Armenia: Những ngôi làng toàn đàn bà
Ở nhiều khu vực nông thôn của Liên Xô cũ, nghèo đói và thất nghiệp đang khiến mọi người phải rời đi. Nhưng ở Armenia, đa phần đàn ông ra đi, bỏ lại làng quê với toàn phụ nữ.
Ở nhiều làng nông thôn Armenia, phụ nữ phải đảm trách mọi việc của gia đình.
Tại đây, trong làng Dzoragyugh của Armenia, thường chỉ có phụ nữ và trẻ nhỏ làm việc trên cánh đồng. Đó là bởi vì, cách duy nhất để đàn ông kiếm tiền hỗ trợ gia đình là tới Nga.
Một trong những người bị bỏ lại là Milena Kazaryan, một phụ nữ 2 con đang ở độ tuổi 20. Đang trồng trọt trên mảnh vườn sau nhà, cô kể rằng chồng cô đang làm việc ở Moscow, cũng như bố cô, ông nội cô và các anh cô. Thực tế, tất cả đàn ông trong nhà đều đã rời đi.
Nỗi sợ gia đình thứ 2
Kazaryan rất hay cười. Nhưng cô nói rằng điều khiến cô và bạn bè lo lắng nhất là chồng họ sẽ lập một gia đình mới ở Nga. Điều đó rất thường xảy ra, cô khẳng định.
“Tất cả phụ nữ đều thực sự sợ hãi. Chúng tôi gọi điện mỗi sáng và mỗi tối, để biết được chồng mình thế nào. Thực sự là căng thẳng khi nghĩ đến việc không biết chồng có trở về hay không. Nhiều chị em ở đây lo bởi vì họ nghĩ, ở Nga, các cô gái đều rất xinh đẹp. Và vấn đề là đàn ông làm việc cực nhọc nên họ muốn xả hơi. Đó là lý do tại sao họ sợ”.
Kazaryan cho hay, chồng của nhiều bạn cô đã có gia đình thứ hai ở Nga. “Ngay cả nếu họ đã có con, đàn ông cũng bỏ vợ và lấy bạn gái người Nga. Nhưng khi già cả và không thể làm việc được nữa, họ mới trở về đây”, cô cho biết.
Kazaryan và chồng lấy nhau cách đây 5 năm. Từ đó, anh đi Nga gần như cả năm. Giống như nhiều người Armenia ở đó, anh thường trở về mỗi dịp Giáng sinh rồi lại đi vào tháng 3.
Vì vậy, thật khó có thể giữ cả nhà bên nhau.
Video đang HOT
Lây truyền HIV
Phụ nữ ở đây nói rằng gần như tất cả nam giới trong làng đều tới Nga làm việc nên phụ nữ làm mọi việc, kể cả lao động nặng nhọc của đàn ông.
Nhưng gánh nặng còn đè cả lên tâm lý, theo Ilona Ter-Minasyan, giám đốc Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ở thủ đô Yerevan của Armenia. Phụ nữ cũng phải tự đưa ra mọi quyết định.
“Rút cục, nó dẫn tới sự thay đổi vai trò về giống, bởi vì trong khi người chồng đi xa 8-9 tháng mỗi năm, người vợ sẽ là người chủ gia đình”.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề quan trọng khác, Ter-Minasyan nói. “Armenia có rất ít người bị nhiễm HIV. Nhưng các cuộc khảo sát gần đây, phần lớn trong số họ là những người lao động di cư tới Nga, bị nhiễm HIV, trở về, rồi truyền bệnh cho vợ. Đây là viễn cảnh tồi tệ nhất”.
Tỷ lệ sinh “quá thấp”
Các nhóm nhân quyền cáo buộc chính phủ Armenia không hành động đủ để giải quyết vấn đề di cư.
Nhưng Gagik Yeganyan, giám đốc Cơ quan Di cư của chính phủ Armenia, nói rằng giải pháp duy nhất là tăng thêm việc làm, hơn là lập ra bất cứ một chương trình cụ thể nào. Và đó là điều không chỉ chính phủ mà cả xã hội, trong đó có truyền thông, phải thực hiện.
Mức thất nghiệp chính thức là khoảng 7% song theo IOM, các phúc lợi quá thấp nên hầu hết mọi người không đăng ký thất nghiệp. Vì vậy, con số thực ước tính vào khoảng 30%.
Theo các tổ chức nhân quyền và các đảng đối lập, điều đó có nghĩa là mỗi năm có khoảng 100.000 người rời đi, phần lớn là nam giới, tới nước Nga láng giềng để làm việc trong những công trường xây dựng.
Chính phủ phủ nhận con số cao như vậy. Nhưng có một sự đồng tình chung rằng khoảng 1 triệu người Armenia hiện đang sống ở Nga, còn lại chỉ 3 triệu người ở Armenia.
