ASEAN đóng vai trò trung tâm tại khu vực Biển Đông
Trong 53 năm hình thành và phát triển Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức khu vực thành công nhất thế giới đã góp phần quan trọng thiết lập trật tự, duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực, trong đó có việc giải quyết các vấn đề tại Biển Đông.
Từ nền tảng này, ASEAN luôn đoàn kết, cùng nhau củng cố sức mạnh nội lực để bứt phá mạnh mẽ trên trường quốc tế.
Lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 53 năm Ngày thành lập ASEAN và 25 năm Ngày Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, sáng 7-8-2020, tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Đồng tâm hiệp lực vươn cao
Trong suốt hành trình 53 năm ra đời và phát triển, ASEAN đã ngày càng trưởng thành, phát triển, đảm bảo sứ mệnh lịch sử và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Ngày 8-8 vừa qua, ASEAN đã kỷ niệm 53 năm ngày thành lập (8/8/1967 – 8/8/2020). Đây cũng là dịp đánh dấu cột mốc 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995 – 28/7/2020).
Nhìn lại chặng đường 53 năm của ASEAN, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, ASEAN đã thực sự trở thành tổ chức đại diện cho các quốc gia trong khu vực, gắn kết trong tình láng giềng hữu nghị và hợp tác, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, nỗ lực phấn đấu cho hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng của người dân. Xuất phát từ một nhóm 5 quốc gia, ASEAN đã phát triển thành một Cộng đồng gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á với 650 triệu dân, có quy mô kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2019 với tổng GDP trên 3.000 tỷ USD.
Tổng thư ký Lim Jock Hoi khẳng định, ASEAN có sự gắn kết về chính trị, hội nhập về kinh tế và trách nhiệm xã hội cao. Sau 53 năm, hiện 10 quốc gia thành viên ASEAN vẫn đang nỗ lực tạo cho người dân Đông Nam Á được sống trong môi trường hòa bình, hữu nghị, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau và được hỗ trợ phát triển đồng đều “không ai bị bỏ lại phía sau”, một cộng đồng thực sự hướng đến người dân, đặt người dân vào trung tâm của quá trình phát triển.
Trên thực tế, thế giới luôn công nhận ASEAN là tổ chức khu vực thành công nhất toàn cầu, trong đó nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ hiếm có. Vượt ra ngoài phạm vi khu vực Đông Nam Á, ASEAN đã mở rộng quan hệ với nhiều đối tác, bao gồm cả các cường quốc hàng đầu thế giới. Nhờ động lực này, các tiến trình hợp tác, đối thoại vì hòa bình, an ninh, ổn định đã góp công lớn cho sự phát triển của châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung.
Video đang HOT
“Đó là thành quả quý giá được xây đắp bởi nhiều thế hệ mà chúng ta phải trân trọng và có trách nhiệm gìn giữ, phát huy. Chúng ta có hoàn thành sứ mệnh đó được hay không? ASEAN có tiếp tục duy trì giá trị và sức sống vững bền, đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng của người dân hay không? Điều này đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng, ý chí chính trị và quyết tâm mạnh mẽ của tất cả các quốc gia thành viên” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.
Nền tảng sức mạnh giữ vững hòa bình
Đồng quan điểm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, giới chuyên gia quốc tế đánh giá, kể từ khi Việt Nam tham gia ASEAN, với tinh thần trách nhiệm quốc tế cao cả, Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển và lớn mạnh của Cộng đồng ASEAN.
Với tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng” trong vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã và đang dành ưu tiên cao, đẩy mạnh đoàn kết, thống nhất, phối hợp hành động hiệu quả trong ASEAN cũng như tăng cường quan hệ với các đối tác để nâng cao năng lực tự cường và khả năng ứng phó hữu hiệu của ASEAN trước các thách thức chưa từng có. Nổi bật trong đó là dịch bệnh Covid-19 và những chuyển động, cạnh tranh mạnh mẽ, sâu sắc của môi trường địa chiến lược toàn cầu và khu vực, trong đó phải đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Từ năm 2015, ASEAN đưa ra Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với 3 trụ cột gồm Cộng đồng Chính trị – An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC). Chỉ trong 5 năm thực hiện, ASEAN đã đạt được những thành công nhất định trong quá trình xây dựng 3 trụ cột, góp phần duy trì môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát triển ở khu vực, cũng như tăng cường khả năng ứng phó của ASEAN trước các thách thức; củng cố liên kết kinh tế, kết nối, đề cao bản sắc và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Đặc biệt, riêng trụ cột Cộng đồng Chính trị – An ninh (APSC) đã tạo ra nền tảng sức mạnh quan trọng và thống nhất cho ASEAN. Các nước thành viên hợp tác chặt chẽ hơn với nhiều tiến triển quan trọng về xây dựng lòng tin, chia sẻ các chuẩn mực, quy tắc ứng xử, ngăn ngừa, quản lý xung đột, nâng cao năng lực xử lý những thách thức an ninh, đồng thời tiếp tục tuân thủ các cơ chế hợp tác an ninh, đối thoại, các nguyên tắc của Phương cách ASEAN: Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình…
Đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: TTXVN
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế tiếp tục biến động nhanh chóng và khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, ASEAN đã và đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn, kể cả cũ và mới, cả từ bên trong và bên ngoài. Đó là những thách thức an ninh phức tạp, gồm cả tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.
Theo đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN đang đạt nhiều tiến bộ vượt bậc, tạo nên nền tảng hòa bình, ổn định tại khu vực, bao gồm Biển Đông. Tuy nhiên, ASEAN vẫn đang tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức an ninh phức tạp.
