Artifact trở thành ‘Dead game’ chỉ sau 4 tháng ra mắt
Từng được kỳ vọng sẽ trở thành tựa game thẻ bài đáng chú ý nhất nhưng những gì mà Artifact nhận được đến thời điểm hiện tại chỉ là sự ghẻ lạnh của game thủ
Được đồng phát triển và phát hành bởi cái tên danh tiếng Valve, Artifact đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng game thủ trên toàn thế giới ngay từ khi hé lộ những thông tin đầu tiên tại giải đấu The International 7. Thậm chí không ít người còn kỳ vọng rằng Artifact sẽ tiếp nối thành công của Dota 2, CS:GO, Team Fortess hay Series huyền thoại Half Life trước đó để trở thành một tựa game bom tấn đích thực khép lại một năm 2018 đầy những siêu phẩm như God of War 4, Red Dead Redemption…
Là một tựa game thẻ bài nhưng đồ họa và hiệu ứng của Artifact khá ấn tượng
Thế nhưng đó hoàn toàn là chưa đủ để cứu Artifact thoát khỏi việc trở thành ‘ Dead Game’ chỉ sau 4 tháng ra mắt
Thế nhưng thực tế lại khác xa hoàn toàn những gì mà Valve mà cộng đồng game thủ trên toàn thế giới kỳ vọng. Gameplay quá phức tạp, khó làm quen với game thủ mới, đã mất tiền mua game lại còn mất tiền mua thẻ bài là những gì mà rất nhiều người chơi nhận xét về Artifact. Lượng người chơi suy giảm liên tục trong suốt 4 tháng vừa qua đi kèm với những đánh giá đầy ‘gạch đá’ của người chơi trên Steam là những gì có thể nói về tựa game thẻ bài này ở thời điểm hiện tại
Từ đỉnh điểm 60.000 người chơi cùng lúc trên Steam, lượng người chơi cùng lúc đông nhất giảm xuống chỉ còn có 12.000 chỉ sau 2 tuần ra mắt
Số liệu thống kê cách đây ít giờ về tựa game Artifact với lượng người chơi chỉ còn 3 chữ số
Ngập tràn những đánh giá tiêu cực của người chơi trên Steam
Sau 110 giờ chơi, tôi có thể đưa ra nhận xét rằng
Video đang HOT
“Tựa game này thực sự vừa tốn tiền vừa tốn thời gian”
“Ai đó làm ơn hãy sa thải ngay người thiết kế cũng như nhà phát triển tựa game này đi”
Đừng bao giờ bỏ tiền ra mua game này. Tất cả là một ‘cú lừa’
Theo GameK
Những điều cần biết về Artifact trước ngày ra mắt P2: Các loại thẻ bài
Kỳ này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại thẻ bài trong Artifact, đây chính là lực lượng sẽ giúp bạn đánh trận với nhiều chủng loại như hero, phép, buff...
Ở phần trước, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những khái niệm cơ bản mà bạn cần biết trước khi chơi Artifact. Ngoài gameplay chúng tôi đã đề cập đến, các loại thẻ bài cũng là một vấn đề quan trọng mà mỗi người chơi Artifact cần biết.
Phân chia thành 4 màu
Cũng giống như Magic: The Gathering, các thẻ bài trong Artifact được chia thành các màu Đỏ, Lục, Lam và Đen. Mỗi màu có đặc thù riêng của nó và đại diện cho một tác dụng nhất định. Cụ thể như sau:
Thẻ đỏ (Red card) đại diện cho những hero có chỉ số stat trâu bò, nhưng bù lại spell lại khá yếu.Thẻ lục (Green card) cung cấp các spell hỗ trợ, thường là những lượt buff cho hero, thậm chí có thể sinh ra thêm các đơn vị creep.Thẻ lam (Blue card) gồm những hero tương đối máu giấy, nhưng lại sở hữu những spell cực khỏe. Ở Dota 2, những hero như vậy thường được xếp vào nhóm Intelligence.Thẻ đen (Black card) đại diện cho những hero có lượng nuke damage khủng ở early game, giúp bạn có khả năng trảm các hero của đối phương từ sớm, từ đó tận dụng lợi thế về gold để snowball ở các round sau đó.
Các loại thẻ chính
Mỗi nhóm màu lại được phân chia thành 5 loại thẻ tùy theo chức năng và cách sử dụng: Hero, Creep, Spell, Improvement và Item.
Hero Card
Thẻ hero (Hero Card) trong Artifact là loại thẻ quan trọng nhất và mạnh nhất trong game, và đó cũng là lý do tại sao mỗi deck chỉ có 5 thẻ hero trong đó. Hero là đối tượng xác định chiến thuật của bạn, y như những gì bạn đã và đang thực hiện trong Dota 2. Mỗi hero có một thẻ đặc trưng riêng (Signature Card, có thể hiểu nôm na là chiêu Ultimate của hero), sẽ tự động được thêm vào deck của bạn.
