Armenia và Belarus không ký tuyên bố chung Riga về Crimea

Theo dõi VGT trên

Ngày 21-5, các nguồn tin ngoại giao cho biết, BelarusArmenia đã từ chối ký một tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh Đối tác EU-phương Đông vì văn bản có nội dung gọi việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea là bất hợp pháp.

Các nhà lãnh đạo EU đang nhóm họp tại thủ đô Riga của Latvia với các đối tác đến từ Armenia, Azerbaijan, Belarus, Gruzia, Moldova và Ukraine nhằm hàn gắn quan hệ với các quốc gia thuộc Liên Xô, nhưng không đóng cửa với Nga.

“Cách ứng xử của Armenia và Belarus là hợp lý” bởi vì cả hai nước đã biểu quyết tại Liên Hợp Quốc chống lại nghị quyết lên án việc sáp nhập Crimea vào Nga, một nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết.

Armenia và Belarus không ký tuyên bố chung Riga về Crimea - Hình 1

Binh lính Nga tại Crimea (Ảnh minh họa)

Do đó, tuyên bố chung này dự kiến sẽ được thay đổi để tất cả những nước tham gia có thể ký kết. Tuy nhiên, quá trình đó không hề dễ dàng.

Trước đó, ông Vladimir Chizhov, đại sứ Nga tại EU, đã miêu tả công việc soạn thảo văn bản của tuyên bố chung này là một thách thức, vì theo ông một số nước muốn các nước khác phải ủng hộ quan điểm cứng rắn hơn đối với Nga, trong khi các nước khác lại phản đối điều đó.

Video đang HOT

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác EU-phương Đông diễn ra từ ngày 21 đến 22-5 tại Riga, thủ đô của Latvia. Sáng kiến này, được triển khai từ năm 2009, nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Liên minh châu Âu và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô nói trên.

Armenia và Belarus lựa chọn tăng cường hợp tác với Nga. Cả hai nước đều là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-ÂU (EEU), được thành lập ngày 1-1-2015, trong đó, các thành viên đều được tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động.

Theo_An ninh thủ đô

Thỏa thuận hòa bình Ukraine: Mong manh như đèn trước bão

Sau 16 giờ đàm phán căng thẳng, cuối cùng nhóm "Bộ tứ Normandie" cũng đã ký được một thỏa thuận hòa bình toàn diện cho Ukraine, trong đó việc ngừng bắn ở miền Đông. Tuy nhiên, với những mâu thuẫn cốt lõi giữa các bên, tương lai của văn kiện này chẳng khác gì ngọn đèn trước bão.

Thỏa thuận hòa bình Ukraine: Mong manh như đèn trước bão - Hình 1

Lãnh đạo 4 nước đàm phán tại Minsk (Ảnh: AP)

Việc lãnh đạo nhóm "Bộ tứ Normandie" - gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande - đạt được giải pháp tổng thể dài hạn cho cuộc khủng hoảng Ukraine được xem là một thành công vượt mong đợi của các bên. Thành công đó có được nhờ quyết tâm chính trị rất lớn của Nga và Ukraine, cùng sự trung gian hiệu quả của hai "anh cả" châu Âu là Đức và Pháp.

Trong "Tuyên bố chung" ký sau cuộc họp, lãnh đạo 4 nước khẳng định hoàn toàn tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, coi giải pháp hòa bình là phương thức duy nhất cho cuộc xung đột đang diễn ra, ủng hộ văn kiện "Tổng thể các biện pháp thực thi các thỏa thuận Minsk" được "Nhóm tiếp xúc về Ukraine" thông qua cùng ngày và thiết lập cơ chế giám sát thực hiện văn kiện này.

Văn kiện được "Nhóm tiếp xúc về Ukraine" ký (từ đây gọi tắt là "văn kiện tổng thể") quy định rõ các bên xung đột ở Ukraine phải ngừng bắn toàn diện tại một số khu vực ở Donetsk và Lugansk từ 00h00 ngày 15/2 theo giờ Kiev (tức 5h00 cùng ngày ở Việt Nam).

Các bên cũng sẽ rút tất cả vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến sự với khoảng cách 50 km đối với hệ thống pháo cỡ nòng 100 mm trở lên, 70 km đối với hệ thống rốc-két đa nòng và 140 km đối với hệ thống rốc-két Tornado-S, Uragan, Smerch và hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U.

Đường cơ sở để binh sĩ Ukraine rút vũ khí hạng nặng được tính từ giới tuyến giao tranh hiện tại, trong khi đối với lực lượng ly khai là giới tuyến cũ quy định trong Bản ghi nhớ Minsk ký ngày 19/9/2014 (hai giới tuyến này cách nhau khoảng 50 km do trong 5 tháng qua, phe ly khai đã đẩy lùi quân chính phủ lui dần về phía Kiev).

