Armenia ấn định thời điểm tổ chức bầu cử Quốc hội
Armenia sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 20/6. Thủ tướng Nilkol Pashinyan thông báo như trên qua trang cá nhân Facebook ngày 18/3, đồng thời cho biết quyết định đưa ra sau các cuộc đàm phán với phe đối lập và Tổng thống.
Ông khẳng định bầu cử sớm là cách tốt nhất để đưa Armenia thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu trước những người ủng hộ tại trung tâm thủ đô Yerevan ngày 1/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hôm 13/3, Thủ tướng Nikol Pashinyan đã cùng Tổng thống Armen Sarkissian thảo luận về tình hình chính trị Armenia, trong đó xem xét khả năng tổ chức bầu cử quốc hội trước thời hạn. Ông Pashinyan cũng thảo luận vấn đề này trong cuộc gặp với lãnh đạo đảng đối lập “Armenia tri thức” Edmon Marykyan. Động thái diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị tiếp diễn ở nước này được cảnh báo có thể gây ra “những hậu quả khó lường, không thể đảo ngược” đối với nhà nước Armenia.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Armenia bắt đầu sau khi chiến sự ở Nagorny-Karabakh kết thúc. Tình hình trở nên trầm trọng hơn từ ngày 25/2/2021 sau khi Tổng tham mưu trưởng Onik Gasparyan và khoảng 40 sĩ quan cấp cao của quân đội tuyên bố Thủ tướng Pashinyan và chính phủ của ông cần phải từ chức. Đáp lại, Thủ tướng Pashinyan coi đây là một âm mưu đảo chính quân sự và đã hai lần gửi đơn yêu cầu Tổng thống Sarkissyan cách chức Tổng tham mưu trưởng Gasparyan.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tổng thống Armenia đã không ký vào dự thảo sắc lệnh về việc miễn nhiệm Tướng Gasparyan trong khung thời gian do luật quy định, nhưng ông cũng không phản đối kiến nghị của Thủ tướng Pashinyan về việc sa thải Tướng Gasparyan tại Tòa án Hiến pháp. Thay vào đó, Tổng thống Sargsyan đã gửi một đạo luật tới Tòa án Hiến pháp, theo đó cho phép thủ tướng có quyền đề xuất cách chức Tổng tham mưu trưởng mà không cần trình bày những lý do cụ thể.
Người biểu tình tại Armenia xông vào tòa nhà chính phủ
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, ngày 1/3, những người biểu tình tại Armenia đã xông vào tòa nhà chính phủ ở thủ đô Yerevan.
Người biểu tình tại thủ đô Yerevan. Ảnh tư liệu: CNN
Theo hãng thông tấn RIA (Nga), đám đông người biểu tình đã xông vào tòa nhà Chính phủ Armenia ở thủ đô Yerevan nhằm yêu cầu Thủ tướng nước này Nikol Pashinyan từ chức.
Đây là diễn biến mới nhất liên quan tới tình hình căng thẳng chính trị tại quốc gia này.
Theo nguồn tin này, những người biểu tình ủng hộ phe đối lập đã phá hàng rào, xông vào khuôn viên tòa nhà chính phủ tại trung tâm thủ đô và tiến hành tập trung ở hành lang. Đài Sputnik cho hay những người biểu tình đang giữ một số bộ trưởng.
Người biểu tình hô vang các khẩu hiệu phản đối Thủ tướng Pashinyan và kêu gọi nhân viên không tham gia các cuộc tuần hành ủng hộ ông Pashinyan. Sau đó, một số người biểu tình đã rút đi.
Armenia leo thang căng thẳng thành một cuộc khủng hoảng chính trị mấy ngày qua sau khi quân đội nước này kêu gọi Thủ tướng Pashinyan từ chức và giải tán chính phủ. Đáp lại, Thủ tướng Pashinyan đã sa thải một loạt quan chức cấp cao sau khi Phó Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang chỉ trích những bình luận của ông Pashinyan về tính hiệu quả của hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: AP
Ngày 25/2, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã tố cáo các lực lượng vũ trang nước này đã tổ chức một vụ đảo chính nhằm hạ bệ ông.
Theo hãng thông tấn Interfax, tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi đại diện các lực lượng vũ trang Armenia yêu cầu Thủ tướng Pashinyan và giải tán chính phủ, trong nỗ lực chấm dứt làn sóng biểu tình bùng phát từ tháng 11/2020 tại nước này tới nay.
Thủ tướng Pashinyan tuyên bố sa thải Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Armenia Onik Gasparyan. Tuy nhiên, Tổng thống Armenia từ chối ký quyết định sa thải ông Gasparyan.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra suốt từ tháng 11/2020 tại Armenia tới nay, khi Thủ tướng Pashinyan nhất trí một lệnh ngừng bắn với Azerbaijani nhằm tìm lối thoát cho cuộc xung đột tại vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, quyết định này của ông Pashinyan bị nhiều người phản đối và không ít người dân Armenia coi đó là một thất bại trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh.
Các đảng phái đối lập đã đồng thời lên tiếng Thủ tướng Pashinyan từ chức, đồng thời chỉ định cựu Thủ tướng Vazgen Manukyan đứng ra lãnh đạo chính phủ.
Tháng 12/2020, Thủ tướng Pashinyan đã mời các lực lượng chính trị ngồi lại với nhau để tiến hành tham vấn về khả năng tổ chức bầu cử quốc hội trước thời hạn, dự kiến trong năm 2021, song phe đối lập không thay đổi lập trường và muốn ông từ chức trước khi bầu cử diễn ra.
Ngày 5/12, phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Pashinyan tuyên bố ông không có ý định từ chức liên quan tới xung đột vũ trang tại khu vực Nagorny-Karabakh. Nhà lãnh đạo Armenia khẳng định ưu tiên hàng đầu của chính phủ hiện nay là khắc phục hậu quả cuộc xung đột, cụ thể là đưa công dân Armenia bị bắt làm tù binh chiến tranh cũng như những người đã chết tại đây về nước.
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia. Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng. Căng thẳng tái bùng phát tại khu vực này từ ngày 27/9/2020 khiến con số thương vong ước tính lên tới hàng nghìn người.
Thủ tướng Armenia cáo buộc quân đội âm mưu đảo chính Ngày 25/2, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã tố cáo các lực lượng vũ trang nước này đã tổ chức một vụ đảo chính nhằm hạ bệ ông. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: AP Theo hãng thông tấn Interfax, tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi đại diện các lực lượng vũ trang Armenia yêu cầu Thủ tướng Pashinyan và...