Armata Nga được trang bị pháo cỡ lớn có thể xuyên giáp dày 1m
Nếu loại pháo này được Nga tích hợp trên tăng Armata, thì cũng đồng nghĩa với việc siêu tăng này sở hữu loại pháo lớn nhất thế giới.
Theo RT dẫn lời giám đốc của UVZ, ông Vyacheslav Khalitov cho biết lô xe tăng Armata đầu tiên đã đi vào sản xuất và hiện đang trong quá trình thử nghiệm. Dự kiến, 20 xe Armata sẽ được đưa vào biên chế của lực lượng tăng thiết giáp Nga trong giai đoạn từ năm 2016 – 2017.
Trong số 20 chiếc Armata này sẽ có một số xe được trang bị trọng pháo 152 mm. Theo phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói về loại pháo cỡ lớn này: “Với loại pháo 152 mm này, xe tăng Armata có thể bắn thủng lớp thép dày 1 m”.
Xe tăng T-14 Armata của Nga.
Nếu pháo cỡ lớn 152 mm được trang bị cho xe tăng Armata, siêu tăng Nga sẽ sở hữu loại trọng pháo lớn nhất thế giới. Hiện nay, tăng Abrams của Mỹ có cỡ nòng 120mm, tăng chủ lực Challenger 2 của Anh có pháo chính L30A1 120mm và trên dòng tăng Đức cũng chỉ có cỡ nòng 120 mm.
Dù một số thông tin về T-14 Armata vẫn được Nga bảo mật, tuy nhiên chỉ với những gì được công khai, loại tăng này được đánh giá có sức mạnh công – thủ toàn diện nhất.
Bên cạnh vũ khí chính là loại trọng pháo cỡ lớn nói trên, có một số nguồn tin còn cho rằng, tên lửa chống tăng được sử dụng trên T-14 Armata được dẫn đường bằng laser với tầm bắn hiệu quả lên tới 5km song song với đó là mẫu đạn pháo thông thường. Ngoài ra nó còn được trang bị thêm các vũ khí phụ khác như pháo tự động 30mm và súng máy hạng nặng 12,7mm.
Về khả năng phòng thủ của T-14 Armata, theo những thông tin ban đầu, xe tăng Armata sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Afganit với lượng nổ chuyên dụng cho phép đánh chặn đạn pháo, tên lửa tự dẫn ở cự ly gần, không quá 15-20m.
Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch trang bị cho xe tăng Armata công nghệ radar tương tự như của siêu tiêm kích Sukhoi T-50, cũng như trang bị súng máy bắn tự động hoàn toàn.
Video đang HOT
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Tài lai ghép vũ khí Nga - Mỹ của Việt Nam
Từ những hệ thống vũ khí không mới của Nga và Mỹ, nhờ sự sáng tạo của người sử dụng đã tạo nên những vũ khí lai ghép hết sức độc đáo.
Cặp đôi tăng Nga với pháo Mỹ
Theo một số nguồn tin, đầu những năm 1990, quân đội Bosnia đã lai ghép thành công pháo chống tăng tự hành Hellcat của Mỹ với xe tăng T-55 của Nga, tạo ra một loại xe tăng mới.
Một số nguồn tin không chính thức cho biết, sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Quân đội Tiệp Khắc vẫn sử dụng một số ít pháo chống tăng tự hành Hellcat do Mỹ sản xuất cho tới năm 1990.
Xe tăng T-55-Hellcat.
Trong cuộc chiến tranh ở Bosnia (1992), ít nhất một khẩu Hellcat đã được Quân đội Serbian sử dụng, sau đó bị thu giữ bởi Bosnia. Chúng đã được lai ghép tháp pháo Hellcat 76mm vào khung thân xe tăng T-55, tạo nên mẫu tăng mới.
Tuy nhiên, cỗ xe tăng kỳ lạ này chưa bao giờ được đưa vào sử dụng chiến đấu. Và đến nay cũng không ai rõ về số phận nguyên mẫu duy nhất "dòng tăng T-55-Hellcat".
M18 Hellcat là một trong số ít pháo chống tăng tự hành thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 được trang bị tháp pháo có thể xoay được.
Vì đa số pháo chống tăng tự hành thời kỳ này đều gắn pháo dính liền vào thân xe, không có tháp. Khoảng 2.500 chiếc M18 Hellcat đã được nhà máy General Motors sản xuất cho Quân đội Mỹ tham chiến tại châu Âu từ 1943 tới 1944.
Tuy nhiên, việc lai ghép 2 trường phái vũ khí khác nhau này cũng đã được người Việt thực hiện khá hoản hảo.