Giới chuyên gia quốc tế đánh giá, ASEAN đóng vai trò “cầu nối” giữa các thế lực siêu cường nhằm thiết lập sự cân bằng cho một môi trường hòa bình, ổn định của khu vực. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, vai trò và vị trí của ASEAN bắt đầu từ yếu tố địa – chính trị, địa – chiến lược của Đông Nam Á và được xem là trung gian kết nối các trung tâm quyền lực, giữa các khu vực trọng yếu ở châu Á – Thái Bình Dương. Trên thực tế, khả năng kết nối giữa các trung tâm quyền lực của ASEAN trong thời gian qua đã chứng minh rất rõ nét cho điều này.
Đối thoại ASEAN-Canada lần thứ 17 theo hình thức trực tuyến
Đây là cuộc họp thường niên nhằm chia sẻ đánh giá về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Canada vào tháng 9 sắp tới.
Vụ trưởng Vụ ASEAN Bộ Ngoại giao Việt Nam Vũ Hồ tại buổi đối thoại ASEAN-Canada lần thứ 17. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Ngày 11/8, ASEAN và Canada đã tổ chức Đối thoại lần thứ 17 theo hình thức trực tuyến.
Đây là cuộc họp thường niên trong khuôn khổ quan hệ đối thoại ASEAN-Canada để trao đổi và định hướng hợp tác ASEAN-Canada, chia sẻ đánh giá về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Canada vào tháng 9 sắp tới.
Hai bên ghi nhận các kết quả hợp tác tích cực đạt được, trong đó có việc triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động ASEAN-Canada 2016-2020 với 100% các dòng hành động đã được thực hiện thời gian qua, kim ngạch hai chiều giữa ASEAN và Canada đạt 17,1 tỷ USD và đầu tư của Canada vào ASEAN đạt 3,15 tỷ USD trong năm 2019, trao đổi giáo dục hai bên được đẩy mạnh với số lượng học sinh, sinh viên các nước ASEAN tại Canada tăng 35% kể từ năm 2017.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các nước ASEAN đánh giá cao việc Canada hỗ trợ kịp thời các thiết bị bảo hộ y tế phòng, chống dịch COVID-19 trị giá 4,5 triệu đôla Canada, đồng thời khuyến khích Canada tiếp tục tích cực ủng hộ và đóng góp cho Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19 và Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực.
Trợ lý Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Canada Paul Thoppil khẳng định coi trọng quan hệ hợp tác với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, tiếp tục nhấn mạnh mong muốn tham gia sâu rộng hơn vào các cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt như Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM ), Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF).
Trợ lý Thứ trưởng phát biểu đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam điều phối các nỗ lực của cả cộng đồng ASEAN, hợp tác chặt chẽ với các đối tác và cộng đồng quốc tế, chủ động, kịp thời ứng phó với dịch COVID-19.
Thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ ứng phó với dịch COVID-19, sẵn sàng đối phó với các làn sóng lây nhiễm mới, phối hợp nỗ lực giảm thiểu các tác động kinh tế-xã hội của dịch bệnh và thúc đẩy phục hồi.
Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, duy trì kết nối chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) giữa hai bên, mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng đa dạng hóa thị trường kinh doanh, đầu tư, tiếp tục nghiên cứu khả năng xây dựng Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua Chương trình học bổng trao đổi phát triển giáo dục ASEAN-Canada (SEED).
Quang cảnh buổi đối thoại ASEAN-Canada lần thứ 17. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
ASEAN và Canada cũng nhất trí phối hợp ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên trong khu vực như biển đối khí hậu, quản lý thiên tai, đồng thời thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo nhằm tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, các nước đã chia sẻ những thông tin cập nhật về các vấn đề cùng quan tâm. Canada ủng hộ ASEAN phát huy vai trò trong thúc đẩy hợp tác, đối thoại, xây dựng lòng tin ở khu vực, đề cao luật pháp quốc tế, xây dựng trật tự khu vực dựa trên luật lệ, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, hoàn tất xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Phát biểu trong vai trò Chủ tịch ASEAN , đoàn Việt Nam khẳng định ASEAN đã phát huy tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, thúc đẩy đoàn kết, thống nhất và nỗ lực của cả Cộng đồng vượt qua các khó khăn, thách thức do dịch bệnh gây ra; hoan nghênh sự trợ giúp của Canada đối với ASEAN trong kiểm soát dịch bệnh, đồng thời đề nghị Canada tích cực ủng hộ các sáng kiến phòng, chống dịch COVID-19 của ASEAN như Quỹ ASEAN Ứng phó COVID-19 và Kho Dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực, trợ giúp công dân của nhau bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của hai bên, tiếp tục hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực ứng phó, giảm thiểu các tác động kinh tế-xã hội của dịch bệnh và thúc đẩy phục hồi.
Đoàn Việt Nam nhấn mạnh trong bối cảnh đầy khó khăn, phức tạp, các nước cần phải chung tay tăng cường các mối quan hệ đối tác, đề cao luật pháp quốc tế và các chuẩn mực ứng xử, bảo đảm hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phục hồi, phát triển, nhắc lại lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông đã được các Lãnh đạo ASEAN khẳng định tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 vừa qua và khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác xây dựng với tất cả các đối tác, trong đó có Canada, thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực.
Việt Nam cũng thông báo với các nước ASEAN và Canada về kế hoạch tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng giữa ASEAN và Canada thời gian tới.
Chuyên gia Malaysia đánh giá Việt Nam là thành viên có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết Tiến sĩ Munir Majid, Chủ tịch Ngân hàng Muamalat Malaysia, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân ASEAN Malaysia (ASEAN-BAC Malaysia), Chủ tịch Viện Nghiên cứu ASEAN CIMB kiêm Chủ tịch Viện Nghiên cứu thị trường vốn Malaysia khẳng định Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết của hiệp hội trong suốt 25 năm qua kể từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chứng khoán, đồng ruble Nga tăng sau tuyên bố của Tổng thống Trump

