Armata Nga đọ sức với xe tăng huyền thoại Mỹ
Trên chiến trường hiện đại, thắng thua được quyết định bởi khả năng xe tăng nào ‘nhìn thấy’ đối phương trước.
Xe tăng T-14 Armata của Nga trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: National Interest
Khi Nga trình làng chiếc xe tăng T-14 Armata trong lễ duyệt binh hồi tháng 5 với những tính năng tối tân của một cỗ máy “bán tự động”, nhiều chuyên gia quân sự đã đặt câu hỏi về sức mạnh thực sự của chiếc xe tăng này nếu so với M1 Abrams, chiếc xe tăng chủ lực đã được quân đội Mỹ sử dụng từ thời Chiến tranh Lạnh và vẫn đang được tiếp tục nâng cấp.
Theo chuyên gia phân tích Dave Majumdar của National Interest, T-14 Armata là một sự bứt phá về công nghệ và tư duy thiết kế so với các mẫu xe tăng truyền thống trước đây của Nga. Trước đây, quân đội Nga thường chú trọng phát triển những loại xe tăng tương đối đơn giản, chi phí thấp, chịu được môi trường khắc nghiệt và có thể sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn.
Tư duy chế tạo xe tăng này khởi nguồn từ thời Liên Xô, khi quân đội Xô Viết quan tâm hơn đến số lượng xe tăng chứ không phải chất lượng để có thể đọ sức với những mẫu xe tăng hiện đại của phương Tây, nên những tính năng như hệ thống bảo vệ, khả năng sống sót của kíp điều khiển không phải là ưu tiên hàng đầu. Theo ông Majumdar, tất cả các mẫu xe tăng trước đây của Nga, chẳng hạn như T-90, đều được thiết kế, chế tạo dựa trên triết lý cơ bản này.
Tuy nhiên, chiếc T-14 Armata ngay từ ngoại hình của nó đã thể hiện sự đoạn tuyệt với tư duy thiết kế xe tăng truyền thống của Nga. Không còn kiểu tháp pháo hình tròn và cấu trúc thân xe đơn giản nữa, T-14 mang hơi hướng của một chiếc xe tăng phương Tây hiện đại, được trang bị những tính năng tối tân nhất chưa từng xuất hiện trên một chiếc xe tăng đang hoạt động nào trên thế giới.
Điều khiến T-14 Armata khác biệt so với tất cả các loại tăng trước đây là nó có tháp pháo không cần người điều khiển. Ưu điểm của thiết kế này là khoang lái hoàn toàn tách biệt với đạn dược trong xe, giúp nâng cao khả năng sống sót của kíp lái trong trường hợp xe tăng bị trúng đạn.
Ngoài ra, T-14 Armata còn được trang bị giáp đa lớp thụ động kết hợp với giáp phản ứng nổ và hệ thống bảo vệ chủ động. Hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit được tích hợp các radar sóng mm có khả năng phát hiện, theo dõi và ngăn chặn những viên đạn chống tăng đang lao tới. Khi kết hợp những tính năng này, xe tăng Armata giúp kíp lái có cơ hội sống sót cao hơn so với bất kỳ mẫu tăng nào trước đây của Nga.
Tuy vậy, kiểu thiết kế tháp pháo độc lập này cũng có nhược điểm. Kíp điều khiển xe tăng phải hoàn toàn dựa vào hệ thống cảm biến trên xe để nắm bắt tình hình trên chiến trường và ngắm bắn mục tiêu. Trong trường hợp xe tăng Armata bị bắn trúng tháp pháo khiến các cảm biết và thiết bị điện tử tê liệt, chiếc xe tăng siêu hiện đại này coi như đã bị loại khỏi vòng chiến khi không còn khả năng ngắm bắn, dù nó vẫn có thể di chuyển được.
Video đang HOT
Trong khi đó, xe tăng M1A2 SEP Abrams của Mỹ đã chứng tỏ được tính hiệu quả và mức độ đáng tin cậy trên chiến trường trong nhiều năm qua, đến mức quân đội Mỹ vẫn quyết định tiếp tục nâng cấp chúng để tác chiến trong tương lai gần. Bản nâng cấp M1A3 sắp được đưa vào phục vụ sẽ có trọng lượng nhẹ hơn và khả năng cơ động cao hơn so với M1A2, và khẩu pháo nòng trơn 120 ly M256 cũng được thay thế bằng một khẩu pháo nhẹ hơn.
Xe tăng Abrams của Mỹ đã chứng tỏ được sức mạnh trên chiến trường. Ảnh:Defense Online
Với các loại đạn dẫn đường mới, xe tăng Abrams có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa tới 12.000 m, ngoài tầm quan sát thị giác của bất cứ xạ thủ nào. Xe tăng T-14 Armata cũng có thể bắn được tên lửa dẫn đường chống tăng qua khẩu pháo của nó, khiến yếu tố quyết định thắng thua nếu như hai chiếc xe tăng chạm trán phụ thuộc vào việc ai nhìn thấy đối phương trước.
