Armenia vẫn phụ thuộc năng lượng quá lớn vào Nga

Theo dõi VGT trên

Bất chấp những nỗ lực nhằm đa dạng hóa các liên minh chính trị và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây, nền kinh tế và năng lượng Armenia vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào Nga.

Armenia vẫn phụ thuộc năng lượng quá lớn vào Nga - Hình 1
Nga sẽ giúp hiện đại hóa nhà máy điện hạt nhân của Armenia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo mạng tin eurasianet.org mới đây, bất chấp mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước, công ty năng lượng nguyên tử nhà nước của Nga sẽ giúp hiện đại hóa nhà máy điện hạt nhân của Armenia và có khả năng sẽ xây dựng một tổ máy mới.

Cụ thể, các đại diện phía Armenia và Nga mới đây đã ký hợp đồng hiện đại hóa và kéo dài thời gian hoạt động của Nhà máy điện hạt nhân Metsamor (NPP) của Armenia đến năm 2036.

Việc nâng cấp sẽ được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Dịch vụ Rustatom, một công ty con của tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga, với khoản đầu tư 65 triệu USD từ Chính phủ Armenia.

Thỏa thuận này là một dấu hiệu khác cho thấy mức độ ảnh hưởng to lớn của Nga đối với cơ sở hạ tầng năng lượng và nền kinh tế của Armenia trong bối cảnh Yerevan đang nỗ lực tạo khoảng cách chính trị với Moskva.

Metsamor đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng của Armenia, đóng góp trung bình 31% sản lượng điện hàng năm của nước này.

Đây là nhà máy điện hạt nhân duy nhất ở Nam Caucasus, nằm cách Yerevan khoảng 30 km về phía Tây. Nó bao gồm hai tổ máy, Metsamor-1 và Metsamor-2, được đưa vào hoạt động lần lượt vào năm 1976 và 1980. Năm 1989, nhà máy bị đóng cửa do lo ngại về an toàn sau trận động đất kinh hoàng ở Spitak vào tháng 12/1988. Năm 1995, Tổ máy 2 được tái kích hoạt do tình trạng thiếu năng lượng ở Armenia, và kể từ đó là tổ máy hạt nhân duy nhất còn hoạt động.

Video đang HOT

Năm 2021, Rosatom đã sửa chữa, nâng cấp Tổ máy 2 của Metsamor để vận hành đến năm 2026. Việc hiện đại hóa được thực hiện theo hiệp định vay nợ giữa Armenia và Nga năm 2015.

Theo thỏa thuận mới nhất, Rosatom sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của Tổ máy-2 cho đến năm 2036, sau đó tổ máy sẽ ngừng hoạt động.

Các hoạt động nâng cấp sẽ được tài trợ dưới hình thức “khoản vay ngân sách” do Chính phủ Armenia cung cấp cho ban quản lý nhà máy thuộc sở hữu nhà nước, sau đó sẽ ký hợp đồng với Rosatom. Trong giai đoạn đến năm 2026, Rosatom sẽ hiện đại hóa Metsamor với sự hợp tác chặt chẽ từ các chuyên gia Armenia.

Vì lò phản ứng sẽ ngừng hoạt động vào năm 2036, Chính phủ Armenia dự định xây dựng một cơ sở hạt nhân mới tại Metsamor. Các ước tính khác nhau khẳng định rằng việc xây dựng một nhà máy hoặc tổ máy điện hạt nhân mới sẽ mất 6-10 năm, điều đó có nghĩa là các công trình xây dựng phải được bắt đầu trong vài năm tới.

Có khả năng công trình xây dựng đó sẽ do Rosatom thực hiện, theo nhận xét của Phó Thủ tướng Nga Alexey Overchuk vào tháng 12 năm ngoái rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành liên quan đến các tổ máy điện hạt nhân mới.

Sự phụ thuộc quá lớn vào Nga

Thỏa thuận Metsamor mới diễn ra vào thời điểm phức tạp trong quan hệ Armenia-Nga. Sự xa lánh Nga gia tăng với Armenia sau khi Azerbaijan giành quyền kiểm soát khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh vào tháng 9 năm ngoái.

Nhưng bất chấp những nỗ lực nhằm đa dạng hóa các liên minh chính trị và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây, nền kinh tế Armenia vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào Nga. Nga là đối tác thương mại lớn nhất của Armenia và Armenia là thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu.

Và tiếp đó là sự phụ thuộc năng lượng: Nga cung cấp 87,5% lượng khí đốt của Armenia (phần còn lại đến từ Iran) và Gazprom Armenia, công ty con của tập đoàn khí đốt nhà nước Nga, sở hữu toàn bộ cơ sở hạ tầng phân phối khí đốt của Armenia. Armenia cho biết họ tạo ra 98% lượng điện cần thiết nhưng tuyên bố đó thậm chí nhằm che giấu sự phụ thuộc nhiều hơn.