"Văn kiện tổng thể" cũng ấn định việc rút vũ khí hạng nặng phải được triển khai trong vòng 2 ngày kể từ khi lệnh ngừng bắn mới có hiệu lực và kết thúc trong vòng 14 ngày sau đó. Ngoài ra, chính quyền Ukraine phải tiến hành cải cách hiến pháp, thực thi quy chế đặc biệt cho hai vùng Donetsk và Lugansk, đồng thời khôi phục đầy đủ các chương trình phúc lợi xã hội và trao quyền tự quản nhiều hơn cho người dân vùng Donbass.

Có thể nói việc cả "Tuyên bố chung" và "Văn kiện tổng thể" được ký gần như đồng thời tại Belarus tại hai cuộc họp của nhóm "Bộ tứ Normandie" và "Nhóm tiếp xúc về Ukraine" đã tháo được ngòi nổ cho thùng thuốc súng Ukraine. Trước đó, thế giới gần như "ngồi trên đống lửa" khi Mỹ và NATO đã gần như nghiêng về khả năng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine để có thể đảo ngược cục diện trên chiến trường đang nghiêng về phía quân ly khai.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy những kết quả trên bàn đàm phán chưa đủ để mở "cánh cửa hòa bình lâu dài" cho Ukraine chừng nào quan điểm và cách nhìn của các bên về thỏa thuận mới vẫn còn nhiều cách biệt. Các bên chắc hẳn vẫn chưa quên việc "Bản ghi nhớ Minsk" đã bị vô hiệu hóa ngay khi chưa ráo mực hôm 19/9 năm ngoái.

Chính vì vậy, trong phản ứng đưa ra sau khi các thỏa thuận mới được ký kết, cả Mỹ và Ukraine đều có những tuyên bố khá thận trọng, đặc biệt khi cả hai nước này đều chưa tin tưởng Nga và các văn kiện lại có những điều khoản có lợi cho Nga và phe ly khai ở Đông Ukraine nhiều hơn.

Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ: "Thỏa thuận là một bước tiến đáng kể có khả năng hướng tới giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột và khôi phục chủ quyền của Ukraine. Tuy nhiên, Nga phải ngừng tiếp tay cho lực lượng ly khai, rút binh lính và thiết bị quân sự của mình ra khỏi miền Đông Ukraine".

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thậm chí còn tỏ ra hoài nghi hơn khi ông nói rằng "không có gì đảm bảo thỏa thuận mới sẽ được thực thi". Theo nhà lãnh đạo Ukraine, cuộc đàm phán đã rất khó khăn nhưng quá trình thực thi thỏa thuận còn khó khăn hơn nhiều.

Ở góc độ nào đó, những tuyên bố trên cũng không hẳn không có cơ sở. Để thỏa thuận được thực thi hiệu quả, một trong những yếu tố cốt yếu là Nga và phương Tây phải sử dụng ảnh hưởng của mình để ép các bên xung đột ở Ukraine tuân thủ chặt chẽ các điều khoản đề ra, đồng thời xúc tiến nhanh các thỏa thuận hợp tác năng lượng và thương mại để đặt nền móng cho tiến trình phát triển và hòa bình lâu dài.

Nhưng với cơ chế can dự xung đột đa tầng hiện nay, dù muốn nhưng Nga và phương Tây cũng sẽ khó có thể đảm bảo chắc chắn rằng mọi diễn biến trên thực địa tới đây sẽ không đi chệch hướng. Đơn cử, Nga có thể ép lực lượng ly khai tạm thời rút vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến sự nhưng không có gì đảm bảo Kiev sẽ cải cách hiến pháp theo hướng cân bằng (một điều kiện tiên quyết đối Mátxcơva).

Về phía phương Tây cũng vậy, Mỹ và châu Âu có thể ép được chính quyền Kiev chấp nhận nhượng bộ một phần trước các yêu sách tự quản của vùng Donbass, nhưng lại không dám chắc về việc phe ly khai có ngừng ý đồ mở rộng diện tích lãnh thổ kiểm soát ở miền Đông Ukraine hay không. Tương tự, trong quan hệ giữa Nga và phương Tây, dù hai bên cùng chẳng có lợi ích gì khi Ukraine ngày càng chìm sâu vào khủng hoảng song những chiến lược tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của mỗi bên đang khiến cho đối thủ và cũng là đối tác phải dè chừng, cảnh giác.