Trong cuộc chiến ngoài tầm quan sát thị giác này, chiếc xe tăng nào “nhìn thấy” đối phương bằng các thiết bị hiện đại của mình trước luôn luôn giành phần thắng. Hiệu quả tác chiến của T-14 Armata lớn đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào những tiến bộ của Nga trong việc phát triển các cảm biến và hệ thống mạng dữ liệu cho xe tăng.
Ông Andrey Terlikov, thiết kế trưởng của dự án Armata tuyên bố chiếc xe tăng này sẽ sớm có khả năng tự tác chiến trên chiến trường mà không cần đến kíp lái ngồi bên trong, RT cho hay. Trong triển lãm vũ khí EXPO-2015, Nga cũng khẳng định nước này đã bắt đầu sản xuất những chiếc xe thiết giáp chiến đấu “hoàn toàn tự động”.
Nếu tuyên bố này là thật, chỉ trong vài năm nữa, xe tăng Armata có thể hoạt động trên chiến trường nhờ vào hệ thống điều khiển từ xa, bởi ông Terlikov khẳng định T-14 Armata hiện nay đã có đủ mọi yếu tố cần thiết để có thể biến thành một phương tiện chiến đấu hoàn toàn tự động. Mới đây, tập đoàn KRET của Nga cũng tiết lộ rằng xe tăng Armata sẽ được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến giống như trực thăng vũ trang.
Bởi vậy, các nhà sản xuất vũ khí Nga đã tự tin tuyên bố rằng T-14 Armata là chiếc xe tăng duy nhất trên thế giới có thể đọ sức cùng M1A2 Abrams của Mỹ. Ông Vyacheslav Khalitov, phó tổng giám đốc công ty chế tạo Armata Uralvagonzavod cho rằng chiến trường tương lai là “sàn diễn” của các loại “vũ khí lai”, những vũ khí có thể tự động khai hỏa hoặc do con người điều khiển trực tiếp. Trong môi trường tác chiến phức tạp đó, T-14 Armata là chiếc xe tăng duy nhất có thể chiến thắng được các vũ khí hiện đại khác, ông này nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là tuyên bố chưa được kiểm chứng của các nhà sản xuất vũ khí Nga, bởi Armata là mẫu tăng rất mới chưa có những trải nghiệm chiến trường thực tế như Abrams, và thiết kế mang tính đột phá của nó rất có thể vẫn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp. Ngoài ra, với giá thành rất cao của T-14 Armata, Nga rất khó có thể thực hiện kế hoạch sản xuất đồng loạt 2.300 chiếc xe tăng hiện đại này để thay thế các mẫu tăng T-72 và T-90 trong biên chế, đặc biệt là với hoàn cảnh khó khăn của kinh tế Nga như hiện nay.
Trí Dũng
Theo VNE
Những vũ khí đáng gờm đang lộ diện ở Nga: Con chủ bài của tương lai
Từ tác chiến điện tử đến tên lửa S-500, Nga không hề túng thế trong việc trang bị vũ khí tối tân, phù hợp bối cảnh chiến đấu hiện đại.
Mô hình tàu sân bay mới của Nga tại Triển lãm hải quân quốc tế 2015 - Ảnh: AIN Online
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Phó thủ tướng Dmitri Rogozin đánh giá cao dự án phát triển những dòng vũ khí hiện đại, thậm chí còn dùng từ "siêu vũ khí" để mô tả triển vọng của quân đội Nga.
"Công tắc" toàn năng
Nga đang phát triển một hệ thống tác chiến điện tử (EWS) với mục tiêu vô hiệu hóa bất cứ khí tài quân sự nào sử dụng liên lạc, thông tin vô tuyến, từ vệ tinh, tàu chiến đến tên lửa và vũ khí bội siêu thanh thế hệ tương lai. "Hệ thống sẽ nhằm vào các dòng máy bay chiến lược, chiến thuật tầm xa, các phương tiện điện tử và chặn các thiết bị truyền thông vô tuyến của vệ tinh quân sự nước ngoài", Itar-TASS dẫn lời Phó giám đốc điều hành Yuri Mayevsky của Hãng công nghệ điện tử - vô tuyến KRET.
Theo ông này, EWS mới sẽ triệt tiêu hoàn toàn liên lạc viễn thông, định vị trong lĩnh vực hàng hải cũng như việc lập trình, điều khiển của các dòng vũ khí có độ chính xác cao. Tên lửa hành trình hay bom thông minh của đối phương sẽ mất khả năng tìm kiếm mục tiêu trong khi toàn bộ mạng lưới vô tuyến dựa trên vệ tinh sẽ bị vô hiệu hóa.
