Armenia ký ‘thỏa thuận đau đớn’ với Azerbaijan
Thủ tướng Armenia thông báo đạt thỏa thuận với Azerbaijan và Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Nagorno-Karabakh, quyết định được ông mô tả là “đau đớn”.
“Tôi vừa ký một tuyên bố với Tổng thống Nga và Tổng thống Azerbaijan về chấm dứt cuộc chiến Karabakh. Đây là động thái đau đớn không thể tả với cá nhân tôi và với người dân”, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết trong bài đăng Facebook hôm 9/11.
Khói bốc lên sau một trận pháo kích nhằm vào Stepanakert, thủ phủ vùng Nagorno-Karabakh, hôm 6/11. Ảnh: AFP.
Thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ 1h ngày 10/11 (4h ngày 10/11 giờ Hà Nội) sẽ chấm dứt 6 tuần giao tranh ác liệt khiến hàng nghìn người thiệt mạng tại vùng xung đột Nagorno-Karabakh. “Tôi đưa ra quyết định sau những phân tích chuyên sâu về tình hình quân sự. Thỏa thuận này là giải pháp tốt nhất hiện nay”, bài viết có đoạn.
Thông báo được đưa ra sau khi Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev hôm 8/11 tuyên bố nước này đã kiểm soát thị trấn chiến lược Shusha tại Nagorno-Karabakh. Giới chức Armenia cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn trong ngày 9/11, nhưng một quan chức ly khai thân Armenia thừa nhận họ đã “hoàn toàn mất kiểm soát Shusha” và lực lượng Azerbaijan đang đe dọa thủ phủ Stepanakert của vùng Nagorno-Karabakh.
Video đang HOT
“Chúng ta buộc họ ký văn kiện này. Về cơ bản, đây là sự đầu hàng”, Tổng thống Aliyev nói trên truyền hình, khẳng định thỏa thuận có “ý nghĩa lịch sử quan trọng”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sáng nay cho biết sẽ triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến tuyến biên giới ở Nagorno-Karabakh, bày tỏ thỏa thuận giữa Baku và Yerevan sẽ “thiết lập điều kiện cần thiết nhằm giải quyết hoàn toàn cuộc khủng hoảng trong khu vực”. Bộ Quốc phòng Nga sau đó thông báo đang chuyển 1.960 binh sĩ đến Nagorno-Karabakh bằng đường hàng không.
Tổng thống Azerbaijan cũng cho hay Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia tiến trình gìn giữ hòa bình cùng Nga.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: RFE/RL.
Khoảng 5.000 người đã thiệt mạng từ khi giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan quanh Nagorno-Karabakh nổ ra hồi cuối tháng 9. Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận thuộc lãnh thổ Azerbaijan, nhưng khu vực này có nhiều người gốc Armenia sinh sống và đòi ly khai để sáp nhập vào Armernia.
Baku và Yerevan từng ba lần đồng ý ngừng bắn vì lý do nhân đạo, nhưng chưa từng ký thỏa thuận chấm dứt xung đột và các lệnh ngừng bắn đều nhanh chóng bị phá vỡ ngay sau khi có hiệu lực.
Thêm hy vọng cho ông Trump: Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho phép điều tra các cáo buộc về gian lận bầu cử
Ngày 9/11 (giờ Mỹ), Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã cho phép các công tố viên liên bang tiến hành điều tra các "cáo buộc thực chất" về những bất thường trong bầu cử.
Hãng thông tấn AP News đưa tin, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr ngày 9/11 vừa ủy quyền cho các công tố viên liên bang trên toàn nước Mỹ tiến hành điều tra các "cáo buộc thực chất" về những bất thường trong bầu cử trước khi kết quả của cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 chính thức được xác nhận.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi nhiều hãng truyền thông lớn tại Mỹ và trên thế giới đồng loạt gọi tên ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden là tân tổng thống đắc cử của nước Mỹ. Trong khi ông Biden đã có bài diễn văn tuyên bố chiến thắng, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn không nhận thua và khẳng định sẽ tiến hành cuộc chiến pháp lý tới cùng dù vẫn chưa đưa ra các bằng chứng cho cáo buộc đảng Dân chủ "gian lận".
Trong bản ghi nhớ được gửi tới các công tố viên liên bang ngày 9/11, ông Barr nêu rõ rằng các cuộc điều tra "có thể được tiến hành nếu có những cáo buộc rõ ràng, đáng tin cậy về những bất thường trong bầu cử có thể gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử liên bang ở một bang riêng lẻ".
Trong khi đó, ông Barr nói rằng những cáo buộc "rõ ràng không ảnh hưởng tới kết quả bầu cử liên bang" nên được hoãn lại cho đến khi các cuộc bầu cử đó được xác nhận, và các công tố viên có thể mở các cuộc điều tra sơ bộ - cho phép các điều tra viên và công tố viên tìm kiếm thêm các bằng chứng để thực hiện điều tra sâu hơn.
AP cho biết ông Barr không nêu cụ thể bất cứ trường hợp gian lận nào trong bản ghi nhớ: "Mặc dù việc các cáo buộc đáng tin cậy cần được giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả là hành động cần thiết, nhưng các nhân viên của Bộ [Tư pháp] cũng cần phải thận trọng một cách hợp lý và tuân thủ cam kết tuyệt đối của Bộ về tính công bằng, trung lập và không thiên vị đảng phái".
Hạn chót để giải quyết các tranh cãi về bầu cử của các tiểu bang là ngày 8/12. Trong khoảng thời gian này, các tiểu bang có thể tiến hành kiểm đếm lại phiếu bầu và giải quyết tranh chấp về bầu cử tại tòa án. Kết quả chung cuộc sẽ được chốt sau cuộc họp ngày 14/12 của các đại cử tri đoàn.
Thông thường, chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ là "không tiến hành các cuộc điều tra công khai, bao gồm việc đặt câu hỏi dành cho cá nhân cử tri, trước khi các hành vi gian lận ảnh hưởng đến kết quả bầu cử được xác nhận".
Tuy nhiên, trong bản ghi nhớ ngày 9/11, ông Barr lập luận rằng ảnh hưởng của những hành vi gian lận đối với kết quả bầu cử có thể vô tình được giảm thiểu khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, và trong một số trường hợp, các cuộc điều tra không thể bị trì hoãn đến khi kết quả bầu cử được xác nhận.
AP dẫn lời một quan chức giấu tên trong Bộ Tư pháp khẳng định quyết định của ông Barr không phải do ông Trump hay bất cứ ai trong Nhà Trắng hoặc các nghị sĩ Mỹ yêu cầu.
Bộ trưởng Barr từng nhiều lần bị cáo buộc chính trị hóa Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống Trump, theo AP. Hôm 9/11 vừa qua, ông Barr đã gặp gỡ lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell của đảng Cộng hòa, người trong cùng ngày đã lên tiếng ủng hộ cuộc chiến của ông Trump. Ông Barr đã từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên khi rời khỏi văn phòng của ông McConnell.
Lãnh đạo Thượng viện ủng hộ Trump thách thức pháp lý Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện McConnell từ chối công nhận Biden là tổng thống đắc cử, ủng hộ Trump thách thức pháp lý kết quả bầu cử. "Rõ ràng chưa có bang nào chứng nhận kết quả bầu cử của họ. Chúng ta có ít nhất một hoặc hai bang đang trong quá trình kiểm phiếu lại, tôi tin rằng...