Armenia đối mặt yêu cầu nhượng bộ mới từ Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ
Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ hiện có cơ hội thúc đẩy ý tưởng về “ hành lang Zangezur” qua Armenia từ thế mạnh, nhằm mở một “Con đường Tơ lụa” mới.
Sơ đồ hành lang Zangezur. Ảnh: RFE/RL
Áp lực từ Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ lên Armenia ngày càng gia tăng, và giờ đây Yerevan đang được yêu cầu mở huyết mạch giao thông quan trọng nhất – cái gọi là “hành lang Zangezur”. Vậy tuyến đường sắt này tại sao lại quan trọng đối với Ankara và Baku?
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan cho biết trong cuộc gặp gần đây với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ở Nakhichevan: “Việc mở hành lang Zangezur, rất quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan, là một vấn đề chiến lược và phải được thực hiện”. Ngoài ra, theo nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, nếu Armenia không tham gia xây dựng tuyến đường vận tải này, họ sẽ “chuyển qua Iran”.
Những ngày gần đây, trong bối cảnh người Armenia di tản ồ ạt khỏi Nagorny-Karabakh ngày càng tăng, câu chuyện về cái gọi là hành lang Zangezur đã nổi lên. Baku kiên quyết mở tuyến liên kết trực tiếp với khu vực Nakhchivan thông qua lãnh thổ Armenia bằng hành lang Zangezur. Với Thổ Nhĩ Kỳ, nước này hướng về triển vọng kinh tế của hành lang giao thông trên, hay còn gọi là “Con đường Tơ lụa” mới.
Nakhchivan, một vùng đất tự trị, không giáp biển của Azerbaijan đang bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp khu vực khác. Nó được ngăn cách với phần còn lại của Azerbaijan bởi một vùng đất thuộc lãnh thổ Armenia được gọi là hành lang Zangezur. Armenia đã cấm vận Nakhchivan trong nhiều năm và tất cả đường bộ, đường sắt kết nối với Azerbaijan đều bị phá hủy trong cuộc giao tranh vào những năm 1990.
Nhưng xét về mặt chiến lược, việc mở kết nối đường bộ mới giữa Nakhchivan với Azerbaijan sẽ mang lại cho Ankara một tuyến đường bộ chiến lược đến phần còn lại của “ thế giới Thổ Nhĩ Kỳ”. Năm 2020, Baku đặt việc tạo ra “hành lang vận tải Zangezur” là một trong những điều kiện để ngừng bắn. Kế hoạch được cho là sẽ xây dựng một tuyến đường sắt (tổng cộng khoảng 100 km) kết nối với Azerbaijan và Nakhichevan, sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, Armenia được đảm bảo có thể kết nối đường sắt với Iran và Nga.
Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ đã tích cực bắt đầu xây dựng tuyến đường và cải tạo các nhà ga bị phá hủy. Tổng thống Aliyev đã đến thăm một công trường xây dựng ở Minjevan và Goradiz. Kết quả là một đường cao tốc đã được xây dựng từ Goradiz đến Agband, tới biên giới Armenia và Iran. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiết lộ kế hoạch xây dựng một con đường từ Kars đến giáp Nakhichevan tiếp nối tới Ordubad và Julfa.
Kết quả là hiện tại, 70% tuyến đường đã sẵn sàng, trong đó Armenia chưa triển khai dự án nào. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, tại cuộc gặp với ông Aliyev ở Brussels vào năm 2021, đã xác nhận rằng họ sẵn sàng bắt đầu xây dựng phần đường dành cho Armenia, nhưng trên thực tế thì chưa có gì được thực hiện.
Video đang HOT
Điều này đã trở thành một lý do khác khiến Baku cáo buộc Yerevan không tuân thủ các thỏa thuận ba bên được kí kết ở Nga. Ông Pashinyan một lần nữa tìm cách đổ lỗi cho Moskva, vì đường sắt Armenia phụ thuộc vào đường sắt Nga và Armenia được cho là không có nguồn tài chính riêng để xây dựng tuyến đường sắt mới.
Là một phần trong kế hoạch về “hành lang Zangezur”, tuyến đường sắt có thể cần đi kèm với đường cao tốc để “cải thiện kết nối” giữa Nakhichevan và Azerbaijan. Nakhichevan không có kết nối đường bộ với Azerbaijan trong hơn 30 năm và người dân ở đây phải di chuyển bằng máy bay, điều gây tốn kém hoặc phải di chuyển qua Iran, rất mất thời gian và bất tiện.
Trong khi đó, với hành lang Zangezur, Armenia có thể được kết nối trực tiếp hơn với thế giới bên ngoài bằng đường sắt qua Azerbaijan. Nhưng ngược lại, sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đối với hành lang này sẽ đồng nghĩa với việc Armenia mất chủ quyền đối với một phần Zangezur lịch sử. Zangezur vẫn là một chủ đề nhức nhối đối với người Armenia. Trong cuộc nội chiến ở Armenia năm 1918-1921 và các cuộc chiến tiếp theo của nước này với bên ngoài, Zangezur là nơi diễn ra các trận chiến đẫm máu.
Tóm lại, Baku và Ankara hiện có cơ hội thúc đẩy ý tưởng về “hành lang Zangezur” từ thế mạnh, trong khi những tuyên bố về một hành lang thay thế xuyên qua Iran có lẽ chỉ là những lời hùng biện. Đối với Armenia, ngay cả khi xem xét nghiêm túc các lợi ích kinh tế của một tuyến giao thông tiềm năng, thì điều đó cũng có nghĩa là một hình thức phụ thuộc của nước này vào thiện chí của hai nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan, vấn đề được cho là không thể chấp nhận được về mặt chính trị, thậm chí không thể chấp nhận được về mặt lịch sử.
Hơn một nửa dân số Nagorno-Karabakh di tản tới Armenia
Trên một nửa dân số Nagorno-Karabakh đã tới Armenia và hàng nghìn người khác vẫn đang cố gắng di tản, một tuần sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Azerbaijan.
Những người di cư từ vùng Nagorno-Karabakh trên một chiếc xe tải đến làng biên giới Kornidzor, Armenia. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Chính phủ Armenia cho biết tính đến sáng ngày 28/9, đã có tới 65.036 người dân vùng Nagorno-Karabakh di cư tới lãnh thổ nước này, trong đó có khoảng 17.000 trẻ em. Nagorno-Karabakh có tổng dân số khoảng 120.000 người.
Làn sóng di tản này bùng phát sau khi Azerbaijan dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 10 tháng trên con đường huyết mạch duy nhất nối vùng đất này với Armenia. Hành trình của những người này tới biên giới Armenia chỉ có 77 km nhưng lại kéo dài ít nhất 30 tiếng đồng hồ do tình trạng tắc đường. Thậm chí, nhiều người chấp nhận ngủ trong ô tô.
Lái xe tải và cựu quân nhân trong quân đội Nagorno-Karabakh Karen Martirosyan, 39 tuổi, cho biết anh đã đón những người di cư từ hai chiếc xe tải khác khi lái xe từ làng tiền tuyến Badara. Ảnh: Reuters
Hãng tin Interfax dẫn lời Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết: "Phân tích tình hình cho thấy trong những ngày tới sẽ không còn người Armenia nào ở Nagorno-Karabakh. Đây là hành động thanh lọc sắc tộc".
Tuy nhiên, Azerbaijan phủ nhận cáo buộc trên. Giới chức nói rằng họ không ép buộc người dân rời đi và sẽ tái hòa nhập khu vực Karabakh một cách hòa bình, đồng thời đảm bảo quyền công dân của người dân tộc Armenia.
Song Armenia ở Karabakh nói rằng họ không tin vào cam kết trên, bởi tính đến lịch sử đổ máu lâu dài giữa hai bên, trong đó có hai cuộc chiến tranh kể từ những năm 1990. Trong nhiều ngày qua, hàng dài người Armenia đã rời đi qua con đường núi ngoằn ngoèo xuyên qua Azerbaijan nối Karabakh với Armenia.
Chiếc xe tải chở phương tiện từ Nagorno-Karabakh nhìn từ làng biên giới Kornidzor, Armenia. Ảnh: Reuters
Trước tình trạng này, Mỹ và các chính phủ phương Tây khác đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo và yêu cầu các quan sát viên quốc tế tiếp cận khu vực để theo dõi tình hình của người dân địa phương.
