry không nên ngạc nhiên với kết quả này, bởi ASEAN hoạt động trên 2 nguyên tắc cơ bản, đó là đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Bởi vậy, ASEAN gần như không thể có một lập trường thống nhất về các tranh chấp trong khu vực, hay ít nhất là giải quyết những vấn đề song phương giữa các quốc gia thành viên.
Theo nhận định của ông Bertil Lintner, chuyên gia phân tích của tờ Thời báo Kinh tế Viễn Đông và Jakarta Globe của Indonesia, chính sự “tê liệt” của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp biển đảo đã khiến Trung Quốc được thỏa sức tung hoành trên Biển Đông và gây hấn với các quốc gia láng giềng.
Ông Lintner cho rằng trong khi Philippines và Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động ngang ngược, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông, Malaysia và Brunei lại có vẻ do dự không muốn “chọc giận” người láng giềng khổng lồ, dù họ cũng có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Video đang HOT
Còn các quốc gia khác như Thái Lan, Campuchia hay Lào lại có quan hệ về kinh tế rất chặt chẽ với Trung Quốc, và các nước này không hề liên quan tới những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Indonesia và Singapore thì lại thể hiện lập trường trung lập trong các vấn đề tranh chấp biển đảo.
Đại diện các nước tham dự hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Myanmar
Trong bối cảnh đó, có vẻ như ông Kerry đã quá lạc quan khi kỳ vọng vào sự đồng thuận của ASEAN trước chính sách và tham vọng ngày càng quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông, chuyên gia Lintner viết.
Trong một bài viết đăng tải hôm 13/8, tờ Wall Street Journal của Mỹ cho hay ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh nước này đang có những hành vi mang tính áp đặt hơn trên các vùng biển tranh chấp.
Ông Michael Auslin, chuyên gia phân tích thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định rằng xu hướng bất an về cán cân quyền lực chính trị ở châu Á sẽ là một động lực quan trọng làm thay đổi diện mạo của khu vực.
Theo ông Auslin, xu hướng này được thể hiện rất rõ qua những gì đã xảy ra tại hội nghị ARF vừa qua. Ông viết: “Quy mô và sức mạnh của Trung Quốc đã biến họ thành một kẻ quá mạnh trước bất kỳ một quốc gia nào khác”.
Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông
Chuyên gia này nhận định tiếp: “Các phong trào liên kết chính trị mới manh nha còn lâu mới có thể trở thành một tổ chức an ninh bảo vệ lẫn nhau có thể đối phó được với các hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Và có vẻ như các đối thủ của Trung Quốc cũng không muốn đảm nhận vai trò đó”.
Điều nguy hiểm hơn là việc Trung Quốc đang tìm cách cô lập Mỹ về ngoại giao trên các diễn đàn khu vực, khi Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị mô tả Mỹ như một “kẻ ngoài cuộc” tại ARF và hối thúc các quốc gia châu Á tự giải quyết các tranh chấp biển đảo “mà không có sự can thiệp từ bên ngoài”.
Theo ông Auslin, cách duy nhất hiện nay để hối thúc Trung Quốc thay đổi hành vi của mình là “hành động gia tăng sức ép bằng quân sự một cách cẩn thận của các cường quốc trong khu vực” để có thể buộc Bắc Kinh phải chùn bước trong các hoạt động làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông, chẳng hạn như kế hoạch xây một loạt hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Vietbao
Mỹ sẽ giám sát Biển Đông
Theo Reuters, Mỹ sẽ theo dõi các hoạt động ở Biển Đông để xem liệu các hành động làm giảm leo thang có được thực hiện không
Theo Reuters, Mỹ sẽ theo dõi các hoạt động ở Biển Đông để xem liệu các hành động làm giảm leo thang có được thực hiện không, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm 10/8, một ngày sau khi Bắc Kinh từ chối đề xuất của Mỹ trong việc đóng băng các hành động leo thang ở vùng biển này.
Lời tuyên bố trên được vị quan chức trên đưa ra trong thời điểm Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Sydney tham gia cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagen và các quan chức Australia để thảo luận về tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng và không gian mạng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tại Sydney.
Đề xuất của Mỹ về việc đóng băng các hành động khiêu khích ở Biển Đông đã bị Trung Quốc phản ứng một cách lạnh nhạt.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Australia đã hỗ trợ đề xuất của Mỹ đưa ra tại Diễn đàn Khu vực ASEAN 2014 nhằm kêu gọi ngăn chặn các hành động khiêu khích ở Biển Đông.
Căng thẳng leo thang vào tháng Năm khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu khổng lồ ở vùng biển tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Mỹ và Philippines đã đưa ra những đề xuất nhằm ngăn chặn những hành vi đơn phương khiêu khích cũng như đóng băng việc xây dựng và cải tạo đất trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối 2 đề xuất kể trên. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vẫn "mặt dày" tuyên bố: "Tình hình Biển Đông vẫn ổn định. Tình hình tự do hàng hải trong khu vực không bị ảnh hưởng. Căng thẳng ở Biển Đông chỉ là âm mưu phóng đại".
Các quan chức Mỹ có mặt ở hội nghị ASEAN mô tả ASEAN "lo ngại chưa từng thấy" vì các hành động gây bất ổn của Trung Quốc.
Nguyễn Trung
Theo_Kiến Thức
Vương Nghị bức xúc vì phải ngồi chờ John Kerry nửa tiếng Vương Nghị nói thẳng với John Kerry rằng ông đã phải chờ hơn nửa tiếng đồng hồ thông qua một phiên dịch, John Kerry đã đến muộn trong cuộc họp song phương. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Bưu điện Hoa Nam ngày 10/8 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khiến người đồng cấp Trung...