ASEAN cần thay đổi để thể hiện sức mạnh
Khối các quốc gia Đông Nam Á phải thay đổi cơ chế hoạt động, tránh tình trạng “ hữu danh vô thực”.
ASEAN đang “tê liệt” trước tình hình Biển Đông?
Tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La 13, Mỹ và Nhật Bản cùng lên tiếng phản đối “những hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng” của Trung Quốc bằng cach cưỡng chế và cho rằng nên giải quyết các cuộc tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
Quan điểm trên của Mỹ – Nhật cũng phù hợp với lập trường giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, ASEAN đang tiến tới tình trạng thiếu đoàn kết.
Lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN chụp ảnh sau Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Myanmar trong 2 ngày 10-11/5.
Theo Giáo sư John Lee thuộc ĐH Sydney (Australia), xét về vấn đề đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, khó khăn đầu tiên ASEAN vấp phải là sự chênh lệch cán cân lực lượng với “người khổng lồ châu Á”. Khi Trung Quốc trở thành đối tác đầy đủ của Đối thoại ASEAN (ASEAN 3) vào năm 1996, chi tiêu quân sự của Trung Quốc chi cao gấp 1,3 lần so với tổng chi tiêu quân sự của toàn khối ASEAN. Đến cuối năm 2013, con sô nay tăng manh thanh 5.
Vào thập kỷ 90, một Trung Quốc khi đó còn tương đối yếu và bị cô lập đã cố gắng thuyết phục cả khu vực rằng nước này sẽ “trỗi dậy một cách hòa bình”.
Khi đo, ASEAN là một công cụ hữu hiệu ma qua đó, Trung Quốc có thể chứng minh rằng, nước này thực sự không có ý định thách thức trật tự thế giới hậu Chiến tranh thế giới II và hành xử tuân theo các thông lệ ngoại giao thế giới.
Thê nhưng ngay nay, thái độ của Trung Quốc đối với ASEAN đã thay đổi. Nếu như trước đây Trung Quốc coi ASEAN là phương tiện để thúc đẩy các lợi ích về ngoại giao thì hiện nay Bắc Kinh đang tìm cách vô hiệu hóa ASEAN nhằm thúc đẩy các lợi ích chiến lược và lãnh thổ của nước này.
Video đang HOT
Bằng chứng thể hiện rõ nét nhất điều này là Trung Quốc liên tục trì hoãn kí kết Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) ma theo đó, các quốc gia sẽ không được dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp hàng hải. Một mặt Trung Quốc vẫn cử các nhà ngoại giao thương lượng về COC để thể hiện rằng nước này theo đuổi giải pháp hòa bình; mặt khác, Bắc Kinh lại có một loạt hành động hung hăng trên Biển Đông nhằm mở rộng quyền kiểm soát với vùng biển này.
Viêc Bắc Kinh sẵn sàng tỏ ra thù địch với tất cả các cường quốc hàng hải ở châu Á khiến một liên minh thân Mỹ tại châu Á manh nha ra đời. Nhiêu quốc gia ở Đông Nam Á đang xích lại gần nhau và gắn bó hơn với các cường quốc khác như Nhật Bản cũng như Ấn Độ cả về chiến lược lẫn quân sự. Khu vực này thậm chí còn đang từng bước chào đón Nhật Bản để Tokyo đóng vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong các vấn đề chiến lược của khu vực. Tuy nhiên, dù các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và Australia công khai ủng hộ ASEAN, việc khối ra quyết định dựa theo nguyên tắc đồng thuận có thể dẫn tới sự tê liệt. ASEAN vẫn đề cao tầm quan trọng của việc hợp tác chiến lược và quốc phòng với Trung Quốc đồng thời thuyết phục Bắc Kinh không sử dụng vũ lực để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình. Tuyên bố chung của ASEAN kêu gọi các quốc gia thành viên và Trung Quốc kí kết COC có vẻ chỉ là hi vọng chứ không phải là giải pháp.
