Armenia: LHQ có thể cử phái đoàn tìm hiểu thực tế tới Hành lang Lachin
Thủ tướng Armenia và Tổng thư ký LHQ đã thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực Nagorny- Karabakh và các biện pháp giải quyết, trong đó có việc cử một phái đoàn đến hai khu vực này.
Binh sỹ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sỹ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, ngày 26/11/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cơ quan báo chí của Chính phủ Armenia cho biết Thủ tướng nước này Nikol Pashinyan và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 23/2 đã tiến hành điện đàm và thảo luận khả năng cử một phái đoàn tìm hiểu thực tế của Liên hợp quốc đến khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh và Hành lang Lachin.
Theo nguồn tin trên, hai bên đã thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực Nagorny-Karabakh sau khi Azerbaijan phong tỏa Hành lang Lachin và các biện pháp giải quyết, trong đó có việc cử một phái đoàn của Liên hợp quốc đến hai khu vực này. Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng cho biết ông sẽ tập trung vào vấn đề này.
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Armenia cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó thảo luận về tình hình ở khu vực Nagorny-Karabakh và Hành lang Lachin. Hai bên đã trao đổi ý kiến về cuộc khủng hoảng nhân đạo, môi trường và năng lượng ở khu vực Nagorny-Karabakh.
Video đang HOT
Thủ tướng Pashinyan cũng nhắc lại tuyên bố của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) thuộc Liên hợp quốc đưa ra ngày 22/2 yêu cầu Azerbaijan chấm dứt phong tỏa tuyến đường nối giữa Armenia và khu vực Nagorny-Karabakh khi cho rằng người dân ở khu vực này sẽ có nguy cơ phải gánh chịu “tổn thất không thể bù đắp được.”
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận các vấn đề liên quan đến việc thực thi các thỏa thuận ba bên được các nhà lãnh đạo Armenia, Nga và Azerbaijan ký vào các ngày 9/11/2020, 11/1/2021, 31/10/2022 và 26/11/2022.
Hành lang Lachin là tuyến đường duy nhất nối Armenia với Nagorny-Karabakh. Vào ngày 12/12/2022, một số người Azerbaijan tự nhận là các nhà hoạt động môi trường đã chặn Hành lang Lachin, nơi lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga được triển khai.
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này.
Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng lên đến đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây.
Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp.
Hồi tháng 5/2022, hai nước thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới và động thái này được đánh giá là bước đi hướng tới việc sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Nga khẳng định tiếp tục vai trò trung gian giữa Armenia và Azerbaijan
Ngày 29/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga quan ngại về căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan liên quan việc phong tỏa hành lang giao thông Lachin - tuyến đường duy nhất nối khu vực Nagorny-Karabakh với Armenia - trong suốt 2 tuần qua, đồng thời khẳng định sẽ duy trì vai trò trung gian giúp 2 quốc gia này.
Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn báo giới, người phát ngôn Peskov nhấn mạnh Moskva quan ngại về căng thẳng leo thang quanh hành lang Lachin và phía Nga sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực của nước này, theo đó duy trì liên lạc với cả hai phía Armenia và Azerbaijan.
Hành lang Lachin là tuyến đường cho phép hàng hóa được vận chuyển từ Armenia tới cộng đồng khoảng 120.000 người gốc Armenia hiện ở khu vực vùng núi Nagorny-Karabakh. Hành lang này đã được lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đảm bảo trật tự từ năm 2020. Tuy nhiên, kể từ ngày 12/12 vừa qua, các công dân Azerbaijan đã phong tỏa tuyến đường này.
Giới chức tại Nagorny-Karabakh cho biết lương thực, thuốc men và nhiên liêu tại khu vực này đang dần cạn kiệt.
Hôm 27/12 vừa qua, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về hành lang Lachin bên lề cuộc họp của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tại thành phố St Petersburg của Nga.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan đã trở nên căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào Armenia. Vấn đề căng thẳng này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước láng giềng, đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây.
Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, nhưng chưa tìm được giải pháp hòa giải phù hợp. Hồi tháng 5 năm nay, hai nước thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới và động thái này được đánh giá là bước đi hướng tới việc sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Armenia hoàn tất dự thảo thỏa thuận hòa bình với Azerbaijan Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết nước này đã hoàn tất dự thảo thỏa thuận hòa bình với Azerbaijan và đã gửi dự thảo này cho Baku cũng như các quốc gia thành viên của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại môt cuộc họp báo ở Yerevan. Ảnh tư...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?

Ván cược mơ hồ của Ukraine vào thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Trung Quốc: Mỹ đã liên hệ để đàm phán thuế quan

EU phạt TikTok 600 triệu USD

Sự tiến hóa đáng ngạc nhiên của những loài động vật kỳ lạ nhất trên Trái Đất

Mỹ tuyên bố không làm trung gian nữa, yêu cầu Nga và Ukraine đàm phán trực tiếp

Động đất tại Myanmar: Thái Lan triển khai đội y tế thứ 4

Nga có thể đã thay đổi mục tiêu về xung đột Ukraine

Mỹ: Đề xuất luật buộc các cửa hàng ứng dụng App Store kiểm tra độ tuổi người dùng

Patrick-Édouard Bloch: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Thế trận chưa ngã ngũ

Bầu cử địa phương tại Anh: Bước tiến lớn của cánh hữu
Có thể bạn quan tâm

Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
Mỹ Tâm gặp sự cố khi diễn ở Hạ Long, nhắc thẳng khán giả hút thuốc kém duyên
Sao việt
23:09:53 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
Xử phạt tiểu thương bán áo in bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa
Tin nổi bật
22:34:45 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ
Netizen
22:06:21 02/05/2025
Chương Nhược Nam nói gì trước nghi vấn 'tranh phiên vị'?
Hậu trường phim
21:59:58 02/05/2025
Chân váy dài và bí quyết mặc đẹp toàn diện
Thời trang
21:47:37 02/05/2025