ASEAN gắn kết, chủ động thích ứng, hợp tác ứng phó với dịch Covid-19
Hội nghị các Chuyên gia cấp cao Đông Á (EAS) về hợp tác ứng phó Covid-19 và được tổ chức theo hình thức trực tuyến, dưới sự đồng chủ trì của Việt Nam (trong vai trò Chủ tịch ASEAN và EAS 2020) và Indonesia (trong vai trò Chủ tịch Hội nghị các Quan chức cao cấp Y tế (SOMHD) ASEAN).
Hội nghị các Chuyên gia Cấp cao Đông Á (EAS) về hợp tác ứng phó Covid-19 do Việt Nam và Indonesia chủ trì
Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng đoàn Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN của Việt Nam, Trưởng SOM ASEAN của Indonesia Ngurah Swajaya, các Trưởng SOM và đại diện cao cấp của các nước tham gia EAS, Phó Tổng Thư ký ASEAN, cùng các chuyên gia và đại diện các trụ cột hợp tác trong ASEAN và của các đối tác EAS.
Khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh, trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức do Covid-19 gây ra, ASEAN đã phát huy tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, tích cực triển khai các nỗ lực của một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, phối hợp chặt chẽ với các đối tác, trong đó có các Đối tác EAS, ứng phó kịp thời và hiệu quả với đại dịch. Thứ trưởng đề nghị các đối tác EAS tiếp tục tích cực ủng hộ và hỗ trợ các sáng kiến của ASEAN ứng phó với Covid-19 và các dịch bệnh trong tương lai, bao gồm Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, Kho dự phòng vật tư y tế khu vực và hỗ trợ ASEAN xây dựng kế hoạch phục hồi tổng thể.
Video đang HOT
Trong bối cảnh năm 2020 kỷ niệm 15 năm thành lập, EAS cần tiếp tục nâng cao khả năng ứng phó kịp thời và hiệu quả trước những thách thức đang nổi lên trong khu vực, trong đó có đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề nghị Hội nghị tập trung thảo luận và đề xuất các biện pháp thiết thực, cụ thể nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác EAS trong kiểm soát và ngăn ngừa đại dịch, giảm thiểu các tác động kinh tế – xã hội và thúc đẩy phục hồi bền vững; đồng thời khẳng định những nỗ lực cùng các sáng kiến hiện có của ASEAN cùng với thành quả hợp tác với các đối tác EAS là nền tảng quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh hợp tác EAS vì mục tiêu này.
Trưởng SOM ASEAN của Indonesia Ngurah Swajaya nhấn mạnh để ứng phó hiệu quả trước những diễn biến ngày càng phức tạp của Covid-19, cần có sự chung tay, tăng cường hợp tác của tất cả các nước. Trưởng SOM ASEAN của Indonesia đề nghị các đối tác EAS tiếp tục hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực y tế ứng phó với đại dịch, phối hợp nghiên cứu, phát triển vaccine và thuốc điều trị Covid-19, bảo đảm tiếp cận đồng đều, công bằng với chi phí phù hợp.
Các chuyên gia đại diện các nước EAS hoan nghênh việc tổ chức Hội nghị, coi đây là cơ hội để tiếp tục phát huy vai trò EAS thúc đẩy hợp tác ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên trong khu vực, nhất là đại dịch Covid-19. Tại Hội nghị, các chuyên gia EAS đã chia sẻ thông tin cập nhật về tình hình dịch Covid-19 và các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn dịch Covid-19 được triển khai ở mỗi nước; nhất trí cần tăng cường phối hợp chặt chẽ một cách tổng thể và toàn diện để ứng phó hiệu quả với đại dịch.
Các chuyên gia thảo luận và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phối hợp nghiên cứu, phát triển, phân phối vaccine và thuốc điều trị Covid-19, giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội do dịch bệnh gây ra, đồng thời thúc đẩy phục hồi tổng thể và bền vững. Các Đối tác EAS nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ ASEAN hỗ trợ nâng cao năng lực y tế dự phòng và thúc đẩy phục hồi bền vững trong thời gian tới.
Gắn kết hợp tác Mekong với các mục tiêu của ASEAN
Hợp tác trong khuôn khổ tiểu vùng Mekong là một sáng kiến thành công nhất trong ba thập kỷ qua, đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế và tiến trình xóa đói giảm nghèo trong khu vực.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc diễn đàn. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Ngày 14/7, Diễn đàn ASEAN về phát triển tiểu vùng: Gắn kết hợp tác Mekong với các mục tiêu của ASEAN đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là hoạt động trong khuôn khổ năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Diễn đàn được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của đại diện các nước ASEAN và các đối tác. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã phát biểu khai mạc diễn đàn. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng chủ trì phiên thảo luận.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh sự cần thiết của việc gắn kết tương hỗ giữa Mekong và ASEAN. Bộ trưởng cho rằng, ASEAN cần đặt trọng tâm ưu tiên tăng cường kết nối, phát triển bền vững và bao trùm, cũng như nâng cao vai trò của ASEAN trong hợp tác tiểu vùng, trong đó có hợp tác Mekong.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh vai trò chiến lược của tiểu vùng Mekong và khẳng định sự phát triển của một khu vực Mekong hòa bình, thịnh vượng và bền vững sẽ giúp củng cố vị thế của ASEAN trong cấu trúc khu vực, xây dựng cộng đồng ASEAN.
Các đại biểu đã thảo luận các nội dung chính: Vai trò của các hành lang kinh tế tiểu vùng trong thực hiện kết nối khu vực và tăng cường gắn kết kinh tế giữa ASEAN và các đối tác; các thách thức trong thúc đẩy phát triển bền vững, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 tại khu vực Đông Nam Á và các biện pháp cần thực hiện để khắc phục khó khăn; vai trò của các đối tác phát triển trong việc thúc đẩy hợp tác tiểu vùng; các biện pháp để tăng cường gắn kết giữa các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng với nhau và với các kế hoạch chung của ASEAN như Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 (MPAC), về hội nhập (IAI).
Hội nghị đã nghe tóm tắt báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN - Đông Á (ERIA) về sự phát triển của tiểu vùng Mekong.
Theo đó, hợp tác trong khuôn khổ tiểu vùng Mekong là một sáng kiến thành công nhất trong ba thập kỷ qua, đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế và tiến trình xóa đói giảm nghèo trong khu vực.
Tuy vậy, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khu vực Mekong cũng đang phải đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng. Để vượt qua thách thức này, các nước Mekong cần có những thay đổi nhằm bắt kịp xu thế mới của kinh tế thế giới, tận dụng tốt hơn thành quả của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phổ biến ngày càng sâu rộng của kỹ thuật số.
Trên cơ sở các nghiên cứu của mình, ERIA đề xuất để đạt phát triển bền vững, các nước Mekong cần điều chỉnh chính sách theo hướng ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm như: kết nối, công nghiệp hóa, phúc lợi xã hội và phát triển bền vững.
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các thành viên ASEAN và các đối tác thúc đẩy cách tiếp cận đa lĩnh vực, đa đối tác, đa tầng nấc vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, thích ứng./.
ASEAN sẵn sàng phối hợp phòng, chống COVID-19 Hội nghị trù bị các quan chức cấp cao ASEAN (Prep-SOM) được tổ chức trực tuyến ngày 22-6. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, chủ trì hội nghị. Đây là hoạt động trù bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36. Tại hội nghị, các nước đã rà soát công tác chuẩn bị cho...