Ari Fuji – nữ cơ trưởng máy bay thương mại đầu tiên của Nhật Bản
Từ khi còn học phổ thông, Ari Fuji bắt đầu nhận ra mình muốn trở thành phi công. Thế nhưng, tại Nhật Bản, người ta hầu như chưa bao giờ nghe nói tới nữ phi công, do đó giấc mơ của cô chẳng khác gì chuyện “hái sao trên trời”.
Ngoài vai trò là cơ trưởng, Fuji (trái) còn là một giáo viên huấn luyện bay. Ảnh: CNN
Đến Mỹ lấy bằng phi công
“Rào cản khi đó rất lớn. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không tuyển mộ nữ bởi không có tiền lệ. Tôi nhận ra rằng, con đường trở thành phi công của mình vô cùng hẹp”, Fuji kể. Không những thế, cô còn không thể được nhận vào Đại học Hàng không dân dụng Nhật Bản bởi cô quá nhỏ bé.
Video đang HOT
Nhưng Fuji không bỏ cuộc. Thay vào đó, cô tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài, và cuối cùng cô đến Mỹ để lấy bằng phi công. “Tôi không cảm thấy con đường của mình bị đóng lại. Tôi cảm thấy bình thường. Tôi có thể ra nước ngoài nếu Nhật Bản không phải là nơi phù hợp với tôi”, Fuji giải thích. Sau khi có được bằng phi công ở Mỹ, Fuji trở về Nhật để thử sức mình trở thành một phi công lái máy bay thương mại nhưng lập tức đối mặt những điều tiêu cực. “Nhiều nam giới nói rằng, tôi không thể trở thành phi công ở Nhật Bản, đặc biệt là phi công của một hãng hàng không thương mại. Tôi không bao giờ hỏi lý do, nhưng tôi nghĩ sở dĩ họ nói không thể nào chỉ vì khi đó chưa có phi công nào là nữ”, Fuji cho biết.
Phá vỡ các rào cản
Cuối cùng, Fuji được nhận vào tập sự tại JAL Express- một Cty con của Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines. Cơ hội này đã mở đường để Fuji làm nên lịch sử khi vào năm 2010, cô trở thành nữ cơ trưởng lái máy bay thương mại đầu tiên của Nhật.
Khoác trên mình trang phục cổ tay 4 sọc của một cơ trưởng cũng gây nhiều áp lực cho Fuji. “Bất cứ khi nào trước huấn luyện, tôi nói với mình trong gương: “Mình là cơ trưởng”, cô kể. “Bề ngoài, tôi không cho phép mình thể hiện sự yếu đuối. Nếu thất bại, cuối cùng mọi người sẽ nói phụ nữ dẫu sao vẫn không có cửa”.
Vai trò mới này dẫn đến sự thay đổi không chỉ đến với Fuji mà cả những người xung quanh cô. “Mọi người, đặc biệt là những phi công lớn tuổi, không quen ngồi cạnh một nữ cơ trưởng và không biết phải giao tiếp với tôi thế nào”, Fuji cho biết. “Khi tôi kết hôn, 1 năm sau khi trở thành cơ phó, một nam phi công đã nói với tôi: “Cô đã thành phi công như mơ ước, và đã kết hôn. Sao bây giờ cô không nghỉ việc để lo cho gia đình?”.
Sự thăng tiến của Fuji là bước tiến quan trọng đối với phụ nữ Nhật. Fuji cho biết, kể từ khi trở thành cơ trưởng, cô chứng kiến nhiều phụ nữ Nhật tham gia vào ngành này cũng như thăng tiến trong các lĩnh vực khác. Ngoài vai trò là cơ trưởng, Fuji còn là một giáo viên huấn luyện bay, có nhiệm vụ tham gia đào tạo các thế hệ phi công tiếp theo của đất nước – cả nữ và nam – công việc mà cô cảm thấy rất tự hào. “Tôi muốn họ đặt ra lối sống của riêng mình, hiểu rằng giới tính không phải là vấn đề quan trọng. Khi tôi trở thành cơ trưởng, có nhiều thông tin cho rằng, trước đó tôi chắc hẳn đã đạt thành tích gì đó rất xuất sắc. Tôi rất ngạc nhiên là chuyện một phụ nữ trở thành cơ trưởng lại thu hút nhiều sự quan tâm đến vậy. Tôi chỉ nghĩ là mình đã góp phần lan tỏa thông điệp rằng, phụ nữ cũng có thể làm phi công”, Fuji chia sẻ.