Một thực tế khó khăn đối với ASEAN là khối chỉ duy trì tầm ảnh hưởng và vị thế là một tổ chức có vai trò chiến lược của khu vực chừng nào còn có ích đối với các cường quốc. Có vẻ Trung Quốc vui mừng khi ASEAN rơi vào tình trạng tê liệt vì điều đó có lợi cho nước này.
So sánh sức mạnh Không – Hải quân Trung Quốc và ASEAN
ASEAN cần có cơ chế ra quyết định mới
Mặc dù các quốc gia hàng hải ở Đông Nam Á mong muốn Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực để duy trì hòa bình và an ninh, việc thực thi chỉ có thể diễn ra thông qua một tổ chức đa phương và hợp pháp như ASEAN. Đây chính là sức mạnh của ASEAN. Khối có quyền nhất trí nhưng đồng thời cũng có quyền chỉ trích và quyền đó không hề nhỏ.
Nếu ASEAN không có quyền lực thực tế, Trung Quốc đã không phải ra sức thuyết phục môt sô nươc thanh viên cản trở ASEAN thông qua tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về căng thẳng trên Biển Đông trong Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Phnom Penh vào tháng 7/2012.
ASEAN cũng có quyền loại trừ các nước ngoài khối thông qua các tuyên bố mang tính biểu tượng. Trung Quốc sẽ trì hoãn việc kí kết COC. Tuy nhiên, không ai có thể ngăn cản ASEAN ky kết một tuyên bố ứng xử cấm các quốc gia thành viên sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp với các quốc gia khác. Trung Quốc sẽ được ASEAN mời tham gia kí kết tuyên bố này nhưng có khả năng Bắc Kinh sẽ từ chối.
Khi đó, Trung Quốc sẽ bị cô lập và tổn hại về ngoại giao. Kinh nghiệm từ quá trình thương lượng về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho thấy, đôi khi Trung Quốc phải bị loại trừ khỏi một “sân chơi” có các cường quốc khác trước khi nước này ngồi vào bàn thương lượng.
Để làm được điều đó, ASEAN cần từ bỏ nguyên tắc đồng thuận hay tuyệt đối nhất trí. Có nghĩa là chỉ cần sự ủng hộ của số đông các thành viên thì ASEAN có thể thông qua một quyết định. Có thể ban đầu nhiều thành viên của khối sẽ phản đối nhưng nếu không làm như vậy, ASEAN sẽ đối mặt với tình trạng tê liệt, “hữu danh vô thực” và bị Trung Quốc chia rẽ. Ngoài ra, điều đó cũng sẽ có hại cho các quốc gia thành viên ASEAN đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo Kiến thức
Thế giới cần thay đổi để đối phó Trung Quốc
Đối thoại quốc phòng Shangri-La vừa kết thúc với nhiều tiếng nói mạnh mẽ từ các cường quốc lên án Trung Quốc, một câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào để đối phó với một Trung Quốc đang lê
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gặp gỡ Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung bên lề Đối thoại Shangri-La 2014. Ảnh: SCMP
Siêu cường Mỹ đang thống trị ở châu Á - Thái Bình Dương có nên chia sẻ hay chia sẻ bao nhiêu tầm ảnh hưởng với Trung Quốc? Những quy tắc hiện nay nên được điều chỉnh như thế nào để đối phó với Bắc Kinh? Và những quy tắc mới nào cần được đưa ra để phù hợp với tình hình hiện nay? Các chuyên gia cho rằng, không có câu trả lời dễ dàng nào cho những câu hỏi này. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nói trước các đại biểu tại phiên bế mạc Đối thoại Shangri-La hôm 1/6 rằng, đây là vấn đề mà cả khu vực vẫn phải "vật lộn".
"Với một nước như Trung Quốc, bạn không thể đưa ra một lựa chọn trắng hoặc đen (chấp nhận hoặc bác bỏ hiện trạng)", báo Singapore Straits Times trích lời GS Nick Bisley ở Đại học La Trobe (Úc). "Mỹ và các đồng minh cần thảo luận nghiêm túc để tìm ra cách điều chỉnh, nhưng chúng ta vẫn chưa thấy có dấu hiệu của điều đó ở Đối thoại Shangri-La", GS Bisley nói. Nhưng ông cho rằng, bản thân diễn đàn này có thể trở thành nơi bắt đầu để nghĩ về một số điều chỉnh cần thiết.
Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc cần nói rõ những ý định của họ. Ví dụ, đáp lại những chỉ trích gay gắt từ Mỹ và Nhật Bản, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung hôm 1/6 tuy nổi nóng và đáp trả kiểu chỉ trích, nhưng chẳng nói gì về ý định thực sự hay những quan ngại của Bắc Kinh là gì.
Ông Vương vẫn giữ giọng điệu quen thuộc của Bắc Kinh, rằng Trung Quốc chỉ là "nạn nhân" và "không bao giờ khơi mào rắc rối mà chỉ bị buộc phải đáp lại những hành động gây hấn của những bên khác". Trong khi đó, hành động hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines lại bị cộng đồng quốc tế lên án theo hướng ngược lại.
Philippines hiện đại hóa quân đội
Philippines vừa cho biết Hội nghị và Triển lãm An ninh Quốc phòng châu Á (ADAS) năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 16 đến 18/7, với các nội dung và công nghệ phục vụ nhu cầu cho các lực lượng vũ trang châu Á - Thái Bình Dương, các tổ chức an ninh nội bộ và cơ quan phòng chống thiên tai.
"Bối cảnh chính trị đang diễn biến ở biển Đông đã khiến các lực lượng vũ trang Philippines vào vị trí mũi lái, và vì vậy các lực lượng vũ trang Philippines hiện nay tập trung tìm ra cách tốt nhất để hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh, nhằm hoàn thành vai trò đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ", báo Philippines Philstar dẫn thông báo trên trang web chính thức của sự kiện.
ADAS 2014 được tổ chức đúng thời điểm "Philippines đang trong giai đoạn hiện đại hóa quốc phòng, tạo ra môi trường hiệu quả để trao đổi các sáng kiến và thông tin để giúp vạch ra chương trình nghị sự cho các kế hoạch hiện đại hóa trong tương lai", thông báo viết.
Đơn vị tổ chức cho biết, sự kiện này sẽ tập trung vào những đòi hỏi hiện đại hóa cho lực lượng cảnh sát quốc gia, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan quốc phòng dân sự. Ngoài nhiều khách mời quan trọng là các khách hàng tiềm năng, Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ là khách mời danh dự của sự kiện. Đơn vị tổ chức sự kiện nói rằng, những nỗ lực của chính phủ nhằm hiện đại hóa quân đội.
Hội Hữu nghị Mông Cổ-Việt Nam phản đối Trung Quốc
Hôm qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ, do Chủ tịch Hội Hồ Xuân Hùng dẫn đầu, tới thăm Mông Cổ từ ngày 1 đến 6/6. Hội Hữu nghị Việt
Nam-Mông Cổ và Hội Hữu nghị Mông Cổ-Việt Nam nhất trí cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giao lưu nhân dân, văn hóa, giáo dục... Đặc biệt, hai bên bày tỏ hết sức lo ngại về tình hình biển Đông hiện nay, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hai bên thống nhất cho rằng, hành động đơn phương của Trung Quốc tại biển Đông vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Hành động leo thang trắng trợn của Trung Quốc đối với Việt Nam tại biển Đông đang làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc hết sức quan ngại.
* Chiều 1/6, cộng đồng người Việt tại Na Uy tổ chức biểu tình trước trụ sở Quốc hội Na Uy ở thủ đô Oslo phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bất hợp pháp ở vùng biển Việt Nam.
Theo Tiền phong
Các cường quốc đồng loạt lên án đảo chính quân sự ở Thái Lan Cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan ngày 22.5 bị các cường quốc Mỹ, Đức, Pháp... mạnh mẽ lên án, chỉ trích, trong đó, Lầu Năm góc thậm chí tuyên bố xem xét lại quan hệ quân sự với nước này. Hãng tin BBC đưa tin, Mỹ dẫn đầu làn sóng chỉ trích, lên án quốc tế đối với cuộc đảo chính...