Arjen Robben – hành trình chạm đến vinh quang của “đôi chân pha lê”
Đối với những người yên mến bóng đá Hà Lan, không ai là không biết đến Arjen Robben, người được mệnh danh là “đôi chân pha lê” với sự nghiệp thăng trầm bậc nhất lịch sử.
Sở hữu tài năng thiên bẩm và nền tảng tuyệt vời, Robben được ví như một bông hoa Tulip nở sớm. Tuy nhiên, trước khi trở thành trụ cột và đạt được đỉnh cao vinh quang cùng “Hùm xám” Bayern Munich, anh đã phải trải qua khoảng thời gian lận đận trên khắp các sân cỏ châu Âu.
Siêu sao người Hà Lan đáng lẽ phải sinh ra ở CH Czech, xứ sở nổi tiếng với nghề làm pha lê, vì đôi chân anh rất đẹp nhưng vô cùng mong manh.
Phút 32, trận đấu giữa Bayern Munich và Olympiakos, Arjen Robben bị đau phải rời sân, nhường chỗ cho Joshua Kimmich. Trên khán đài, các CĐV yêu quý ngôi sao hói đầu như giật mình tự hỏi: “Lại nữa à?”.
Nhưng trước khi rời sân, tiền vệ người Hà Lan đã kịp tạo dấu ấn bằng một đường kiến tạo thành bàn cho Thomas Muller nâng tỷ số lên 3-0. Vậy là, trong đúng một tháng, từ trận đấu trở lại sau chấn thương gặp Cologne ngày 24/10 đến trận gặp Olympiakos ngày 24/11, Robben ghi năm bàn và hai lần kiến tạo thành công, chưa kể hàng loạt các pha triển khai tấn công tốc độ và nguy hiểm khác.
Còn điều gì đáng kỳ vọng hơn một cầu thủ vừa trở lại sau chấn thương mà chơi xuất sắc đến như thế? Chấn thương và tài năng luôn đan xen nhau khiến đôi khi người ta phải tự hỏi. Nếu Robben không chấn thương thì anh sẽ đạt đến trình độ nào?
Đôi chân của Robben tài hoa, nhưng mong manh như pha lê, với quá nhiều chấn thương, nặng nhẹ bám riết suốt cả chặng đường dài sự nghiệp.
Lịch sử bóng đá luôn nhắc về những cầu thủ tài năng đi cùng các chấn thương. Có những người gặp chấn thương và không bao giờ trở lại như xưa, như Djibril Cisse hay Eduardo Da Silva. Có những cầu thủ để lại nhiều tiếc nuối vì sớm qua mất đỉnh cao, như Pato hoặc Owen Hargreaves. Nhưng có những người tuy luôn bị vận rủi chấn thương đeo bám nhưng vẫn xuất sắc như khi chưa ngã xuống bao giờ, mà nổi tiếng hơn cả là Ronaldo. Và trong vòng 10 năm trở lại đây, bóng đá thế giới đang chứng kiến một trường hợp thứ hai đáng nể phục tương tự danh thủ Brazil, đó là Arjen Robben.
Mùa giải 2014-2015 này, khi mà Bayern tưởng như đã lãng quên “Robbery” – đôi cánh thiên thần của họ suốt sáu mùa giải qua (Robben và Ribery), và khi tất cả đang nhắc về Douglas Costa như là người sẽ thay thế tiền vệ người Hà Lan, khi ai cũng nghĩ Robben sắp hết thời trong bi kịch của Hà Lan ở vòng loại Euro 2016, thì anh trở lại. Robben chỉ mất bảy phút để tung ra cú sút đầu tiên và ghi bàn ở pha dứt điểm thứ hai. Anh vẫn luôn là anh, người chưa bao giờ mất đi cảm giác ghi bàn và chiến thắng, bất chấp các chấn thương luôn song hành suốt cả sự nghiệp.
Robben gây ấn tượng mạnh vào buổi bình minh của sự nghiệp đỉnh cao ở Chelsea. Nếu không phải chịu quá nhiều chấn thương, xuất phát điểm ấy có lẽ đã đưa anh lên vị trí siêu sao số một hành tinh.
Robben sinh năm 1984, chỉ hơn Cristiano Ronaldo đúng một tuổi. 11 năm về trước, khi Robben đến với Chelsea thì Ronaldo đã ở nước Anh một năm, khoác áo Man Utd. Nhưng chỉ cần hai tháng, cầu thủ người Hà Lan đã đẩy Ronaldo xuống phía sau. Trong màu áo Chelsea, Robben trình diễn những pha đi bóng tốc độ, kỹ thuật hiệu quả, những lần đột phá gây choáng váng cho các hậu vệ tại giải Ngoại hạng Anh, cùng với đó là các bàn thắng đẹp mắt.
Giữa một Chelsea khô khan của Jose Mourinho, Robben là cơn gió mát. Tiền vệ người Hà Lan trở thành niềm cảm hứng không chỉ của Chelsea, mà còn của báo chí Anh với vô vàn lời tán tụng. Ngày đó, chứng kiến Robben thi đấu, một HLV tiết kiệm lời khen như Mourinho còn phải thốt lên rằng: “Nếu như quyết định mua Arjen Robben là của Claudio Ranieri thì tôi phải nói lời cảm ơn ông ấy, còn nếu là ý kiến của Martin Kenyon hay Roman Abramovich, tôi nghĩ họ có thể tự làm HLV”.
