Armenia lên tiếng về việc Mỹ triển khai quân đến Karabakh
Cố vấn của Thủ tướng Armenia Vagharshak Harutyunyan tuyên bố, Yerevan hoàn toàn ủng hộ ý tưởng của Mỹ về việc đưa quân nhân vào lãnh thổ Karabakh.
Cố vấn của Thủ tướng Armenia ông Vagharshak Harutyunyan. Ảnh: Armenpress.
Mới đây, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ O’Brien thông báo, quốc gia này sẽ đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào lãnh thổ Nagorno-Karabakh mà không cần sự đồng ý của Armenia và Azerbaijan.
Đáp lại điều này, Cố vấn của Thủ tướng Armenia Vagharshak Harutyunyan tuyên bố, Yerevan hoàn toàn ủng hộ ý tưởng của Mỹ về việc đưa quân nhân vào lãnh thổ Karabakh để đảm bảo ổn định.
“Theo tôi, đó là một đề xuất tốt. Năm 1994, khi một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết với sự trung gian của Liên bang Nga, chúng tôi đồng ý đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga vào, phía Azerbaijan đã tuyên bố rằng, họ ủng hộ sự hiện diện của các quan sát viên OSCE”, ông Harutyunya nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sự can thiệp của Washington khó có thể ổn định tình hình trong khu vực.
Video đang HOT
Trước đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu rằng kinh nghiệm cho thấy các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các cấu trúc chính trị – quân sự khác không đủ khả năng giải quyết hiệu quả các tình huống xung đột được như Nga.
Giải thích vì sao Armenia không kêu gọi CSTO (Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể) mà lại “lựa chọn” Nga, ông nhấn mạnh rằng Yeveran “không có niềm tin” rằng các thành viên khác của CSTO sẽ bỏ qua mối quan hệ và sự gần gũi của họ với Ankara để chấm dứt xung đột.
Hôm 31/10, Thủ tướng Armenia đã gửi thư đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin hỗ trợ các nguồn lực cho Armenia để đảm bảo an ninh khu vực. Sau đó, Bộ Ngoại giao Nga thông báo khẳng định Nga sẽ trợ giúp Armenia “hết mình” trong trường hợp các cuộc giao tranh lan đến lãnh thổ nước này.
Ông Putin cho rằng phải đạt được sự cân bằng lợi ích giữa Azerbaijan và Armenia để có thể giải quyết xung đột Nagorny-Karabakh. Theo nhà lãnh đạo: “Giải pháp lâu dài là gì hay ở đâu? Đó là tìm kiếm sự cân bằng về lợi ích phù hợp với cả hai phía – những người Azerbaijan mà chúng tôi luôn tôn trọng, cũng như lợi ích của người Armenia”.
“Ban đầu chúng tôi tiếp cận suy nghĩ về khả năng chuyển giao 5 2 khu vực cho Azerbaijan với việc đảm bảo một chế độ nhất định cho khu vực Karabakh và hợp tác với Armenia”.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột tại Nagorny-Karabakh tái bùng phát và kéo dài hơn một tháng qua khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Tổng thống Azerbaijan hé lộ thiệt hại của Armenia ở Karabakh: Vượt ngoài tưởng tượng
Theo Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, tổn thất của lực lượng Armenia ở Karabakh vượt ngoài sức chịu đứng của Yerevan, trong khi cục diện chiến trường đã được định đoạt.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với kênh truyền hình ARD của Đức, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã lần đầu tiên tiết lộ về thiệt hại của lực lượng Armenia trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh sau hơn 1 tháng giao tranh.
Theo Tổng thống Aliyev, các lực lượng vũ trang Azerbaijan đã phá hủy kho vũ khí trị giá ít nhất 2,7 tỷ USD của Armenia kể từ xung đột bùng phát vào cuối tháng 9 (27/9) cho tới nay.
Được biết, con số trên dựa trên nhưng thống kê của Baku về số khí tài quân sự mà họ phá hủy được ở Karabakh, chưa bao gồm thiệt hại về người.
Xe tăng Armenia bị Azerbaijan phá hủy ở Nagorno-Karabakh. Ảnh: South Front.
Tổng thống Aliyev còn cho biết thiệt hại của Armenia có thể vượt xa con số Baku ước tính, bởi có một số mục tiêu chưa thể công khai, ngoài ra Quân đội Azerbaijan còn thu giữ được số lượng lớn vũ khí của đối phương ở Karabakh.
Ngay chính Tổng thống Aliyev cũng tỏ ra ngạc nhiên trước thiệt hại của Armenia ở Karabakh. Nhà lãnh đạo Azerbaijan cho rằng Armenia là một quốc gia kém phát triển, họ lấy đâu ra tiền để mua số vũ khí trên. Ngân sách quốc phòng hàng năm của Armenia chỉ dưới 1 tỷ USD, bản thân Yerevan cũng nợ nước ngoài hàng tỷ USD.
Bán tên lửa cho Đài Loan, Mỹ thách thức Trung Quốc: Nín thở đợi màn đáp trả từ Bắc Kinh
Thổ thừa nhận chuyển UAV cho Azerbaijan đánh Armenia: Ankara trúng đậm từ bán vũ khí
Nếu thông tin được Tổng thống Azerbaijan đưa ra là chính xác thì sức chiến đấu của lực lượng Armenia ở Karabakh đã suy giảm đáng kể so với trước xung đột. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến khả năng phòng thủ của họ, nhất là sau khi Baku đã kiểm soát hoàn toàn phía Nam Karabakh và đang tiến quân đến Stepanakert.
Điều này thể hiện rõ qua tình hình chiến sự ở Nagorno-Karabakh trong vài ngày trở lại gần đây.
Tính đến chiều ngày 31/10, các mũi tấn công của Azerbaijan đã đánh đến Canakhchi, chỉ cách thành phố Shusha 5km và Stepanakert - thủ đô nước cộng hòa tự xưng Artsakh chưa tới 13km.
Trong trường hợp Shusha thất thủ, cánh cửa dẫn vào Stepanakert sẽ mở toang. Trong khi đó sức chiến đấu của lực lượng Armenia ở Karabakh ngày càng suy yếu.
Trong cuối ngày 31/10, Azerbaijan cũng tiến hành pháo kích dữ dội các thành phố và thị trấn xung quanh Stepanakert như Martuni, Martakert và Shusha
Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau sử dụng vũ khí hóa học Giao tranh tiếp tục bùng phát giữa Azerbaijan và phe Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh. Hai bên còn tố nhau sử dụng vũ khí hóa học đã bị cấm. Nga hôm 31/10 tuyên bố sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cần thiết cho Armenia nếu cuộc xung đột với Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh lan rộng tới lãnh thổ nước này....