Armenia tin chiếc ô bảo vệ của Nga sẽ giương đúng lúc
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tin tưởng Nga sẽ bảo đảm an ninh cho nước này theo các điều khoản hiệp ước giữa hai nước.
Giao tranh trong khu vực nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng đã bắt đầu diễn ra vào hồi tháng 7 và sau đó bùng phát dữ dội vào ngày 27 tháng 9.
Baku và Yerevan đổ lỗi cho nhau đã gây ra leo thang xung đột và không bên nào chịu nhân nhượng.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan thông báo rằng, vào ngày 27 tháng 9, lực lượng vũ trang Armenia đã bắn phá các điểm dân cư trên tuyến giáp ranh ở Karabakh, gây thương vong dân sự và quân sự.
Còn Bộ Quốc phòng Armenia tuyên bố, chính Baku đã khởi sự tấn công vào Nagorno-Karabakh. Khu vực này “đã phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa và oanh tạc đường không” của Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau đó, chính quyền nước Cộng hòa tự xưng này kêu gọi người dân tìm nơi tránh bom đạn, tuyên bố thiết quân luật và ban bố lệnh tổng động viên.
Armenia cũng tuyên bố áp đặt tình trạng thiết quân luật và tổng động viên, nhưng chính quyền Erevan lưu ý sẵn sàng đàm phán với nước láng giềng, trong khi đó, Baku tuyên bố rằng, chiến sự chỉ có thể kết thúc sau khi lực lượng Armenia rời khỏi khu vực này.
Trong bối cảnh những nỗ lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế cũng không có hiệu quả gì, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố, do bùng phát xung đột ở Nagorno-Karabakh ngày càng trầm trọng, hiện đang nảy sinh nguy cơ đe dọa sự tồn vong của nhân dân Armenia.
Ông Nikol Pashinyan tuyên bố trên kênh truyền hình “Rossiya-1″ của Nga rằng, sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Nam Kavkaz không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Ông kêu gọi cộng đồng thế giới lên án hành động của Baku và Ankara, đòi Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi khu vực.
Vào hôm 05/10, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã bày tỏ sự tin tưởng rằng, trong trường hợp cần thiết Nga sẽ sử dụng lực lượng vũ trang của mình hỗ trợ Yerevan để đảm bảo an ninh cho Armenia, theo quy định trong thỏa thuận giữa hai nước.
Video đang HOT
Nga và Armenia là hai nước nằm trong CSTO, có hiệp ước tương trợ an ninh
Theo người đứng đầu chính phủ Armenia, Căn cứ quân sự số 102 của Nga nằm ở Armenia, hai nước có hệ thống phòng không thống nhất. Hiệp ước về hệ thống này xác định rất rõ ràng những trường hợp nào lực lượng vũ trang đó có thể được sử dụng để đảm bảo) an ninh cho Armenia.
Thủ tướng Armenia cho biết trong cuộc phỏng vấn với báo Bild của Đức rằng, Nga và Armenia cùng nằm trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (viết tắt là ODKB hoặc CSTO), trong Hiệp ước của tổ chức này cũng có điều khoản về hỗ trợ an ninh cho các thành viên.
Nhà lãnh đạo Armenia tin tưởng chắc chắn rằng Nga sẽ thực hiện những cam kết của mình theo thỏa thuận nếu xảy ra những trường hợp như vậy.
Trước đó, Thủ tướng Armenia lưu ý rằng, trong khuôn khổ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE) ở cấp độ Nhóm Minsk (Nga, Mỹ, Pháp) về việc giải quyết xung đột ở Nagorno-Karabakh, vấn đề đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga vào khu vực có thể được nêu ra.
Về vấn đề này, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov chỉ ra rằng việc cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới khu vực xung đột Karabakh là điều có thể xảy ra, nhưng nó chỉ có thể được thực hiện được khi có sự đồng ý của cả hai phía Armenia và Azerbaijan, mà điều này là rất khó đạt được sự đồng thuận của chính quyền Baku, nếu Azerbaijan chưa chiếm được ưu thế về quân sự.
Chiến sự Azerbaijan - Armenia: NATO lục đục, Nga "nóng mắt" vì "kẻ thứ 3" tham chiến
Các nước đồng minh trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang thể hiện sự mâu thuẫn trong hướng giải quyết vấn đề chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia.
Trong khi đó, Nga cáo buộc một số lực lượng bên ngoài đã đưa quân đến tham chiến theo cách "vô lý" và "bất hợp pháp".