Phát biểu trên truyền hình Nga, Phó thủ tướng Dmitri Rogozin đánh giá sự ra đời của EWS mới là "cuộc cách mạng" trong lĩnh vực tác chiến điện tử. "Đây là một "công tắc toàn năng". Chỉ cần bật nó lên là chúng ta có thể khiến đối thủ "mù mắt, điếc tai" rồi giáng những đòn mạnh mẽ khiến chúng không gượng dậy nổi", ông nói.
Chưa dừng lại ở đó, nếu được tích hợp thành công cho máy bay và tàu chiến, EWS cũng có thể phát huy tác dụng vô hiệu hóa ngay các hệ thống phòng không đối địch. Theo Sputnik, đến cuối năm, các bộ phận chủ chốt của EWS như chip siêu thông minh, thiết bị phá sóng... sẽ được xuất xưởng và các chuyên gia sẽ tiến hành thử nghiệm trên bộ về tầm hoạt động.
Rồng lửa thế hệ mới
Trong khi các dòng tên lửa S-300 và S-400 nổi tiếng với biệt danh Rồng lửa vẫn đang đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống phòng không của Nga, nước này đã bắt đầu phát triển dự án S-500. Đáng chú ý, theo trang Business Insider, hệ thống chống tên lửa đạn đạo và phòng không tầm xa này không phải là phiên bản nâng cấp của S-400 mà là một thiết kế mới hoàn toàn.
Được thiết kế để đánh chặn các tên lửa lợi hại nhất, S-500 có tầm bắn khoảng 500 - 600 km và tiêu diệt được mục tiêu ở độ cao tối đa 40 km. Một số nguồn thạo tin còn khẳng định hệ thống phòng không mới đủ năng lực theo dõi từ 5 - 20 mục tiêu đạn đạo cùng lúc và đánh chặn đồng thời từ 5 - 10 tên lửa đang lao đến. Ngoài ra, S-500 có thể xử lý gọn các tên lửa đạn đạo di chuyển với tốc độ 5 -7 km/giây ở đoạn cuối hoặc cả đoạn giữa hành trình, thậm chí đánh rơi được vệ tinh ở quỹ đạo thấp của trái đất.
Dòng tên lửa thế hệ tương lai của Nga còn được trang bị năng lực di chuyển giữa các mục tiêu, tránh nguy cơ bị đối phương bắn rơi. Kế hoạch trong tương lai là S-500 sẽ che chắn thủ đô Moscow và khu vực phụ cận, thay thế cho hệ thống tên lửa chống đạn đạo A-135 hiện nay.
Hàng không mẫu hạm
Hiện nay, hải quân Nga chỉ có một tàu sân bay đang hoạt động là chiếc Đô đốc Kuznetsov, nhưng tình hình sẽ thay đổi với dự án hàng không mẫu hạm hạt nhân đang được phát triển. Tuy vẫn còn trong giai đoạn bước đầu nhưng nếu mọi chuyện suôn sẻ, Moscow sẽ sở hữu lớp tàu sân bay mới "chiến" hơn hiện nay rất nhiều.
Theo trang tin AIN Online, thiết kế của lớp tàu mới đã được tiết lộ tại Triển lãm hải quân quốc tế 2015 diễn ra ở Saint Petersburg hồi tháng 7. Trung tâm nghiên cứu quốc gia Krylov đã nhận được tài trợ từ Bộ Quốc phòng để triển khai dự án mang tên Dự án Shtorm này.
Dự kiến, tàu mới dài 330 m, độ choán nước khoảng 100.000 tấn, đạt tốc độ tối đa hơn 55 km/giờ, chở được từ 4.000 - 5.000 người cùng 80 - 90 máy bay quân sự với 4 vị trí phóng máy bay. Những đặc tính này không hề thua kém siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford đang được phát triển của Mỹ.
"Từ đây đến năm 2027, chúng tôi sẽ đóng và đưa vào sử dụng tàu sân bay mới thay thế tàu Đô đốc Kuznetsov", Đài phát thanhTiếng vọng Moscow dẫn lời Cục trưởng Cục Đóng tàu thuộc hải quân Nga Vladimir Tryapichnikov cho biết.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Mỹ lợi dụng Ukraine tìm tử huyệt Nga Ukraine có thể giúp Mỹ giải tỏa cơn đau đầu về khả năng tác chiến điện tử siêu việt của Nga. Tử huyệt mang tên Ukraine Thời gian qua, Mỹ đã công khai cử binh sĩ sang Ukraine giúp huấn luyện lực lượng của Kiev. Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges thừa nhận người Mỹ cũng học...