Phương Tây tăng cường viện trợ Ukraine, cấm vận Nga

Chiến dịch trục xuất hàng loạt của chính quyền Trump đang phản tác dụng?

FAA khẳng định công tắc nhiên liệu Boeing an toàn

Ông Trump ra tối hậu thư cho Nga, tuyên bố muốn kết thúc xung đột Ukraine

Tổng thống Zelensky muốn nữ Bộ trưởng Kinh tế Ukraine làm thủ tướng

Nhật Bản sẵn sàng nối lại đàm phán hiệp ước hòa bình với Nga khi điều kiện cho phép

Biển Đỏ nóng lên, đứng trước lằn ranh nguy hiểm

EU cam kết đối thoại với Mỹ về thuế quan

Cuba khôi phục kho nhiên liệu sau vụ hỏa hoạn ở Matanzas

Trung Quốc chuẩn bị ứng phó với thời tiết cực đoan

Tổng thống Ukraine tiết lộ nội dung các cuộc điện đàm sau khi Tổng thống Trump ra tối hậu thư với Nga
Có thể bạn quan tâm

Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
Đồ 2-tek
18:07:12 15/07/2025
Asensio 'lật kèo' Mourinho
Sao thể thao
17:58:30 15/07/2025
Siêu sao nợ cờ bạc 1.300 tỷ cảm ơn thành viên BLACKPINK rối rít, thông báo đến toàn thế giới: "Sắp xóa hết nợ rồi!"
Nhạc quốc tế
17:41:40 15/07/2025
NSND Mỹ Uyên lên tiếng về bức ảnh khóa môi bạn đồng giới gây xôn xao cõi mạng
Sao việt
17:33:32 15/07/2025
Thu giữ hàng trăm kịch bản trong đường dây lừa đảo qua sàn vàng ảo ATFX
Pháp luật
17:15:33 15/07/2025
100 người xuyên đêm tìm người đàn ông mất tích dưới hồ, công an xác định danh tính nạn nhân
Tin nổi bật
17:14:35 15/07/2025
'Trốn' phố thị ồn ào, về Quy Nhơn ngắm rong mơ nhuộm vàng đáy biển
Du lịch
16:42:42 15/07/2025
Tôi bị mẹ của người yêu "ghét ra mặt" vì sai lầm tai hại ngày đầu ra mắt
Góc tâm tình
16:29:32 15/07/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món ngon làm "trôi" cả nồi cơm
Ẩm thực
16:11:31 15/07/2025