Đây là một sự tụt giảm tới 25% kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, khi khoảng 4 triệu người sống ở Armenia.
Hiện đang có nhiều lời kêu gọi giới chức trách Armenia hãy hành động: hồi tháng 7, các nhà hoạt động nhân quyền đã gửi một thư ngỏ tới chính phủ, gọi di cư là một thảm họa quốc gia.
Một trong số các tác giả của lá thư là Karine Danelyan. Cô nói rằng tình trạng thiếu nam giới đang bắt đầu được toàn xã hội cảm nhận.
“Đó thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Có một thế hệ mới các bé gái lớn lên mà không có cơ hội lấy chồng bởi vì tất cả đàn ông đều rời khỏi đất nước. Vì vậy, tỷ lệ sinh ở Armenia quá thấp, không đủ để giữ cho dân số ổn định”.
Trở lại làng Dzoragyugh, những lo ngại của Kazaryan còn trực tiếp hơn.
“Thực sự rất nan giải vì cả gia đình chỉ biết chờ đợi và chờ đợi đàn ông trở về. Tất cả những gì chúng tôi muốn là công việc ở Armenia, vì vậy, chúng tôi có thể ở bên nhau và những người cha có thể chứng kiến con trẻ lớn lên. Một gia đình không chỉ có mẹ. Chúng tôi cần những người cha”.
Theo VietNamNet
Thực hư sức mạnh quân sự của Trung Quốc
Truc thi gian qua "úp m về 3 hệ thống vũ trang tiêu biu cho việc m rng tm chiến lca ny: Tn bau tiên, mu tiên tên lửa tm xa có khảng tiêut mục tiêu dng trên bin.
Truc thừa nhận tn bau tiêã bắtucóng từum nay
Truc bắtu tham gia cucua tn bay, tuy trong chừng mực còn kh s khai. Truc mua tn bay Varyag từ thi Liên Xô cũa Ukraine,angm công việc trang b lại.
Tn bau tiêna Truc sẽ mang theo mu tiêm kích J-15, còn gọi C mập bay. Đây loạuc thiết kế dựa trên mt loạy bay khca Nga, Sukhoi Su-33. Theo tạp chí có uy tín Aviation Week & Space Technology, Tru th cũng mua Su-33 từ Ukraine.
Những thông tin trong nc cho hay tn bau tiên có th hạ thủy trong mùa Hèy khã hoạtng, "nó sẽ mang lại cho hản Truc sứnh mi trong cc tranh chpng hải vc nc lng giềng. Nhng gii chuyên gia phng Tây nóng tn bayy yếuc sửng trong hun luyện vì việciềunh nóòi hỏi kinh nghiệm m phải cn thi gian mi có th tích lũc.
K từ thi kỳ Thế chiến II, tn baã tr thnh phng thức biu th uy hản gii. Cc nhóm tn bay mang theo nhiều loạu có khảng thựn nhiều hoạtng khc nhau. Mỗi tn baềui kèm mt loạt chiến hạm tu ngm bảo vệ. Ngi ta cho rằng chiếc Varyag sửa lạiy khó có th cạnh tranh vc loại tn bay.
Tên lửa DF-21c cho có th bắn trúng mục tiêu từ cch xang nghìn km.
Ngoi ra, Trucãao sửng mt số lngng n tên lửa cc loại vũ khí kh tm che phủ rt xa. Trong sốó,ặc biệt nht loại tên lửa chống tu chiến DF-21D.
Đây hệ thốngặt trên mặtt, có khảng tn công cn bay vốn nền tảngn lcng hải. Tên lửa DF-21D (tên khc CSS-5) có tm che phủ hn 1.500km. Nóc trang buạn ngụy trang cho phép quâi Truc nhắm bắn cu chiến tại Tây Thnh Dng.
Quan chức cho rằng Trucã bắtu mang tên lửa DF-21D ra sửng. Mục tiêu chính ngăn cc hản khc trong khu vực,ng cho can thiệpo cc khủng hoảng trong tng lai, nht liên quan ti Đi Loan.
Khôn Truc cũngang pht trin rt nhanh chóng. Xa nay,a số cua ny sản xut từ thi còn Liên Xô. Nhng mây, loạu Thnh Đô J-20c ra mắt,a Truco danh sch số ít quốc gia có khảng chế tạo mnh chống radari thứm.
Theo Dân Trí
Cả nước bị cắt Internet vì cụ bà tìm đồng nát Một cụ bà 75 tuổi ở Gruzia đã vô tình cắt đứt toàn bộ đường truyền Internet của đất nước Armenia trong vòng 12 tiếng, sau khi dùng xẻng cắt cáp quang để kiếm đồng nát. Người phụ nữ lớn tuổi này đang phải đối mặt với án tù ở Gruzia, nước láng giềng với Armenia, sau khi làm được một việc mà...