ARMY ở Afghanistan tiết lộ phải giấu hoặc đốt album của BTS vì quân Taliban
Giờ đây, các cô gái ở quốc gia này không còn được tự do nghe loại nhạc mà mình yêu thích.
Gần đây, JTBC News đã đưa tin về câu chuyện của các cô gái tuổi teen ở Afghanistan, đang lo sợ cho mạng sống của mình do Taliban gây ra. Theo đó, đài đã phỏng vấn một số cư dân của Kabul về tình hình của họ.
Cư dân A nói: “Tôi rất sợ và ngạc nhiên khi thấy Taliban đến. Tôi vô cùng sợ hãi khi biết rằng Taliban đang bắt cóc các cô gái. Kể từ khi Taliban tiếp quản, tôi đã chỉ ở nhà.” Họ nói rằng họ thậm chí phải thận trọng khi chỉ nhìn ra ngoài cửa sổ.
Cư dân A tiếp tục: “Tôi không còn có thể nghe thấy âm nhạc tôi đã nghe trên đường phố trước khi Taliban chiếm đóng. Tôi suốt ngày chỉ nghe thấy thứ âm nhạc kỳ lạ của Taliban.”
Một sinh viên 18 tuổi khác chia sẻ: “Hoàn cảnh của chúng tôi buộc chúng tôi phải đốt hoặc giấu các bức ảnh và album của BTS.” Trước đây, Taliban không cho phép người dân nghe nhạc chính thống.
Video đang HOT
Các cô gái cầu xin rằng thế giới làm nhiều hơn là chỉ để mắt đến tình hình. Cư dân A nói: “Mọi người đang nhìn chúng tôi chết. Tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ không để Afghanistan đơn độc trong việc này…”
Kể từ khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan, chiếm các tỉnh một cách thần tốc, rất khó để phác họa bức tranh tổng thể về cuộc sống của người dân bên ngoài Kabul. Đặc biệt là với phụ nữ. Trong 10 ngày, lực lượng Taliban đánh chiếm hàng chục tỉnh lỵ đang trong cảnh dễ bị tổn thương bởi Mỹ và đồng minh rút quân. Tốc độ tiến công của Taliban khiến người dân mất cảnh giác. Một số phụ nữ cho hay không có thời gian mua burqa (áo trùm kín người) theo luật Hồi giáo Sharia hà khắc mà Taliban quy định với phụ nữ.
Trước đó, Edris – người đồng sáng lập một công ty truyền thông chuyên quảng bá nhân quyền và nữ quyền vội vã chạy đến văn phòng để thu gom các đĩa cứng, máy tính, ảnh và tài liệu, để không thể nhận diện được ai. Bởi vì trong thời kỳ Taliban ngự trị từ 1996 đến 2001, phụ nữ phải che kín mặt, không được trang điểm, chỉ được ra khỏi nhà khi có người thân là nam giới đi kèm ; âm nhạc, điện ảnh, truyền hình bị cấm. Những ai vi phạm bị trừng phạt công khai : đánh đòn, ném đá, treo cổ…
Taliban muốn thiết lập quan hệ với các nước, đặc biệt là Mỹ
Người đồng sáng lập Taliban, Abdul Ghani Baradar, cho biết lực lượng này muốn thiết lập quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ.
Người đồng sáng lập Taliban Abdul Ghani Baradar (Ảnh: AFP).
"Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan muốn thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với tất cả các nước, đặc biệt là với Mỹ", Abdul Ghani Baradar, người đồng sáng lập lực lượng Taliban, viết trên Twitter ngày 21/8.
"Chúng tôi chưa bao giờ nói về việc cắt đứt quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào. Tin đồn về việc này chỉ là tuyên truyền. Nó không đúng sự thật", Baradar cho biết.
Baradar, người được tin sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của Afghanistan, hôm 21/8 đã đến thủ đô Kabul, không lâu sau khi trở lại Afghanistan sau 20 năm sống lưu vong. Tại đây, Baradar có cuộc họp với "các thủ lĩnh thánh chiến, các chính trị gia về việc thành lập một chính phủ toàn diện".
Một phát ngôn viên của Taliban cho biết, lực lượng này dự kiến sẽ công bố cơ cấu chính phủ mới ở Afghanistan trong vài tuần tới. Người phát ngôn khẳng định, mô hình chính phủ mới tuy không hẳn là một nền dân chủ theo định nghĩa của phương Tây, nhưng sẽ bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người.
"Các chuyên gia về luật pháp, tôn giáo và chính sách đối ngoại của Taliban sẽ công bố cơ cấu điều hành mới trong vài tuần tới", người phát ngôn của Taliban nói với Reuters hôm 21/8.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan hôm 15/8 sau khi chiếm hầu hết lãnh thổ nước này, trong đó có thủ đô Kabul. Tổng thống Ashraf Ghani, người đứng đầu chính phủ Afghanistan được phương Tây hậu thuẫn, đã kịp chạy ra nước ngoài trước khi các tay súng chiếm dinh tổng thống.
Hiện chưa rõ cơ cấu quyền lực trong chính quyền mới do Taliban lập ra, nhưng nhiều người dự đoán, Baradar sẽ đóng vai trò quan trọng trong bộ máy này và rất có thể là vị trí tương đương tổng thống.
Baradar thành lập Taliban vào năm 1994 cùng với 3 thủ lĩnh khác và đảm nhận vai trò là đại diện đàm phán của lực lượng này trong các cuộc hòa đàm ở Doha, Qatar. Năm 2010, ông bị bắt tại Karachi, Pakistan sau một chiến dịch chung giữa Mỹ và Pakistan.
Baradar được phóng thích vào năm 2018 theo đề nghị của chính phủ Mỹ để ông có thể đóng vai trò là đại diện Taliban tham gia hòa đàm. Năm ngoái, thủ lĩnh này đã liên lạc với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và trở thành thủ lĩnh đầu tiên của tổ chức này liên hệ với một tổng thống Mỹ. Baradar được cho là có tư tưởng ủng hộ đối thoại với Mỹ.
Người phát ngôn Taliban Zabiullah Mujahid ngày 19/8 cũng tuyên bố lực lượng này mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị với mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ.
"Thế giới không nên sợ chúng tôi. Chúng tôi cần được công nhận. Chúng tôi muốn có quan hệ hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ", Mujahid cho biết.
Sau khi kiểm soát thủ đô Kabul, Taliban dường như đã thể hiện một hình ảnh rất khác so với trước đây. Giới quan sát cho rằng đây là chiến lược của Taliban nhằm thay đổi hình ảnh thành một lực lượng có trách nhiệm phù hợp để điều hành một quốc gia.
Tại cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul hôm 16/8, người phát ngôn Mujahid cho biết Taliban "không muốn có bất kỳ kẻ thù nào dù là bên trong hay bên ngoài đất nước", đồng thời khẳng định có "sự khác biệt rất lớn" giữa lực lượng Taliban bây giờ và 20 năm trước.
Taliban thiết lập trật tự ở sân bay Kabul Ngày 22/8, các lãnh đạo của lực lượng Taliban ở Afghanistan đã áp đặt một số quy định ở khu vực xung quanh sân bay thủ đô Kabul nhằm đảm bảo dòng người xếp hàng trật tự tại các lối vào sân bay và tránh cảnh tụ tập, chen lấn. Người dân Afghanistan tiến về sân bay Kabul để sơ tán khỏi nước...