Nguồn điện đó chủ yếu được tạo ra bởi các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và từ Metsamor. Metsamor được cung cấp nhiên liệu hoàn toàn bằng uranium nhập khẩu từ Nga trong khi các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên (phần lớn của Nga).

“Khả năng tự cung cấp của chúng tôi phụ thuộc vào các quốc gia mà chúng tôi nhập khẩu khí đốt và uranium vận hành các nhà máy nhiệt điện và điện hạt nhân. Và khi các quan chức chính phủ của chúng tôi nói về khả năng tự cung cấp của Armenia, tại sao họ lại quên nói cách chúng tôi duy trì nó?”, chuyên gia năng lượng Armen Manvelyan nói với Viện Báo cáo Chiến tranh và Hòa bình (IWPR), nhấn mạnh rằng hơn 70% điện năng của Armenia phụ thuộc vào Nga.

Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của Armenia không ngừng tăng lên. Năm 2022, nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga của Armenia tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,6 tỷ mét khối.

Đại sứ Iran tại Armenia, Mehdi Sobhani, gần đây đã đề cập về khả năng tăng gấp ba hoặc gấp bốn lần lượng xuất khẩu khí đốt của Tehran sang Armenia. Nhưng một động thái như vậy sẽ cần có sự đồng ý và tạo điều kiện của Nga, vì Gazprom kiểm soát đường ống dẫn khí đốt tới Iran.

Armenia đang tìm kiếm khả năng có được các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ nhỏ từ Mỹ, Pháp và Hàn Quốc như một phần trong nỗ lực đa dạng hóa lĩnh vực năng lượng của mình. Nhưng cho đến nay, tiến bộ cụ thể trong lĩnh vực này vẫn chưa rõ ràng.

Uzbekistan và Trung Quốc hợp tác khai thác uranium

Hợp tác với công ty Hạt nhân Uranium Trung Quốc là một phần trong chương trình nghị sự rộng lớn hơn của Uzbekistan nhằm trở thành nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới.

Uzbekistan và Trung Quốc hợp tác khai thác uranium - Hình 1
Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoev đề ra tham vọng sản xuất uranium của cả nước là 7.100 tấn vào năm 2030. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo mạng tin Eurasianet.org, Navoiuran, nhà sản xuất uranium thuộc sở hữu nhà nước của Uzbekistan đang đàm phán với công ty Hạt nhân Uranium Trung Quốc, cũng do nhà nước điều hành, về khả năng hợp tác cùng nhau để phát triển và khai thác các mỏ uranium.

Navoiuran cho biết trong một tuyên bố mới đây rằng các mỏ uranium đang được thăm dò - Jantuar và Madanli - đều nằm ở khu vực Navoi của Uzbekistan. Navoiuran đã hoạt động từ năm 2022, khi được tách ra từ Nhà máy luyện kim và khai thác mỏ Navoi.

Việc hợp tác với công ty Hạt nhân Uranium Trung Quốc là một phần trong chương trình nghị sự rộng lớn hơn được thúc đẩy bởi Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev, người đã ban hành nghị quyết vào tháng 7/2022 đặt mục tiêu sản xuất uranium của cả nước là 7.100 tấn vào năm 2030, tăng so với khoảng 3.500 tấn năm 2021.

Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ Uzbekistan đã tích cực kêu gọi các đối tác quốc tế. Vào tháng 11 năm ngoái, Văn phòng Tổng thống Uzbekistan thông báo rằng nước này đang tìm cách mở rộng quan hệ đối tác với Orano, công ty nhà nước của Pháp, công ty xử lý toàn bộ chu trình uranium từ khai thác đến sản xuất nhiên liệu. Công ty Pháp đã có mặt tại Uzbekistan từ năm 2019. Cùng năm đó, họ thành lập liên doanh mang tên Nurlikum Mining.

Văn phòng Tổng thống Uzbekistan nêu rõ trong tuyên bố vào thời điểm đó: "Chế biến chuyên sâu các nguyên liệu thô chiến lược và sản xuất các sản phẩm công nghiệp dựa trên công nghệ tiên tiến là một lĩnh vực hợp tác quan trọng".

Thông báo đó được đưa ra trùng với chuyến thăm Uzbekistan của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trước chuyến thăm của ông Macron, các nhà phân tích năng lượng cho rằng Pháp có thể coi Uzbekistan, cũng như nước láng giềng Kazakhstan, là những nguồn thay thế uranium quan trọng mà nước này cần để duy trì hoạt động của ngành điện hạt nhân.

Bộ trưởng Địa chất và Khai thác mỏ Uzbekistan Bobir Islamov sau đó trong cùng tháng thông báo rằng Orano đã cam kết đầu tư tới 500 triệu USD vào việc khai thác uranium ở Uzbekistan. Uzbekistan hy vọng rằng Kazakhstan, hiện là nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới, cũng có thể giúp ích cho mục tiêu của mình.

