Armenia dọa rút khỏi liên minh do Nga dẫn dắt
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng nước ông sẽ rời khỏi Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) nếu những thắc mắc của Yerevan không được giải đáp.
“Chúng tôi đã đình chỉ việc tham gia CSTO và chúng tôi không còn tham dự các cuộc họp của tổ chức. Hiện nay, chúng tôi đang chờ câu trả lời cho thắc mắc duy nhất: khu vực trách nhiệm của tổ chức tại Armenia là gì? Mọi vấn đề đã nổi lên từ khoảnh khắc Yerevan nêu sự việc này ra”, Thủ tướng Pashinyan nói trong một cuộc họp báo ngày 12.3, theo hãng APA.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại Điện Kremlin hồi tháng 5.2023. Ảnh AFP
CSTO là tổ chức quân sự và an ninh quốc tế gồm các quốc gia cựu thành viên Liên Xô và có trụ sở chính tại Moscow (Nga). Nhiệm vụ của CSTO bao gồm phòng thủ chung, chống khủng bố, chống ma túy, và các hoạt động khác liên quan đến an ninh. Các quốc gia thành viên của CSTO bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan.
Từ khi nắm quyền từ năm 2018, Thủ tướng Pashinyan đã thắt chặt mối quan hệ của Armenia với châu Âu và Mỹ, khiến đồng minh truyền thống là Nga phật lòng.
Armenia cũng chỉ trích Nga vì không giúp bảo vệ nước này trước đối thủ Azerbaijan, vốn ngày càng xích lại gần Moscow hơn. Năm 2023, Azerbaijan tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn giành lại quyền kiểm soát vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh từ nhóm người dân tộc Armenia, vốn được Yerevan ủng hộ.
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan nói rằng nước ông đang cân nhắc xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Armenia chính thức gia nhập tòa án đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Putin
Về mối quan hệ của Armenia với CSTO, Tổng thư ký Imangali Tasmagambetov của tổ chức này nói với hãng thông tấn TASS ngày 12.3 rằng chưa nhận được đề nghị chính thức về việc đình chỉ tư cách thành viên của Armenia.
Ông Tasmagambetov thừa nhận Armenia không tham gia vào công việc của ban thư ký CSTO trong thời gian gần đây. Thủ tướng Pashinyan không tham gia các cuộc họp của tổ chức cũng như hội nghị thượng đỉnh CSTO tại Belarus hồi tháng 11.2023.
Ông Tasmagambetov nói rằng bất chấp “những cảm xúc đáng lo ngại” từ giới tinh hoa Armenia, CSTO hy vọng vào “sự tỉnh táo chính trị của giới lãnh đạo đất nước” và nhấn mạnh Yerevan vẫn là một đồng minh trong tổ chức.
Armenia đề xuất ký thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Azerbaijan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tại cuộc gặp với các thành viên đảng Hợp đồng Dân sự cầm quyền ở thành phố Gavar ngày 13/1, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã đề xuất ký kết thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Azerbaijan.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại hội nghị lãnh đạo Cộng đồng các Quốc gia độc lập (CIS) ở ngoại ô Saint Petersburg, Nga ngày 26/12/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Pashinyan coi những lời chỉ trích của Baku liên quan đến việc Yerevan mua vũ khí từ Pháp hoặc Ấn Độ là không phù hợp. Theo ông Pashinyan, nếu Azerbaijan cho rằng Armenia không nên có lực lượng vũ trang thì quyền tồn tại của đất nước sẽ bị đặt dấu hỏi và điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Thủ tướng Pashinyan nói thêm rằng vấn đề này cần được xem xét trong bối cảnh an ninh khu vực, thừa nhận rằng cả hai nước có thể có những lo ngại về việc mua sắm vũ khí. Trên cơ sở này, hai nước cần ký một hiệp ước hòa bình để loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh. Ông Pashinyan nêu rõ: "Hãy ký thỏa thuận kiểm soát vũ khí để Armenia và Azerbaijan đạt được các thỏa thuận cụ thể liên quan đến vũ khí và có cơ hội giám sát việc thực hiện các thỏa thuận này".
Theo Thủ tướng Pashinyan, nếu hai bên chân thành mong muốn đạt được hòa bình thì những vấn đề này cần phải được giải quyết. Ông lưu ý rằng cho đến nay, Armenia và Azerbaijan sử dụng các ngôn ngữ ngoại giao khác nhau và vẫn sẽ tồn tại những thế lực, ở cả bên trong và bên ngoài hai nước, không quan tâm đến hòa bình. Thủ tướng Pashinyan kết luận lập trường và tuyên bố của các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan rất quan trọng trong tiến trình hòa bình.
Trước đó, ngày 10/1, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết đã có các điều kiện thực tế cho việc ký kết một hiệp ước hòa bình, do đó việc cần làm hiện nay là tích cực đưa những yếu tố này vào văn kiện chính thức. Dù không phản đối việc các nước bên ngoài muốn hỗ trợ quá trình hòa giải giữa Azerbaijan và Armenia nhưng ông Aliyev cho rằng không cần thiết phải có bên bảo lãnh cho hiệp ước hòa bình giữa hai nước vì đây là vấn đề song phương và cần hai nước phải tự giải quyết để căng thẳng hiện nay không trở thành vấn đề địa chính trị. Nhà lãnh đạo Azerbaijan cũng tin tưởng rằng sẽ không xảy ra cuộc xung đột mới nào với Armenia và ông khẳng định sẽ làm mọi thứ có thể trong khả năng của mình để ngăn chặn điều này.
Gần đây, Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình nhằm khép lại hàng thập kỷ xung đột ở khu vực Nagorny-Karabakh - vùng núi nằm sâu trong lãnh thổ Azerbaijan nhưng có đa số dân sinh sống là người gốc Armenia.
Các cuộc đàm phán hòa bình do quốc tế làm trung gian trước đó đã không tạo ra bước đột phá. Dù lãnh đạo cả hai nước khi đó đều tin tưởng rằng một hiệp ước hòa bình toàn diện có thể được ký kết vào cuối năm ngoái nhưng tiến trình hòa bình đã bị đình trệ sau khi Azerbaijan từ chối các cuộc gặp dưới sự trung gian của EU và Mỹ vì cáo buộc có sự thiên vị dành cho Armenia.
Thủ tướng Armenia nói chỉ dựa vào Nga về an ninh là 'sai lầm chiến lược' Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan mới đây nói rằng chính sách chỉ dựa vào Nga để đảm bảo an ninh cho đất nước của ông là một sai lầm chiến lược. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Repubblica của Ý được xuất bản hôm nay 3.9, Thủ tướng Pashinyan nói rằng Nga đã không đảm bảo an ninh cho Armenia trước...