Theo Fuji, Đại học Hàng không dân dụng Nhật Bản đã hạ tiêu chuẩn chiều cao sau khi cô trở thành cơ trưởng. “Đôi khi tôi nói với mọi người câu chuyện này như một trò đùa nhưng rõ ràng tôi đã góp phần thay đổi quy tắc”, Fuji nói.
AN BÌNH
Theo CADN
Người phụ nữ làm nên lịch sử của ngành hàng không Nhật Bản
Từ khi còn học phổ thông, Ari Fuji đã muốn trở thành một phi công. Thế nhưng, lúc bấy giờ ở Nhật Bản, người ta hầu như chưa bao giờ nghe nói tới chuyện phi công là nữ nên mong muốn của Ari Fuji chẳng khác gì chuyện "hái sao trên trời".
"Rào cản khi đó rất lớn. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không tuyển nữ vì lúc bấy giờ không có phi công nữ nào cả. Đột nhiên tôi nhận ra rằng, cánh cửa trở thành phi công sao lại hẹp đến không ngờ", Ari Fuji kể với CNN. Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó bởi Ari Fuji thậm chí cũng không được nhận vào Đại học Hàng không dân dụng của Nhật Bản vì không đủ tiêu chuẩn chiều cao. Tuy nhiên, Ari Fuji không từ bỏ hy vọng. Cô quyết định ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội và cuối cùng đã đến Mỹ để học làm phi công. "Tôi không cho rằng cánh cửa cơ hội đã đóng lại. Tôi đã nghĩ rằng, nếu Nhật Bản không phải là nơi phù hợp thì tôi có thể ra nước ngoài học", Ari Fuji chia sẻ.
Nữ cơ trưởng lái máy bay thương mại đầu tiên của Nhật Bản Ari Fuji (bên trái). Ảnh: CNN
Sau khi tốt nghiệp ở Mỹ, Ari Fuji quay về Nhật Bản để thử vận may trở thành phi công lái máy bay thương mại. "Nhiều phi công nam nói rằng, tôi không thể trở thành phi công ở Nhật Bản, nhất là một phi công lái máy bay thương mại. Tôi cũng không bao giờ hỏi họ lý do, nhưng tôi nghĩ họ nói vậy chỉ bởi vì khi đó không có phi công nào là nữ", Ari Fuji cho biết.
Cuối cùng, Ari Fuji được nhận vào tập sự ở Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines. Cơ hội này đã "dọn đường" để Ari Fuji làm nên lịch sử khi vào năm 2010, cô trở thành nữ cơ trưởng lái máy bay thương mại đầu tiên của Nhật Bản. Ari Fuji chia sẻ rằng, kể từ khi làm cơ trưởng, cô đã thấy ngày càng có thêm nhiều phụ nữ Nhật Bản trở thành phi công, cũng như thăng tiến trong những lĩnh vực khác. Hiện tại, ngoài vị trí cơ trưởng, Ari Fuji còn tự hào khi là một giáo viên huấn luyện bay, có nhiệm vụ tham gia đào tạo các thế hệ phi công tiếp theo của đất nước Mặt trời mọc. "Tôi muốn các học viên biết rằng, giới tính không phải là vấn đề quan trọng. Khi tôi trở thành cơ trưởng, có nhiều thông tin cho rằng, trước đó tôi chắc hẳn đã đạt thành tích gì đó rất xuất sắc. Tôi rất ngạc nhiên là chuyện một phụ nữ trở thành cơ trưởng lại thu hút nhiều sự quan tâm đến vậy. Tôi chỉ nghĩ là mình đã góp phần lan tỏa thông điệp rằng, phụ nữ cũng có thể làm phi công", Ari Fuji chia sẻ./.
VŨ HOÀNG
Theo qdnd.vn
Ít ai biết trên thế giới có nữ phi công không tay... lái máy bay Sinh ra đã không có tay, nhưng Jessica Cox không ngừng ước mơ được trở thành phi công và cuối cùng điều ước của cô cũng trở thành sự thật. Đôi khi chúng ta cảm thấy thất vọng vì không thành công. Chúng ta cũng có thể sẽ không đạt được một mục tiêu nào đó hay chúng ta thường đổ lỗi cho...