Pháo Mỹ với xe Nga
Hệ thống vũ khí độc đáo vừa mới ra đời chính là pháo tự hành 105mm được Xí nghiệp Liên hợp Z751 (Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam) nghiên cứu chế tạo sử dụng pháo Mỹ lắp lên thân xe Ural-375Đ của Nga.
Xe có các bậc thang lên, xuống thiết kế theo kiểu gập và mở, giúp các pháo thủ dễ dàng cơ động khi triển khai và tác nghiệp. Xe Ural-375Đ đã được Diezen hóa nên có công suất cao, độ bền lớn và tiết kiệm nhiên liệu hơn so với chạy động cơ xăng, nhưng vẫn giữ được tính năng làm việc và độ bền của hệ thống lái, hệ thống khung gầm...
Pháo Mỹ lắp trên thân xe Ural-375Đ.
Việc lắp đặt pháo 105mm lên xe Ural-375Đ là một trong những ý tưởng đột phá, không chỉ tận dụng, phát huy ưu thế của các loại khí tài cũ đã được trang bị mà còn tăng khả năng cơ động của các khẩu đội pháo, giúp cho việc phòng tránh đánh trả đòn tiến công của địch bằng vũ khí công nghệ cao khả thi hơn.
Đặc biệt, sau khi lắp đặt và thử nghiệm thực tế, số lượng pháo thủ trong khẩu đội rút và giảm hơn so với trước đây 4 người, đồng thời giảm được thời gian thao tác chiến đấu và tăng độ bền đối với các cơ cấu của pháo do không phải vận hành dưới mặt đất.
Hệ thống khung pháo được cố định chắc chắn trên thùng xe thay vì cơ động bằng bánh lốp như nguyên bản, càng pháo giảm giật cũng được bỏ đi. Pháo tự hành 105mm có tầm bắn tối đa hơn 11km và được dùng tiêu diệt các mục tiêu trong và ngoài công sự, chế áp hỏa lực đối phương, tạo điều kiện cho lực lượng khác chiếm lĩnh trận địa khi tấn công.
Xe Mỹ và tên lửa Nga
Ngoài pháo tự hành 105mm, Việt Nam cũng tích hợp thành công súng chống tăng SPG-9T2 (có nguồn gốc Nga do Việt Nam sản xuất) lên xe bọc thép chiến đấu M-113 do Mỹ sản xuất.
Hồi giữa năm 2014, tại trường bắn K3 - Quân khu 9, sản phẩm súng chống tăng SPG-9T2 được lắp đặt lên xe thiết giáp M-113 nâng cấp đã tiêu diệt thành công mục tiêu.
Tên lửa SPG-9T2 trang bị trên xe thiết giáp M113.
So với các loại súng phóng lựu vác vai chống tăng như B-40, B-41 thì SPG-9T2 có ưu điểm là tầm bắn vượt trội (tầm bắn hiệu quả 800 m, tầm bắn tối đa 1.300 m). Súng chống tăng SPG-9T2 có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau như: đạn chống tăng tiêu chuẩn sử dụng liều nổ lõm PG-9, PG-9N.
Đạn nổ phá mảnh chống bộ binh OG-9V hoặc đạn chống tăng tadem sử dụng đầu nổ lõm 2 lần PG-9NT có thể tiêu diệt các loại xe tăng hiện đại được trang bị giáp phản ứng nổ. SPG-9T2 có thể lắp đặt lên các loại xe quân sự như xe bọc thép, xe bán tải,... nhằm tăng cường tính cơ động.
Thông số kỹ thuật cơ bản của súng chống tăng SPG-9T2: Khối lượng: 47,6 kg và 59 kg khi có giá 3 chân; Chiều dài: 2,1 m; Cỡ nòng: 73 mm (nòng trơn); Tốc độ bắn tối đa: 6 phát/phút; Sơ tốc đầu nòng: 300 - 700 m/s.
Khẩu đội của SPG-9T2 gồm 2 người; Kính ngắm: kính ngắm quang học PGO-9 với khả năng phóng đại 4 lần và kính ngắm PGN-9IR phục vụ cho bắn đêm.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Những chiến hạm tối tân của Hải quân Mỹ Mỹ sở hữu hạm đội tàu sân bay lớn và đông đảo bậc nhất thế giới và liên tiếp bổ sung tàu chiến, tàu ngầm vào biên chế chiến đấu của các hạm đội hoạt động trên khắp hành tinh. Hải quân Mỹ có 10 tàu sân bay lớp Nimitz, với tải trọng choán nước 100.000 tấn/chiếc. Với chiều dài 332,8 m, rộng...