Armenia đề nghị Nga hỗ trợ an ninh
Thủ tướng Armenia Pashinyan đã đề nghị Tổng thống Nga Putin “tham vấn khẩn cấp” về hỗ trợ an ninh trong bối cảnh xung đột với Azerbaijan gia tăng.
“ Thủ tướng Armenia đã đề nghị Tổng thống Nga bắt đầu quy trình tham vấn khẩn cấp nhằm xác định cách thức và mức độ Nga có thể hỗ trợ để giúp Armenia đảm bảo an ninh”, Bộ Ngoại giao Armenia cho biết trong thông cáo ngày 31/10.
Bộ Ngoại giao Nga chưa bình luận về thông tin này. Nếu Nga đồng ý hỗ trợ an ninh cho Armenia, xung đột giữa Yerevan và Baku liên quan đến vùng tranh chấp Nagorno- Karabakh có thể leo thang lên một mức độ mới.
Thông báo được đưa ra sau khi Armenia và Azerbaijan từ chối ngừng bắn lần thứ tư sau cuộc đàm phán ngày 30/10 tại Geneva, Thụy Sĩ. Nga hiện duy trì một số căn cứ quân sự và đã ký với Armenia hiệp ước phòng thủ chung trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).
Video đang HOT
Lực lượng dự bị Armenia huấn luyện tại thao trường ở Armavir trước khi ra tiền tuyến, ngày 27/10. Ảnh: AFP.
Armenia và Azerbaijan nhiều lần đụng độ kể từ khi lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát Nagorno-Karabakh sau cuộc chiến đầu những năm 1990 khiến 30.000-40.000 người thiệt mạng. Lần giao tranh mới nhất bùng phát ngày 27/9 tiếp diễn bất chấp Nga, Mỹ và Pháp nhiều lần làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/9 tuyên bố hiệp ước phòng thủ ký với Armenia không bao gồm khu vực Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên trong lá thư gửi Tổng thống Putin gần đây, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết các hành động thù địch đang “tiến gần hơn đến biên giới của Armenia” và Azerbaijan đang được đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ.
Pashinyan đề nghị Nga giúp đỡ Armenia trên cơ sở quan hệ chặt chẽ giữa hai nước và hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ được ký năm 1997.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: RFE/RL.
Các bên tham chiến tại Nagorno-Karabakh đã ba lần đồng ý ngừng bắn trong các cuộc đàm phán do Nga, Mỹ và Pháp làm trung gian, song những thỏa thuận này đều nhanh chóng sụp đổ. Hơn 1.200 người Armenia và Azerbaijan thiệt mạng từ khi giao tranh bắt đầu, song số thương vong thực tế được cho là cao hơn nhiều.
Armenia xác nhận lính Nga xuất hiện gần Nagorno-Karabakh
Thủ tướng Armenia xác nhận lính biên phòng Nga được triển khai dọc theo ranh giới giữa Armenia và vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, song khẳng định đây không phải hoạt động bất thường.
Binh sĩ quân đội Nga. Ảnh: ITN
Hãng tin Ria Novosti của Nga ngày 28/10 cho biết, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan mới đây xác nhận rằng, binh sĩ Nga đã được triển khai tới khu vực ranh giới giữa Armenia và vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, trong bối cảnh chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực leo thang.
"Điều này không mới chút nào", Thủ tướng Pashinyan nói. "Lực lượng biên phòng Nga luôn túc trực ở biên giới của Armenia với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Do tình hình thay đổi, lực lượng biên phòng Nga cũng được triển khai ở biên giới phía Đông Nam và Tây Nam của Armenia".
Theo TASS, Armenia và Nga đã đạt thỏa thuận từ năm 1992 về việc triển khai lực lượng biên phòng Nga tại Armenia để giúp bảo vệ đường biên giới của nước này với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cho đến năm 2044.
Armenia là đồng minh của Nga trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Moscow lãnh đạo. Nga cũng triển khai các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Armenia theo các thỏa thuận đạt được năm 1995, sửa đổi vào năm 2010.
Giới quan sát cho rằng sự hiện diện của lính biên phòng Nga không tác động đến tình hình khu vực. Moscow lâu nay khẳng định sẵn sàng bảo vệ đồng minh Armenia, nhưng cho rằng vùng Nagorno-Karabakh không phải lãnh thổ của Armenia nên sẽ không can dự vào cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan.
Chiến sự ở Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan nổ ra từ 27/9 và diễn ra ác liệt nhiều tuần qua, bất chấp yêu cầu ngừng bắn vô điều kiện, ngay lập tức của cộng đồng quốc tế, với vai trò nổi bật của nga và nhóm nhóm Minsk-OSCE do Nga, Pháp, Mỹ làm đồng chủ tịch. Nga thống kê khoảng 5.000 người đã thiệt mạng vì đợt giao tranh.
Armenia, Azerbaijan từ chối ngừng bắn lần thứ tư Armenia và Azerbaijan đồng ý không tấn công dân thường, nhưng không đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại vùng ly khai Nagorno-Karabakh. Thỏa thuận tránh tấn công dân thường giữa Armenia và Azerbaijan đạt được sau cuộc đối thoại giữa ngoại trưởng hai nước cùng các nước đồng chủ tịch Nhóm Minsk gồm Nga, Mỹ và Pháp tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm...