Arleigh Burke Flight III có là khắc tinh của Kalibr, Zircon Nga?
Mỹ phát triển radar AN/SPY-6 trên khu trục hạm Arleigh Burke Flight III (Jack Lucas) để chống lại tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon Nga.
Mỹ tiếp tục nâng cấp khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke
Bộ Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ đặc biệt lo lắng về việc bảo vệ tàu chiến của họ trước các tên lửa nguy hiểm của Nga và Trung Quốc, do đó, đã phát triển các radar mạnh mẽ, được bảo vệ khỏi các thiết bị gây nhiễu và có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Theo tài liệu của Sputnik Nga, trong những năm tới, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch trang bị các thiết bị radar mới nhất cho khoảng hai chục tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Arleigh Burke.
Tàu khu trục với vũ khí lớp Arleigh Burke là đội tàu chiến có số lượng nhiều nhất trong Hải quân Hoa Kỳ (hiện đang có khoảng bảy mươi chiếc), với lượng giãn nước hơn năm nghìn tấn. Với sự ra đời của các chiến hạm Aegis này, công nghệ tàng hình đã lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong thiết kế tàu chiến.
Các khu trục hạm lớp Arleigh Burke được trang bị các vũ khí hiện đại nhất. Vũ khí chính là tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn tới 2600 km và khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ tìm phương án khắc chế tên lửa của Nga
Trên tàu còn được trang bị tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa RIM-66 SM-2/SM-3, tên lửa có điều khiển chống ngầm, pháo 127 mm Mark 45, một số súng máy cỡ nòng lớn.
Mục đích chính của lớp tàu Arleigh Burke là bảo vệ tàu sân bay và nhóm tàu chiến trước các cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa và tàu ngầm của kẻ địch, đẩy lùi các cuộc tấn công từ trên không, phá hủy các mục tiêu trên và dưới mặt nước…
Tính năng tiên tiến nhất của tàu khu trục lớp Arleigh Burke là hệ thống thông tin – điều khiển chiến đấu đa chức năng Aegis, kết hợp thống nhất tác chiến tất cả các phương tiện phát hiện với tổ hợp vũ khí và các hệ thống quân sự trên các tàu chiến khác.
Hệ thống này hoạt động hoàn toàn tự động, là một thành phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, vì một tàu chiến có thể được gửi đi làm nhiệm vụ tới bất cứ nơi nào trên đại dương thế giới. Hơn nữa không giống như các tổ hợp mặt đất, việc triển khai các hệ thống trên biển không cần có sự đồng ý của chính phủ nước ngoài.
Mỹ trang bị radar mới AN/SPY-6 cho hệ thống Aegis trên Arleigh Burke Flight III
Các tàu khu trục đầu tiên thuộc loại này bắt đầu phục vụ trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ từ đầu những năm 1990 và qua nhiều năm hoạt động, các con tàu đã được hiện đại hóa nhiều lần. Hiện nay, phiên bản Arleigh Burke thứ ba FlightIIA đã được đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, vào hồi tháng 5 năm 2018, Hải quân Hoa Kỳ đã đặt ky chiếc tàu khu trục thế hệ thứ tư đầu tiên (Flight III) là DDG-125 USS Jack H. Lucas, chiếc tàu dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024.
Khu trục hạm mới sẽ nhận được nhiều hơn bệ phóng thẳng đứng giành cho tên lửa Tomahawk, tên lửa chống ngầm và tên lửa phòng không có điều khiển.
Một cải tiến quan trọng khác là thiết bị radar thuộc hệ thống Aegis. Các khu trục hạm sẽ được lắp đặt radar AN/SPY-6 mới do nhà thiết kế nổi tiếng của Mỹ là Raytheon phát triển. Sau khi lắp đặt trên những chiếc thuộc Flight III, những tàu thế hệ trước cũng sẽ được nâng cấp trang bị trạm radar này.
Radar thế hệ trước là Raytheon AN/SPY-1 được phân loại là trạm ba tọa độ đa chức năng với ăng ten mảng pha, có thể đồng thời theo dõi 250 mục tiêu và điều khiển trực tiếp 20 tên lửa.
Theo Datviet
Đô đốc Hải quân Mỹ kêu gọi "tấn công" Nga, Moscow phản ứng gay gắt
Tư lệnh chiến dịch của Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc John Richardson, ngày 9/2 đã kêu gọi Washington tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu chống lại Nga và Trung Quốc.
Tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ
Tờ Business Insider đưa tin, phát biểu tại Hội đồng Đại Tây Dương, Tư lệnh chiến dịch của Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc John Richardson, kêu gọi Washington tiến hành một cuộc tấn công chống lại Nga và Trung Quốc. Đồng thời, ông Richardson cáo buộc Nga phong tỏa Biển Azov, cũng như tăng cường sự hiện diện hải quân ở Đông Địa Trung Hải.
Trả lời các câu hỏi về sự gia tăng các mối đe dọa trên thế giới, đô đốc John Richardson kêu gọi Hoa Kỳ thể hiện "sự thiện chiến nhiều hơn" chống lại Moscow và Bắc Kinh. Ông nhấn mạnh, sau khi Nga "tăng cường kiểm soát các tuyến đường thủy chính", Hoa Kỳ "đã đến lúc phải tấn công phủ đầu".
Theo ông Richardson, Hoa Kỳ không nên chỉ nghĩ về việc đánh trả mà còn cần gây áp lực ở một vài khu vực. Ông nói: "Tôi nghĩ sẽ thật tuyệt nếu có thể buộc người Nga, đối thủ của mình phản ứng với những bước đầu tiên của chúng ta. Đôi khi, chơi trắng trên bàn cờ là một lợi thế".
Thượng nghị sĩ Nga Oleg Morozov cho rằng, lời kêu gọi của quan chức Hải quân Hoa Kỳ tiến hành cuộc tấn công chống Nga dẫn đến nguy cơ sử dụng vũ khí và chiến tranh hạt nhân.
Ông Morozov nói, về thực chất, "tấn công phủ đầu" là một cuộc chiến, và là cuộc chiến không hề có lý do rõ ràng. Bởi vì, trong bối cảnh Hoa Kỳ và NATO gia tăng hoạt động quân sự, hành động của Nga chỉ giống như sự tự vệ tối thiểu".
Ông Morozov lưu ý rằng trong điều kiện hiện đại "bất kỳ cuộc xung đột cục bộ nào giữa Mỹ và Nga đều gây ảnh hưởng đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân và một cuộc chiến lớn". Theo nghị sĩ, những tuyên bố như vậy có thể được gọi là "ảo tưởng của người điên".
"Vẫn còn hy vọng rằng những lời kêu gọi này sẽ không đến tai những người ở Hoa Kỳ có nút bấm khởi đầu cuộc chiến. Không thể đùa giỡn với số phận của loài người một cách dễ dàng như vậy", ông Morozov nhấn mạnh: "Hy vọng rằng, thứ quái dị này không quyết định mức độ tư duy chính trị ở Hoa Kỳ".
Theo Infornet
Lời kêu gọi tấn công Nga của quan chức Mỹ gây nguy cơ chiến tranh hạt nhân Lời kêu gọi của quan chức Mỹ tiến hành cuộc tấn công chống Nga dẫn đến nguy cơ sử dụng vũ khí và chiến tranh hạt nhân, Thượng nghị sĩ Oleg Morozov nói với Sputnik. Trước đó, người đứng đầu các hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc John Richardson đã thúc giục Washington tiến hành cuộc tấn công chống Nga...