Pháp và Nga thể hiện sự không hài lòng khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ Azerbaijan trong cuộc chiến với Armenia (ảnh: SCMP)
Bước vào ngày thứ 4 của cuộc chiến, cả Azerbaijan và Armenia đều tuyên bố tiêu diệt được nhiều lực lượng đối phương, bất chấp thương vong đối với thường dân gia tăng.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia hôm 1.10 tuyên bố, quân đội nước này đã giành lại được nhiều vị trí Azerbaijan chiếm đóng.
Ngược lại, Bộ Quốc phòng Azerbaijan đăng tải đoạn video cho thấy lực lượng nước này trút tên lửa xuống các căn cứ đối phương.
Khói từ các vị trí thuộc khu vực Nagorno-Karabakh bốc lên nghi ngút sau các cuộc pháo kích của quân đội Azerbaijan.
Đa số các nước thành viên thuộc khối NATO ngày càng tỏ ra lo ngại về tình hình chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên có tiềm lực quân sự mạnh của NATO - tuyên bố ủng hộ hết mình cho Azerbaijan, khiến tình hình thêm phức tạp.
Tổng thống Azerbaijan - ông Ilham Aliyev - mới đây gửi lời cảm ơn về sự hỗ trợ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nói thêm rằng đất nước của ông hiện chưa cần hỗ trợ trong cuộc chiến giành lại lãnh thổ.
"Giao tranh sẽ chấm dứt khi các lực lượng Armenia ngay lập tức rút khỏi vùng đất của chúng tôi", ông Aliyev nói.
Pháp - quốc gia có nhiều người gốc Armenia sinh sống - tỏ ra không hài lòng những những tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc chiến.
Tình hình chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia ngày càng khốc liệt khi Nga cáo buộc có cả sự tham gia của bên thứ ba (ảnh: RT)
"Thông điệp của Thổ Nhĩ Kỳ là hiếu chiến và chỉ khiến Azerbaijan giận dữ thêm. Chúng tôi không chấp nhận những tuyên bố như vậy", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin hôm 29.9, để ngỏ phương án nhờ Nga can thiệp quân sự. Điện Kremlin cho biết quân đội Nga đang theo sát diễn biến chiến sự.
Hôm 1.10, Nga bất ngờ cáo buộc "kẻ thứ ba" từ Syria và Libya tới tham chiến tại Nagorno-Karabakh và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về hành động này.
"Chúng tôi vô cùng lo ngại vì sự tham chiến của một số nước không liên quan. Điều này chỉ làm gia tăng căng thẳng và khiến cuộc xung đột thêm phức tạp", Bộ Ngoại giao Nga thông báo.
"Nhiều chiến binh và các nhóm vũ trang từ Syria và Libya đã tham gia bất hợp pháp vào cuộc chiến giữa Azerbaijan và Armenia. Đây là điều vô lý và không thể chấp nhận được", Bộ Ngoại gia Nga bày tỏ lo ngại.
Trước đó, Nga cũng nhiều lần thể hiện sự không hài lòng trước các tuyên bố trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho Azerbaijan.
Nga có quan hệ quân sự với cả Azerbaijan và Armenia. Trong cuộc chiến lần này, Nga thể hiện thái độ trung lập và phản đối bất cứ quốc gia hay nhóm vũ trang nào tham gia, làm phức tạp thêm tình hình.
Moscow cho biết, vẫn để ngỏ khả năng can thiệp quân sự nếu tình hình trở nên mất kiểm soát, cảnh báo các bên không liên quan không tham gia vào chiến sự ở Nagorno-Karabakh.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan mới đây tuyên bố, họ phá hủy 130 xe tăng, 200 đơn vị pháo binh, 25 đơn vị phòng không, 5 kho đạn, 50 pháo chống tăng và 55 xe quân sự của Armenia.
Armenia phủ nhận điều này và tuyên bố vừa tiêu diệt 130 binh sĩ Azerbaijan, khiến hơn 200 người khác bị thương.
Xung đột tại Nagorny-Karabakh: Gruzia đề xuất họp Nhóm Minsk ở Tbilisi Tổng thống Gruzia đề xuất tổ chức cuộc họp của Nhóm Minsk thuộc OSCE ở thủ đô Tbilisi của Gruzia về giải quyết xung đột ở Nagorny-Karabakh. Nhà cửa bị phá hủy sau vụ phóng rocket và nã pháo của các lực lượng Armenia tại Ganja , Azerbaijan. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 5/10, trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rustavi 2,...