Vào cuối tháng 2 vừa qua, Aigul Kuspan, chủ tịch Ủy ban Quốc tế, Quốc phòng và An ninh tại Hạ viện Kazakhstan, cho biết Uzbekistan đã bày tỏ sự quan tâm đến việc cùng khai thác và xử lý uranium ở các khu vực dọc biên giới chung.

Chỉ vài ngày sau chuyến thăm của ông Macron, một biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực uranium đã được ký kết giữa công ty Hạt nhân Uranium Trung Quốc và Navoiuran bên lề Diễn đàn quốc tế lần đầu tiên về ngành công nghiệp uranium tự nhiên, được tổ chức tại Bắc Kinh.

Bên cạnh mong muốn củng cố vị thế của mình trong số các nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới, Uzbekistan cũng đang xem xét phương án xây dựng nhà máy điện hạt nhân của riêng mình và do đó đang thăm dò các đối tác tiềm năng, bao gồm các công ty ở Pháp và Nga.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024
Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự
06:25:00 17/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024

Tin đang nóng

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng

14:27:43 18/11/2024
Nhờ thế mạnh hàng hóa giá rẻ thu hút người tiêu dùng, Temu thừa thắng xông lên chinh phục thêm nhiều thị trường. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Đông Nam Á, trang mua sắm trực tuyến này gặp phải nhiều rào cản.

Mỹ ghi nhận ca tử vong liên quan đến vi khuẩn E.Coli từ cà rốt

14:25:09 18/11/2024
Trước đó, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho biết Grimmway Farms đã ban hành lệnh thu hồi tự nguyện đối với các mặt hàng cà rốt, vốn cũng đã được vận chuyển đến nhiều cửa hàng ở Canada và Puerto Rico.

Triều Tiên kêu gọi tăng cường lực lượng hạt nhân không giới hạn

14:23:08 18/11/2024
Lãnh đạo Triều Tiên cũng kêu gọi các quan chức quân sự tập trung vào hoàn tất công tác chuẩn bị chiến tranh. Ông nhấn mạnh Bình Nhưỡng nên tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân để hoàn thành sứ mệnh ngăn chặn chiến tranh.

Người dân Australia phản đối kế hoạch lưu trữ chất thải hạt nhân

14:20:56 18/11/2024
Ngoài ra, còn có những lo ngại về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc lưu trữ chất thải hạt nhân gần khu dân cư và các tuyến đường thủy như sông Port làm dấy lên lo ngại về nguy cơ rò rỉ phóng xạ.

Các nước châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga

14:19:04 18/11/2024
Hiện tại, khí đốt Nga vẫn được bán với khối lượng lớn cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc vốn là các quốc gia không có hợp đồng mua bán trực tiếp. Các khối lượng nhỏ hơn tiếp tục được cung cấp cho Italy và Serbia.

Jordan và Qatar cảnh báo về thảm họa nhân đạo tại Gaza và Liban

14:17:39 18/11/2024
Hai quan chức cấp cao bày tỏ sự đoàn kết với Liban và kêu gọi ngừng bắn lập tức và lâu dài, đồng thời thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

IS đánh bom tại miền Bắc Iraq, nhiều binh sĩ thiệt mạng

14:13:39 18/11/2024
Chúng thường thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào lực lượng chính phủ và dân thường, đặc biệt là ở những khu vực hẻo lánh như miền Bắc Iraq.

Goldman Sachs dự báo giá vàng trong năm 2025

14:11:12 18/11/2024
Hiện tại, giá vàng giao ngay đang là 2.589 USD/ounce, giảm nhẹ so với đỉnh 2.790 USD/ounce hồi tháng trước. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của vàng vẫn rất sáng sủa.

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

12:50:20 18/11/2024
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để thiết lập các chuỗi cung ứng an toàn, có khả năng phục hồi cao, bền vững và toàn diện.

Hamas lựa chọn cơ cấu mới cho giới chóp bu

12:47:11 18/11/2024
Cấu trúc lãnh đạo tập thể có thể là một chiến lược phòng thủ cho Hamas, bởi việc có 5 người đứng đầu sẽ giảm nguy cơ hơn viễn cảnh một thủ lĩnh duy nhất ngay lập tức nằm trong tầm ngắm của Israel.

Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Bản nhật ký đang viral khắp Trung Quốc

Sao châu á

14:04:40 18/11/2024
Không chỉ được yêu mến nhờ những diễn xuất cực kỳ dễ thương trong Vĩnh dạ tinh hà , tính cách thật ngoài đời của mỹ nhân sinh năm 1995 cũng được netizen khen ngợi rất nhiều.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump

12:41:36 18/11/2024
Năm ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump, Thủ tướng Scholz đã trao đổi qua điện thoại với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua...