ASEAN bàn chuyện thương mại, biển Đông
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở thủ đô Bangkok – Thái Lan trong 2 ngày 22 và 23-6 với thương mại và biển Đông được xem là những nội dung đứng đầu chương trình nghị sự.
Hội nghị sẽ tập trung vào việc xúc tiến Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), với hy vọng đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay. “Tại hội nghị lần này, chúng tôi hy vọng ASEAN có thể đưa ra tuyên bố chung về việc hoàn tất quá trình đàm phán RCEP vào cuối năm nay” – Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại Thái Lan, bà Auramon Supthaweethum, cho biết trước thềm hội nghị.
Theo bà Auramon, việc hoàn tất quá trình đàm phán này sẽ biến RCEP thành thỏa thuận thương mại đa phương lớn nhất, với tổng sản phẩm nội địa của các nước tham gia chiếm 30% giá trị thương mại toàn cầu. Quá trình đàm phán RCEP đã kéo dài 7 năm và giới phân tích nhận định với tạp chí Nikkei Asian Review rằng có những tín hiệu tích cực cho thấy ASEAN có thể đạt được bước tiến quan trọng trong vòng đàm phán này.
Thương mại và biển Đông là những vấn đề trọng tâm tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, diễn ra ở thủ đô Bangkok – Thái Lan trong 2 ngày 22 và 23-6. Ảnh: REUTERS
Hội nghị nói trên cũng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương chiến Mỹ – Trung leo thang và vấn đề này nhiều khả năng cũng sẽ được bàn bạc kỹ lưỡng. Theo nhận định của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Mỹ), cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mang lại một số tác động tích cực trước mắt cho một số thành viên ASEAN. Nhưng nhìn chung, thương chiến Mỹ – Trung kéo dài sẽ khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á lo ngại, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thương mại như Singapore.
Ngoài thương mại, những vấn đề liên quan đến tình hình biển Đông, trong đó có chuyện đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) và vụ tàu Trung Quốc bị tố đâm chìm một tàu cá Philippines hôm 9-6, nhiều khả năng cũng được thảo luận tại hội nghị lần này. Có thể phải mất thêm vài năm nữa để ASEAN và Trung Quốc nhất trí về COC, song vụ va chạm nói trên có thể buộc ASEAN gia tăng sức ép lên Trung Quốc trong tiến trình đàm phán – theo trang tin Rappler.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin hôm 21-6 đã bác đề xuất của Trung Quốc về việc tiến hành điều tra chung về vụ việc. “Sẽ không có cuộc điều tra chung nào cả. Trung Quốc và Philippines sẽ tiến hành các cuộc điều tra riêng” – ông Locsin khẳng định.
Cao Lực
Theo NLĐO
Video đang HOT
Mỹ cảnh báo Philippines tránh xa thiết bị 5G Huawei
Trong cuộc họp báo tại Manila ngày 1-3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ mối quan ngại về Huawei đối với an ninh của Mỹ. Tuy nhiên, theo chuyên gia Mỹ, cấm cửa hoàn toàn Huawei cũng chưa chắc đã có lợi.
Ảnh minh họa: Bloomberg
Ngày 1-3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo các công ty Mỹ nên cẩn trọng khi sử dụng công nghệ 5G của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei.
Ông Pompeo đã nhắc lại về mối lo ngại của Mỹ đối với các nhà mạng thế giới sử dụng thiết bị Huawei để triển khai thế hệ mạng viễn thông tiếp theo. Ông cũng cho rằng thế giới nên "mở to mắt" để nhận ra rủi ro an ninh cận kề.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin (trái) bắt tay với Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo (phải) sau cuộc họp báo chung tại văn phòng đối ngoại ở Manila. Ảnh: CNET
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố: "Nhiệm vụ của chúng tôi là chia sẻ với thế giới về những rủi ro an ninh liên quan đến công nghệ đó [Huawei]: Rủi ro đối với người dân Philippines, rủi ro với an ninh Philippines, rủi ro Mỹ có thể ngừng hoạt động ở những nơi gần với thiết bị của Huawei".
Ông Pompeo nói thêm: "Chúng tôi muốn đảm bảo rằng thế giới mở to mắt về những rủi ro khi công nghệ đó [Huawei] đã trở thành một phần của cơ sở hạ tầng, cốt lõi hay nằm trong mạng lưới".
Mối lo ngại của Mỹ
Tuyên bố của ông Pompeo đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang liên tục gây sức ép, thuyết phục các quốc gia khác cấm các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc, bao gồm Huawei, tham gia triển khai mạng 5G.
5G là thế hệ tiếp theo của mạng viễn thông. Trên lý thuyết, 5G cung cấp tốc độ tải xuống nhanh hơn từ 10 đến 100 lần so với mạng 4G LTE hiện nay. Công nghệ 5G cũng giúp cải thiện độ trễ và đảm bảo khả năng phản hồi gần như ngay lập tức.
Nhiều chuyên gia bảo mật Mỹ đã cáo buộc Huawei chia sẻ thông tin cho chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, Huawei đã nhiều lần phủ nhận nghi vấn này.
Một số quốc gia đã bắt đầu cấm sử dụng thiết bị mạng Huawei. Từ đầu năm 2019, chính phủ Mỹ đã nỗ lực thuyết phục Châu Âu sử dụng công nghệ 5G Huawei. Ngay trong tuần qua, ông Pompeo đã gây áp lực cho các quốc gia đồng minh, thông qua tuyên bố ngừng hợp tác nếu sử dụng công nghệ của nhà sản xuất Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox Business, ông Pompeo cho biết: "Nếu một quốc gia sử dụng thứ này [thiết bị Huawei] và đưa vào một số hệ thống thông tin quan trọng, chúng tôi sẽ không thể chia sẻ thông tin với họ". Ông Pompeo nói thêm: "Trong một số trường hợp rủi ro, chúng tôi thậm chí sẽ không thể xác định nguồn lực của Mỹ như một đại sứ quán hay một tiền đồn của quân đội Mỹ".
Ngược lại, Huawei vẫn liên tục phủ nhận cáo buộc thiết bị của công ty gây ra rủi ro bảo mật. Chia sẻ trên tờ Financial Times, Chủ tịch luân phiên Huawei Guo Ping cho rằng chiến dịch tẩy chay Huawei mà Mỹ đang phát động trên toàn thế giới xuất phát từ nguyên nhân Mỹ không thể theo kịp Trung Quốc trong quá trình phát triển công nghệ 5G.
"Hàng loạt công kích hướng vào Huawei là kết quả trực tiếp khi Washington nhận ra đã tụt hậu trong việc phát triển một công nghệ chiến lược quan trọng". Chủ tịch luân phiên Huawei Gou Ping nói: "Chiến dịch toàn cầu chống lại Huawei không liên quan nhiều đến bảo mật. Mọi thứ liên quan đến mong muốn của Mỹ để đàn áp đối thủ cạnh tranh đang trên đà phát triển".
Cấm cửa Huawei, Mỹ có được lợi?
Ít nhất 3 nhà mạng lớn nhất của Mỹ đã tuyên bố không hợp tác với Huawei. Ảnh: DT
Chuyên trang công nghệ CNET trích dẫn lời Giám đốc điều hành công ty phần mềm bảo mật OpenVPN Francis Dinha cho biết không nên quá tin tưởng các công ty có trụ sở tại Trung Quốc như Huawei trong việc triển khai mạng 5G.
Đồng thời, ông Dinha khuyên các nhà mạng nên quan tâm hơn đến việc đảm bảo an ninh đầu cuối. CEO OpenVPN khẳng định bảo mật là tiêu chí số một để lựa chọn nhà cung cấp thiết bị.
Ông Francis Dinha nói: "Các nhà khai thác cần triển khai công nghệ một cách khôn ngoan, và không sử dụng thiết bị thiếu an toàn từ bất kỳ công ty nào".
Tuy nhiên, ông Dinha thừa nhận rằng quyết định cấm cửa Huawei có thể làm leo thang căng thẳng trong mối quan hệ với Trung Quốc. Ông cảnh báo một lệnh cấm hoàn toàn có thể gây tổn hại cho các công ty Mỹ đang bắt kịp những nhà sản xuất Trung Quốc, hiện đang đi đầu trong công nghệ 5G.
"Từ quan điểm công nghệ, cấm bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trên thị trường không phải là quyết định thông thái". Ông Dinha lý giải: "Loại bỏ sự cạnh tranh có thể khiến các công ty trở nên tự mãn".
CEO OpenVPN khẳng định sự cạnh tranh là cần thiết để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Ông Dinaha nói thêm rằng nếu không được tiếp cận với công nghệ Trung Quốc, các công ty Mỹ và phương Tây sẽ ít biết đến những tiến bộ trong lĩnh vực 5G. Điều này khiến họ có thể bị bỏ xa hơn về mặt công nghệ.
Thay vào đó, ông Dinha đề xuất các nhà mạng, chứ không phải chính phủ, nên tự quyết định có nên sử dụng thiết bị Huawei hay không.
Tại Mỹ, AT&T và Verizon đã quyết định không sử dụng thiết bị 5G Huawei. Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành T-Mobile John Legere cũng đã cảm kết với quốc hội là không sử dụng thiết bị Huawei để triển khai 5G.
Theo VietTimes /CNET
Philippines từ chối điều tra chung với Trung Quốc vụ tàu cá bị đâm chìm ở Biển Đông Philippines đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc điều tra chung vụ va chạm giữa tàu cá hai nước trên Biển Đông. Các ngư dân kéo tàu cá F/B Gemver-1 bị hư hại lên bờ ở Barangay San Roque, San Jose (Philippines) "Sẽ không có cuộc điều tra chung nào. Trung Quốc và Philippines sẽ tự thực hiện các cuộc...