Nhưng khi tài năng đang lên ở tuổi 20, thì Robben chấn thương. Ban đầu chỉ là một chấn thương nhẹ trong trận gặp Blackburn, rồi những vấn đề nặng hơn đến từ gân Achilles, và đỉnh điểm là đầu gối. Ba năm ở Stamford Bridge, Robben chỉ thi đấu 62% số trận. Tài năng kiệt xuất ban đầu thành sự đón đợi đến chán chường sau này. Rồi anh qua Real Madrid, và cũng chỉ qua ba tháng, Robben lại chấn thương gân kheo đùi trái rồi háng. Real để Robben qua Bayern, đây có vẻ là mảnh đất lành, nhưng chấn thương vẫn là bạn đồng hành của anh. Trung bình tại Bayern, Robben chỉ chơi 33 trận mỗi mùa, nghĩa là đạt khoảng 70% số trận, cao hơn chút đỉnh so với ở Premier League và La Liga.
Điều khiến người ta phải nể phục Robben là ở chỗ, tuy phải sống chung với chấn thương suốt 14 năm sự nghiệp, anh luôn biết cách trở lại mạnh mẽ. Khi được trở lại, Robben “sống khát khao, sống dại khờ”, mọi mét vuông trên thảm cỏ đều in dấu giày anh, thậm chí đến mức ích kỷ, anh ghi bàn, kiến tạo, bùng nổ trong các thế trận bế tắc. Nghị lực mang tên Robben không chỉ ở cách trở lại sau các chấn thương, mà còn hồi sinh sau những cú sốc. Ở chung kết Champions League 2011-2012, anh là tội đồ khi sút hỏng luân lưu, khiến Bayern thất bại trước Chelsea, nhưng một năm sau, anh ghi bàn quyết định trước Dortmund đưa Bayern vô địch Champions League. Năm 2010 trên đất Nam Phi, anh gục ngã trước Iker Casillas. Bốn năm sau trên đất Brazil, anh đánh bại Iker theo cách tàn bạo nhất.
Nghị lực phi thường giúp Robben luôn biết cách đứng dậy sau mỗi chấn thương, mỗi thất bại.
Cuối tuần qua, Bayern hạ gục Hertha trong một trận đấu không có Robben. Sau hai tháng chấn thương, một tháng bùng nổ, bây giờ Robben lại trở lại phòng hồi sức. Có lẽ rằng đồ thị oan nghiệt đó vẫn còn tiếp tục đeo bám đôi chân pha lê đó, cho đến một ngày anh giã từ sự nghiệp bóng đá. Chỉ khi ấy những chấn thương mới buông tha anh. Và thế giới bóng đá sẽ nói về Robben, về một sự nghiệp lẫy lừng nhưng luôn phảng phất di chứng ác nghiệt trên đôi chân của người hùng, không thể đi đến trọn vẹn vinh quang cá nhân.
Theo người nổi tiếng, vnexpress
Rùng mình tiên tri khủng khiếp về thảm kịch chìm tàu Titanic
14 năm trước khi xảy ra thảm kịch chìm tàu Titanic, nhà văn Morgan Robertson xuất bản một cuốn tiểu thuyết có tựa đề "Futility, or the wreck of the Titan". Điều khó tin là nhiều chi tiết trong tiểu thuyết trùng khớp với thảm kịch mà tàu Titanic gặp phải.
Vào năm 1912, dư luận thế giới rúng động bởi thảm kịch chìm tàu Titanic cướp đi sinh mạng của khoảng 1.500 người.
Không phải ai cũng biết trước khi tàu Titanic chìm, nhà văn Morgan Robertson đã "tiên tri" chính xác về thảm kịch hàng hải kinh hoàng này.
Cụ thể, vào năm 1898, nhà văn Robertson cho xuất bản cuốn tiểu thuyết có tựa đề "Futility, or the wreck of the Titan" (tạm dịch: Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan).
Cuốn tiểu thuyết này viết về một con tàu xa hoa bậc nhất có tên Titan. Nó được mệnh danh là "con tàu không thể chìm".
Thế nhưng, ngay trong chuyến hải hành đầu tiên, tàu Titan gặp phải thảm kịch kinh hoàng ở Đại Tây Dương.
Khi ấy, tàu Titan đâm vào một tảng băng trôi khi đang trong chuyến hành trình. Theo đó, hơn 1/2 trong tổng số 2.500 hành khách tử vong và chìm xuống đáy biển cùng con tàu.
Theo đó, chuyến hải hành đầu tiên cũng trở thành chuyến đi cuối cùng của tàu Titan.
Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Robertson có nhiều điểm trùng khớp một cách khó tin với thảm kịch chìm tàu Titanic huyền thoại. Chính vì vậy, một số người cho rằng, nhà văn Robertson có khả năng "nhìn thấu" tương lai.
Nhờ khả năng đặc biệt này, nhà văn Robertson đã tiết lộ với công chúng về thảm kịch hàng hải tồi tệ sắp xảy ra.
Thế nhưng, khi ấy, cuốn tiểu thuyết của nhà văn Robertson không được công chúng biết đến nhiều. Mãi sau khi xảy ra thảm kịch chìm tàu Titanic thì dư luận không khỏi bất ngờ vì sự kiện này đã được tiên tri từ sớm trong cuốn tiểu thuyết.
Video: Công bố đoạn phim đầy bi thương bị cắt của Titanic sau 20 năm (nguồn: VTC14)
Theo kienthuc.net.vn
Thiền sư Osho - cuộc đời thăng trầm của bậc đạo sư "nổi loạn" Sự thông minh trời ban, lòng ham khám phá và tính cách nổi loạn đã giúp Osho trở thành một vị thiền sư được nhiều người kính trọng. Ông thu hút người ta bằng cái tài hùng biện đầy thu hút, lôi cuốn người nghe trong từng câu chuyện và cũng khiến nhiều người phải sợ hãi. Song song với những bài luận...