Anh vệ tinh cho thấy tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài dọc hành lang Lachin, khi người dân tộc Armenia rời khỏi Nagorno-Karabakh. Ảnh: Reuters
Bà Samantha Power, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID), cho biết bà đã nghe được "những báo cáo rất đáng lo ngại về hành động bạo lực chống lại dân thường".
Trong cuộc họp hôm 27/9, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cam kết luật pháp sẽ bảo vệ quyền của người dân tộc Armenia, giống như quyền của các dân tộc thiểu số khác.
Nhân viên thực thi pháp luật Armenia đứng gác tại một trạm kiểm soát khi những người di cư rời khỏi vùng Nagorno-Karabakh và đến làng biên giới Kornidzor, Armenia. Ảnh: Reuters
Trong diễn biến liên quan, chính quyền khu vực ly khai Nagorno-Karabakh của Azerbaijan đã tuyên bố giải thể nước cộng hòa tự xưng sau thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian, chấm dứt tình trạng bùng phát thù địch giữa Stepanakert và Baku.
Hôm 28/9, ông Samvel Shahramanyan, lãnh đạo Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng đã ban hành sắc lệnh "giải thể tất cả các tổ chức nhà nước và các chi nhánh của chúng trước ngày 1/1/2024".
"Cộng hòa Nagorno-Karabakh (Artsakh) không còn tồn tại", NKR InfoCenter trích dẫn sắc lệnh của ông Shahramanyan.
Sắc lệnh cũng nói rằng cư dân trong khu vực, bao gồm cả những người đã rời đi, nên "làm quen với các điều kiện tái hòa nhập do Cộng hòa Azerbaijan đưa ra" và đưa ra quyết định độc lập về việc có nên quay lại Nagorno-Karabakh hay không.
Theo sắc lệnh, việc giải thể "có liên quan đến tình hình quân sự - chính trị khó khăn hiện nay" và nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người dân Nagorno-Karabakh, đồng thời tính đến thỏa thuận do Nga làm trung gian với Baku. Tuyên bố cho biết điều này cho phép cư dân của khu vực ly khai, bao gồm cả binh sĩ đã hạ vũ khí, được đi lại tự do.
Quyết định giải thể này sẽ chấm dứt 3 thập kỷ chính quyền của người gốc Armenia tự trị tại vùng Nagorno-Karabakh với sự hỗ trợ của Yerevan.
Tình hình an ninh ở khu vực chủ yếu là người dân tộc Armenia sinh sống đã trở nên bất ổn trong nhiều thập kỷ với các cuộc giao tranh lẻ tẻ bùng phát. Khu vực này cũng đã trải qua một cuộc chiến tranh lớn vào đầu những năm 1990 khiến hàng nghìn người thiệt mạng và kết thúc bằng lệnh ngừng bắn vào năm 1994.
Năm 2020, một cuộc xung đột lớn khác diễn ra khi Baku nắm quyền kiểm soát phần lớn khu vực. Cuộc xung đột kết thúc bằng lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian.
Hôm 19/9 vừa qua, Azerbaijan đã phát động chiến dịch "hoạt động chống khủng bố" nhắm vào khu vực Nagorno-Karabakh. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Azerbaijan, cuộc tấn công này hướng đến việc "giải giáp và đảm bảo việc các lực lượng vũ trang Armenia sẽ rút ra khỏi lãnh thổ của nước này, cũng như vô hiệu hóa các hạ tầng quân sự của họ".
Sau một ngày giao tranh, ngày 20/9, chính quyền Nagorno-Karabakh tuyên bố ngừng bắn, hạ vũ khí và chấp nhận đề xuất của Baku về việc đàm phán sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Azerbaijan.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, tất cả các lực lượng chiến đấu chống lại Azerbaijan trong khu vực phải rời khỏi vị trí chiến đấu và bàn giao toàn bộ vũ khí cho Baku. Thỏa thuận cũng quy định đối thoại về nhiều vấn đề giữa đại diện của cộng đồng Nagorno-Karabakh và Azerbaijan.
Thổ Nhĩ Kỳ nêu điều kiện phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Tổng thống Tayyip Erdogan ngày 26/9 cho hay Quốc hội nước này sẽ giữ lời hứa phê chuẩn đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mở đường cho thương vụ bán máy bay tiêm kích F-16 cho Ankara. Trụ...