Chính sự nghi ngờ và thận trọng dò xét lẫn nhau đó đã khiến cho việc tuân thủ các thỏa thuận hòa bình trở nên khó khăn và mong manh. Các thỏa thuận vừa mới được ký cũng không ngoại lệ. Việc giao tranh tại miền Đông Ukraine vẫn tiếp diễn ác liệt ngay khi các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Belarus và sau khi các thỏa thuận mới đã được ký càng làm tăng thêm những quan ngại về tương lai mịt mờ của các thỏa thuận này.

Đức Vũ

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự
06:25:00 17/11/2024
Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập
19:58:17 17/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024

Tin đang nóng

Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024
Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân
13:58:47 18/11/2024
4 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ 2024: Một ngôi sao chảnh chọe nhất Trung Quốc nhưng visual đỉnh thôi rồi
13:45:38 18/11/2024

Tin mới nhất

Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử

19:29:39 18/11/2024
Con số trên do chiến dịch tranh cử của bà Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, theo Bloomberg hôm nay 16.11.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Chi phí sinh hoạt tăng khiến nhiều người đơn thân ở Hàn Quốc phải làm thêm

17:46:28 18/11/2024
Cuộc khảo sát này, được thực hiện trực tuyến đối với 2.000 hộ gia đình đơn thân, trong độ tuổi từ 25 đến 59, cư trú tại thủ đô và vùng thủ đô Seoul hoặc các thành phố lớn khác ở Hàn Quốc.

Hủy ý tưởng xây tuyến đường sắt ở núi Phú Sĩ

17:44:24 18/11/2024
Trước đó, chính quyền tỉnh Yamanashi đã xem xét khả năng xây dựng tuyến đường sắt nhẹ, phục vụ khách du lịch di chuyển đến trạm số 5 nói trên - nơi mà nhiều người lựa chọn để bắt đầu hành trình leo núi Phú Sĩ.

Tiết lộ thời điểm Ukraine ra đòn tấn công tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Liên bang Nga

17:42:16 18/11/2024
"Và tất nhiên, điều đó có nghĩa là bạn cần tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự để chuẩn bị cho bất kỳ giải pháp đàm phán nào", cựu Đại sứ Mỹ tại Gruzia nói thêm.

Kinh tế Mỹ trở nên khó đoán định sau bầu cử

17:24:39 18/11/2024
Một số nhà kinh tế hiện cho rằng kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với sự gia tăng của lạm phát nếu ông Trump thực hiện đầy đủ các cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình.

Tương lai của các 'lan can bảo vệ' quan hệ Mỹ - Trung khi ông Trump nắm quyền

17:23:15 18/11/2024
Tuy nhiên, ông Donald Trump đang trở lại ghế tổng thống với một đội ngũ nhiệm kỳ thứ hai được tập hợp nhanh chóng, bao gồm nhiều nhân vật quan trọng, trung thành và có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.

Đảng cầm quyền ở Senegal giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội

16:22:15 18/11/2024
Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo của phe đối lập là Thị trưởng thủ đô Dakar, ông Barthelemy Dias và lãnh đạo đảng Gueum Sa Bopp Les Jambars, ông Bougane Gueye Dany đã chúc mừng chiến thắng của đảng Pastef.

Tổng thống Mỹ J.Biden có chuyến thăm lịch sử đến rừng nhiệt đới Amazon

16:20:54 18/11/2024
Ông Biden cũng nhấn mạnh cam kết đối với việc bảo tồn khu vực rừng Amazon. Tổng thống Biden cho biết Mỹ đang hướng tới chi 11 tỷ USD vào quỹ tài trợ khí hậu quốc tế trong năm nay, tăng gấp 6 lần so với khi ông bắt đầu nhiệm kỳ.

Nhật Bản, Peru nhất trí đảm bảo chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu

16:19:00 18/11/2024
Peru là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất đồng, trong khi Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với kim loại công nghiệp quan trọng này.

Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19

15:14:40 18/11/2024
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Có thể bạn quan tâm

Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần

Pháp luật

19:31:52 18/11/2024
Ba cha con người đàn ông Đồng Tháp bán 3 tài khoản ngân hàng cho nhóm tội phạm với giá 9 triệu đồng, sau đó bị công an phạt gần 128 triệu.

Ngày càng không nhận ra "nàng thơ" Hải Tú

Sao việt

19:29:48 18/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Hải Tú vừa xả kho bộ ảnh mới. Mỹ nhân sinh năm 1997 khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ khi lựa chọn tạo hình khác lạ để thực hiện bộ ảnh.

Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt

Netizen

19:27:47 18/11/2024
Hình ảnh cái ôm cuối người vợ đang bị bệnh nặng dành cho chồng trước khi âm dương cách biệt khiến nhiều người rưng rưng xúc động.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

Sức khỏe

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

Uncat

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

Tin nổi bật

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.