Ví dụ: Zeus là một thẻ hero xanh dương (blue card) với 3 attack dmg, 7 hp và một spell dạng passive tên là Static Field (mỗi lần cast spell, Zeus sẽ gây damage lên các đơn vị xung quanh đơn vị bị cast). Thẻ đặc trưng của Zeus là Thunder God' Wrath, mang tên chính ultimate của hero này ở Dota 2. Đây là một thẻ Spell và sẽ được thêm 3 lần vào deck của bạn trong quá trình chọn tướng. Mỗi lần dùng thẻ này sẽ tốn 7 mana và sẽ gây ra 4 dmg lên mỗi đơn vị hero địch ở tất cả các lane, tương tự cái cách mà Thunder God's Wrath hoạt động trong Dota 2.
Creep Card
Creep là tất cả các đơn vị không phải là hero (non-hero units) và có thể được triệu hồi trong một lane thông qua thẻ creep (Creep Card). Các creep phổ biến nhất trong Artifact là các melee creep (cận chiến). Các melee creep này thường không có những chỉ số stat ấn tượng, cũng như không có bất kỳ hiệu ứng tấn công nào.
Melee creep thường có khả năng gây damage nhỏ và máu khá giấy. Chúng được sinh ra nhằm đóng vai những kẻ có khả năng góp phần bảo vệ trụ của bạn, cũng như gây ra chút ít sát thương cho các đơn vị của đối phương. Melee creep được triệu hồi ở các lane khác nhau thông qua những thẻ creep khác nhau. Ngoài ra, có một số loại creep khác mà bạn có thể điều khiển, và chúng có hiệu ứng riêng mỗi khi được triệu hồi.
Spell Card
Spell là những kỹ năng có thể được cast trong một lane khi một hero có cùng màu thẻ có mặt trong lane đó. Nếu trong lane đó không có hero nào, sẽ không có spell nào được cast. Thẻ kỹ năng (Spell Card) sẽ được sử dụng trong Action Phase và chúng là loại thẻ bài đa dạng nhất. Ngoài chức năng gây sát thương, thẻ kỹ năng còn có thể tạo ra các hiệu ứng, sửa đổi trạng thái hiệu ứng của các đơn vị. Để sử dụng mỗi thẻ kỹ năng, bạn sẽ phải tốn một lượng mana nhất định. Lượng mana này sẽ được hồi lại từ trụ ở lane đó.
Improvement Card
Improvement là những thẻ bài dạng spell có chức năng tạo ra một số buff có lợi cho một lane bất kỳ. Điều đặc biệt là những buff này có tác dụng vĩnh viễn, và một lane có thể nhận được nhiều buff cùng một lúc. Tất cả các buff có lợi trong lane được hiển thị ở phía bên phải của trụ bên phía lane đó. Đó có thể là các buff vĩnh viễn, chủ động hoặc thụ động (passive).
Các buff vĩnh viễn cho các hiệu ứng hoạt động liên tục và các thẻ có hiệu ứng như vậy sẽ có biểu tượng hình tròn nhỏ ở giữa.
Các buff dạng passive là những thẻ bài đặc trưng bởi hình tròn nhỏ và 3 chiếc gai (tương tự như vương miện). Đây là những spell xảy ra trước, trong hoặc sau một phase nhất định, hoặc được kích hoạt khi một hành động cụ thể được thực hiện. Ví dụ, Glyph of Confusion là một thẻ Improvement màu lam với 6 mana cost. Nó sẽ được kích hoạt ngay khi có một hero nào đó xuất hiện trong lane. Trong khi đó, Iron Fog Goldmine lại là thẻ Improvement màu đen với 3 mana cost có tác dụng tăng thêm 3 gold mỗi khi một Combat Phase kết thúc.
Đặc trưng nhận biết các buff dạng active (chủ động) sẽ là một hình tròn nhỏ với 6 chiếc gai ở giữa. Đây là những thẻ được kích hoạt thủ công, và đương nhiên, nó sẽ có thời gian cooldown của riêng mình.
Item Card
Thẻ Item (Item Card) là những thẻ bài có thể được mua trong Shopping Phase bằng lượng gold mà bạn thu thập được trong suốt quá trình chơi từ việc hạ gục các hero và creep của đối phương. Các thẻ Item có thể được dùng cho bất kỳ hero nào, không phân biệt màu sắc. Có 3 loại item lớn xuất hiện trong Artifact là Attack (tăng damage), Armor (tăng giáp) và Health (tăng máu). Item càng đắt thì càng xắt ra miếng khi nó có thể cung cấp các buff có lợi cho quá trình đi lane của bạn.
Hi vọng với những kiến thức vừa rồi, bạn đã nắm được những khái niệm cơ bản về Artifact. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin về Artifact tại trang chủ motgame.vn trong thời gian tới.
Theo motgame
Đại Chiến Samurai VNG chính thức ra mắt với nhiều sự kiện hấp dẫn Đại Chiến Samurai - tựa game thẻ bài với cốt truyện Samurai hấp dẫn đang gây sốt trong thời gian qua đã chính thức mở cửa vào 10h ngày 07/03/2019 cùng vô số sự kiện hấp dẫn. Đại Chiến Samurai chính thức ra mắt. Là một trong các game chiến thuật thẻ tướng chủ đề về Nhật Bản mới nhất năm 2019, Đại...